Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng công thương chi nhánh Ba Đình



MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại. 3
1.1.1.Hoạt động cho vay của NHTM nói chung 3
1.1.2. Hoạt động cho vay theo dự án của NHTM: 4
1.2. THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM: 6
1.2.1. Thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 6
1.2.1.1 Khái niệm và mục đích: 6
1.2.1.2. Nội dung thẩm định dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 7
1.2.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 8
1.2.2.1 Khái niệm và mục đích của công tác thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 8
1.2.2.2 Sự cần thiết phải tiến hành thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 9
1.2.3. Nội dung thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của NHTM: 11
1.2.3.1 Thẩm định tổng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư của dự án: 11
1.2.3.2 Thẩm định kế hoạnh doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án: 14
1.2.3.3 Thẩm định dòng tiền hàng năm của dự án: 16
1.2.3.4. Thẩm định các chỉ tiêu tài chính của dự án: 18
1.2.3.5 Thẩm định rủi ro dự án: 25
1. 3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 28
1. 3.1. Khái niệm. 28
1. 3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 29
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tài chính dự án của ngân hàng thương mại. 31
1.3.3.1. Các nhân tố chủ quan. 31
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan. 33
 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 35
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Công thương Ba Đình. 35
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình. 35
2.1.2. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHCT chi nhánh Ba Đình năm 2005. 37
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình. 39
2.2.1. Quy trình cho vay theo dự án tại chi nhánh. 39
2.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh. 41
2.2.3. Tình hình thẩm định và cho vay theo dự án trong thời gian qua. 42
2.2.3.1. Số dự án thẩm định và cho vay 42
2.2.3.2. Tình hình dư nợ và nợ quá hạn trong cho vay dự án. 42
2.2.4.Thẩm định tài chính : “Dự án đầu tư hoàn thiện trung tâm in công nghệ cao năm 2005” của Công ty in và văn hoá phẩm. 42
2.2.4.1. Giới thiệu về dự án. 42
2.2.4.2 Giới thiệu về chủ đầu tư. 43
Nguồn : Phòng khách hàng 1 NHCTBĐ 45
2.2.4.3 Nhu cầu của doanh nghiệp. 46
2.2.4.4 .Phần thẩm định tài chính dự án của cán bộ tín dụng. 46
2.3.1 Những kết quả đạt được. 54
2.3.2 Một số hạn chế. 55
2.3.3. Những nguyên nhân gây ra hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT Ba Đình. 57
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH 62
3.1.Định hướng cho hoạt động của chi nhánh NHCT Ba Đình. 62
3.1.1.Định hướng chung: 62
3.1.2. Một số định hướng cho công tác thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. 64
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại NHCT chi nhánh Ba Đình. 65
3.2.1. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định tài chính dự án. 65
3.2.2.Tăng cường thu thập, phân tích thông tin liên quan đến việc thẩm định dự án đầu tư: 66
3.2.2.1. Thu thập đầy đủ thông tin về khách hàng. 67
3.2.2.2.Thiết lập một hệ thống thu thập và lưu trữ thông tin. 68
3.2.3. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định tài chính dự án. 69
3.2.3.1.Thẩm định tổng vốn đầu tư, chi phí và doanh thu của dự án. 69
3.2.3.2.Xác định lãi suất chiết khấu và thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả dự án 71
3.2.3.3. Tăng cường phân tích độ nhạy của dự án. 74
3.2.4. Những giải pháp hỗ trợ về thẩm định. 75
3.2.5. Nhóm giải pháp về tổ chức điều hành của ngân hàng đối với hoạt động thẩm định dự án: 76
3.3. Một số kiến nghị để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại chi nhánh NHCT Ba Đình. 77
3.3.1.Về phía Nhà nước và các Bộ, ngành 77
3.3.2. Đối với NHNN 78
3.3.3 Đối với chủ đầu tư. 78
KẾT LUẬN 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tổ chức điều hành mạnh, phát huy được tối đa năng lực sáng tạo của cá nhân và sức mạnh tập thể sẽ nâng cao được chất lượng thẩm định.
1.3.3.2 Các nhân tố khách quan.
* Từ phía doanh nghiệp.
Hồ sơ dự án mà chủ đầu tư trình lên là cơ sở quan trọng để ngân hàng thẩm định. Do đó trình độ lập hồ sơ dự án của chủ đầu tư yếu kém sẽ ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định của ngân hàng. Phải kéo dài thời gian phân tích, tính toán thu thập thêm thông tin. Đặc biệt với các doanh nghiệp Việt Nam , khả năng tiềm lực tài chính cũng như trình độ quản lý rất hạn chế đưa lại rủi ro lớn cho ngân hàng- người cho vay phần lớn vốn đầu tư vào dự án.
Ngoài ra tính trung thực của các thông tin do chủ đầu tư cung cấp về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng thẩm định tài chính của ngân hàng.
* Môi trường kinh tế.
