Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu ở Lâm trường Lập Thạch - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện công tác kế toán Nguyên vật liệu ở Lâm trường Lập Thạch



Từ năm 1989 đến nay do cơ chế quản lý Nhà nước thay đổi, chuyển từ hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công tác sản xuất kinh doanh của Lâm trường được vận dụng một cách linh hoạt vào điều kiện, khả năng thực tế của đơn vị. Nguồn vốn kinh doanh của lâm trường chủ yếu thực hiện bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi.
Hiện nay, mọi chỉ tiêu như: Trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng, doanh thu đều do Lâm trường xây dựng kế hoạch dựa trên cơ sở khả năng hiện có của đơn vị. Cụ thể:
Về trồng rừng: Căn cứ vào số diện tích đất trồng có khả năng trồng rừng hiện có của đơn vị.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ặc bảng tổng hợp chứng từ gốc)
- Hóa đơn (GTGT)
- Phiếu nhập, phiếu xuất…
Sổ (thẻ) kế toán chi tiết NVL
Các NKCT liên quan (NKCT:1;2;3;4…)
Bảng phân bổ số 2
Bảng tổng hợp chi tiết NVL
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (cuối kỳ)
Quan hệ đối chiếu
Bảng kê số 3
NKCT số 7
Sổ cái TK 152
Bảng kê số 4;5;6
Báo cáo
kế toán
Phần II: Tình hình thực tế công tác kế toán vật liệu ở Lâm trường lập thạch
I. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của đơn vị ảnh hưởng đến công tác kế toán kế toán nvl.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
a.Lịch sử hình thành và phát triển
Lập thạch là một huyện miền núi của tỉnh Vĩnh Phúc, với 36 xã trong toàn huyện có tới 3/4 diện tích là đất đồi núi. Số diện tích này trước đây chủ yếu là rừng tự nhiên, có nhiều loại gỗ lớn. Để lấy gỗ phục vụ cho các nhu cầu xã hội Nhà nước đã tổ chức các công trường chuyên làm nhiệm vụ khai thác gỗ. Với tình hình tổ chức lao động như vậy năng suất lao động rất thấp, hiệu quả kinh tế không cao.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về việc mở rộng quy mô sản xuất, ngày 01/10/1968 ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc ra quyết định số 200/QĐ-UB về việc sát nhập ba công trường khai thác gỗ là:
- Công trường khai thác gỗ Lãng Công - huyện Lập Thạch.
- Công trường khai thác gỗ Ngọc Mỹ - huyện Lập Thạch.
- Công trường khai thác gỗ Vĩnh Ninh - huyện Lập Thạch.
Ba công trường này sát nhập với tên gọi là: Lâm trường Lập Thạch. Lúc này Lâm trường Lập Thạch trực thuộc công ty Lâm nghiệp Vĩnh Phúc. Trụ sở chính của Lâm trường (văn phòng giao dịch) đóng tại xã Xuân Hòa - huyện Lập Thạch - tỉnh Vĩnh Phúc (nay là Thị trấn Lập Thạch - huyện Lập Thạch - Vĩnh Phúc). Với tổng diện tích đất lâm trường Lập Thạch được giao quản lý (theo quyết định số 200/QĐ-UB ngày 01/10/1968 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc) là: 1.367,52 ha.
Số diện tích đất Lâm trường Lập Thạch được giao quản lý, sử dụng nằm trên địa bàn 12 xã phía Bắc của huyện Lập Thạch, với nhiều dân tộc khác nhau sống trên địa bàn.
Nhiệm vụ chủ yếu của Lâm trường lúc này là: Khai thác các loại gỗ rừng tự nhiên, bảo vệ số diện tích rừng hiện có và trồng rừng lên số diện tích đất trống do Lâm trường đang được giao quản lý.
Khi mới thành lập nhìn chung Lâm trường gặp rất nhiều khó khăn, đặc biệt là công tác quản lý. Do địa bàn quản lý rộng, phức tạp, trình độ dân trí quá thấp, mà mọi chỉ tiêu Lâm trường phải thực hiện đều do cấp trên giao kế hoạch, do đó việc thực hiện các nhiệm vụ của Lâm trường mang lại hiệu quả không cao.
Ngày 26/5/1988 thực hiện quyết định số 323/QĐ-UB của ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên doanh nghiệp, theo quyết định này Lâm trường Lập Thạch đổi tên thành: Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch và trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Vĩnh phúc.
Cùng với sự thay đổi chung của đất nước, chuyển từ cơ chế hạch toán bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch với nhiệm vụ chính lúc này là trồng rừng nguyên liệu giấy, khai thác gỗ nguyên liệu giấy. Ngoài ra Xí nghiệp còn kết hợp sản xuất kinh doanh Lâm - Nông - Công nghiệp.
Nhìn chung khi chuyển sang cơ chế thị trường, xí nghiệp đã mở rộng ngành nghề kinh doanh, phần nào đã nâng cao được đời sống cán bộ CNV trong đơn vị.
Ngày 29/10/1992 thực hiện quyết định số 1404/QĐ-UB của UBND tỉnh Vĩnh Phú về việc đổi tên doanh nghiệp, theo quyết định này: Xí nghiệp Lâm - Nông - Công nghiệp Lập Thạch đổi tên thành Lâm trường Lập Thạch, trực thuộc Sở Nông - Lâm nghiệp Vĩnh Phú.
Thực hiện chủ trương của Nhà nước về việc: Quy hoạch 6 tỉnh phía Bắc là vùng sản xuất Nguyên liệu giấy để cung cấp gỗ nguyên liệu giấy cho nhà máy giấy Bãi Bằng. Ngày 07/02/1996, UBND tỉnh Vĩnh Phú có quyết định số 228/QĐ-UB chuyển giao Lâm trường Lập Thạch từ Sở Nông - Lâm nghiệp Vĩnh Phú quản lý sang cho công ty Nguyên liệu giấy Vĩnh Phú quản lý.
Tháng 07 năm 2005 theo QĐ số 2375 của chính phủ về việc chuyển đổi hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước theo mô hình công ty mẹ , công ty con. Thực hiện QĐ số1.375 ngày 25/06/2005 của tổng công ty giấy việt nam Lâm trường lập thạch lại trực thuộc tổng công ty giấy việt nam kể từ ngày 01/07/2005
b.Ngành nghề kinh doanh
Với đặc thù riêng của ngành sản xuất lâm nghiệp: Chu kỳ sản xuất dài, đối với rừng nguyên liệu giấy một chu kỳ sản xuất từ khi trồng rừng đến khi khai thác là 8 năm. Với hiện trạng đất đai do Lâm trường Lập Thạch đang quản lý, sử dụng (thể hiện qua biểu 1a).
Biểu 1a: Hiện trạng tài nguyên rừng và đất rừng của Lâm trường Lập Thạch đang quản lý sản xuất.
Chỉ tiêu
ĐVT
Diện tích
Ghi chú
I. Tổng diện tích đất lâm trường đang quản lý
Ha
1.367,52
1. Đất lâm nghiệp
Ha
1.448,35
- Rừng gỗ nguyên liệu
Ha
979,30
- Rừng phòng hộ
Ha
66,10
- Đất chưa có rừng
Ha
302,95
2. Đất khác
Ha
19,17
- Đất vườn ươm
Ha
1,35
- Đất thổ cư
Ha
19,92
Do đó ngành nghề kinh doanh của Lâm trường hàng năm là:
- Gieo ươm, tạo cây giống, trồng rừng gỗ nguyên liệu giấy từ 154ha - 270ha.
- Khai thác gỗ rừng trồng nguyên liệu giấy của Lâm trường (đối với số diện tích rừng trồng hàng năm đến tuổi khai thác). Với khối lượng gỗ khai thác hàng năm từ 1.400 tấn đến 3.200 tấn, để bán gỗ nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng.
- Tổ chức thu mua, tiêu thụ các loại lâm sản cho nhân dân trong địa bàn, hàng năm thu mua tiêu thụ từ 2700 tấn đến 3.500 tấn gỗ nguyên liệu.
c.Vốn kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Hiện nay vốn đầu tư chủ yếu của Lâm trường bằng nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi (theo văn bản số 250/BKH-NN-TH ngày 18/11/1995 của Bộ kế hoạch và đầu tư “Về việc thực hiện lãi xuất ưu đãi với trồng rừng nguyên liệu giấy và gỗ trụ mỏ”.
Với đặc thù riêng của ngành Lâm nghiệp, chu kỳ sản phẩm từ khi trồng đến khi thu hoạch là rất dài, do đó vốn kinh doanh của Lâm trường đầu tư hàng năm được tăng lên, nhưng tăng chủ yếu từ nguồn vốn vay. Cụ thể vốn kinh doanh của Lâm trường thể hiện qua 3 năm gần đây như sau: (Biểu 1b)
Biểu1b: Nguồn vốn kinh doanh của Lâm trường Lập Thạch.
Đơn vị tính: đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
1. Vốn cố định
356.135.867
9,78
416.083.867
8,89
433.773.779
6,5
- Ngân sách
132.638.612
132.638.612
132.638.612
- Tự bổ sung
223.497.255
283.445.255
301.135.167
2. Vốn lưu động
3.285.067.241
90,22
4.262.454.624
91,11
6.306.816.482
93,5
- Ngân sách
20.209.015
20.209.015
20.209.015
- Tự bổ sung
16.520.000
16.520.000
16.520.000
- Vay vốn TD ưu đãi
3.248.338.226
4.225.725.609
6.270.087.467
Tổng cộng
3.641.203.108
100
4.678.538.491
100
6.740.590.261
100
d. Thị trường tiêu thụ
Lâm trường Lập Thạch với nhiệm vụ chủ yếu là trồng rừng nguyên liệu giấy, khai thác - thu mua - tiêu thụ gỗ nguyên liệu giấy trên địa bàn, do đó thị trường tiêu thụ của Lâm trường có thể nói là ổn định, đó là cung cấp gỗ Nguyên liệu giấy cho Nhà máy giấy Bãi Bằng, và một phần rất nhỏ cung cấp ra thị trường để phục vụ cho nhu cầu khác của xã hội.
Kết quả một số hoạt đ
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status