Mức độ phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia quy định năng lực, kinh nghiệm phổ biến của chủ thể trong nền kinh tế, quy định độ tin cậy của các thông tin do đó ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định. Nền kinh tế chưa phát triển, cơ chế chính sách thiếu đồng bộ cùng với sự bất ổn của các điều kiện kinh tế vĩ mô đã hạn chế việc cung cấp thông tin sát thực phản ánh đúng diễn biến mối quan hệ thị trường, những thông tin về dự báo nền kinh tế... Đồng thời các định hướng chính sách phát triển kinh tế xã hội theo vùng ngành chưa được xây dựng một cách cụ thể đồng bộ và ổn định cũng là một yếu tố rủi ro trong phân tích, chấp nhận hay phê duyệt dự án.
* Môi trường pháp lý.
Những khiếm khuyết trong tính hợp lý đồng bộ và hiệu lực các văn bản pháp lý của nhà nước đều tác động xấu đến chất lượng thẩm định. Ví dụ sự mâu thuẫn chồng chéo của các văn bản pháp lý nói chung và các văn bản pháp lý đối với ngành ngân hàng nói riêng đều ảnh hưởng xấu đến quy trình thẩm định và qua đó ảnh hưởng xấu đến chất lượng thẩm định.
CHƯƠNG II.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG BA ĐÌNH
2.1. Giới thiệu về ngân hàng Công thương Ba Đình.
2.1.1 Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình.
Chi nhánh Ngân hàng Công thương chi nhánh Ba Đình ra đời từ năm 1959, lúc thành lập được gọi là Chi điếm Ngân hàng Ba Đình trực thuộc ngân hàng Hà Nội và đặt tại phố Đội Cấn Hà Nội.
Khi mới thành lập chi nhánh Ngân hàng Công thương khu vực Ba Đình được giao nhiệm vụ: Vừa xây dựng cơ sở vật chất vừa củng cố tổ chức và hoạt động ngân hàng. Lúc này hoạt động mang tính cung ứng cấp phát theo chỉ tiêu kế hoạch được giao của nhà nước với mục tiêu hoạt động mang tính bao cấp, không lấy lợi nhuận làm mục tiêu, hoạt động theo mô hình quản lý một cấp theo nghị định 163/CP được Hội Đồng chính phủ ban hành ngày 16/6/1977. Mô hình này được duy trì từ khi thành lập cho đến tháng 7/1988 thì kết thúc.
Ngày 1/7/1988, theo nghị định 53 của Hội đồng bộ trưởng( hiện nay đổi thành Chính Phủ) ngành ngân hàng chuyển từ cơ chế quản lý hành chính kế hoạch sang hạch toán kinh tế theo mô hình quản lý ngân hàng hai cấp. Các ngân hàng thương mại quốc doanh lần lượt ra đời hoạt động theo mục tiêu lợi nhuận và an toàn. Nghị định 53/HĐBT đã góp phần hình thành mô hình ngân hàng mới đem lại hình thức mới trong lĩnh vực hoạt động và chu chuyển vốn. Trong bối cảnh chuyển đổi đó, NH Ba Đình cũng đã được chuyển đổi thành một chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh với tên gọi NHCT khu vực BA Đình trực thuộc ngân hàng Công thương thnàh phố Hà Nội. Hoạt động kinh doanh mang tính kinh doanh thực sự, thông qua việc thay đổi phong cách giao tiếp phục vụ, lấy lợi nhuận làm mục tiêu kinh doanh, cùng với việc đa dạng hoá các loại hình kinh doanh dịch vụ, khai thác mở rộng thị trường, đưa thêm các dịch vụ mới vào kinh doanh.
Từ năm 1988 đến năm 1993, chi nhánh NHCTBĐ hoạt động theo mô hình quản lý NHCT ba cấp: Trung ương- Thành phố- Quận dẫn đến việc quản lý cồng kềnh chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của NHCT Ba Đình phụ thuộc hoàn toàn vào NHCT Hà Nội, các cách và nghiệp vụ kinh doanh chưa được triển khai có hiệu quả, cùng những khó khăn của những năm đầu chuyển đổi mô hình kinh tế theo đường lối đổi mới của Đảng nên hoạt động của NHCT chi nhánh Ba Đình đi đến kém hiệu quả, không phát huy được thế mạnh và ưu thế của một chi nhánh NHTM trên địa bàn thủ đô. Trước những khó khăn vướng mức từ mô hình tổ chức quả lý, cũng như từ cơ chế, bắt đầu từ 1/4/1993, NHCT Việt Nam thí điểm mô hình tổ chức hai cấp : Cấp TW- Cấp Quận. Cùng với việc đổi mới và tăng cường công tác cán bộ, NHCT khu vực Ba Đình đã có sức bật mới, hoạt động theo một mô hình NHTM đa năng, có đầy đủ năng lực, uy tín để tham gia cạnh tranh một cách tích cực trên thị trường, nhanh chóng tiếp cận thị trường và không ngừng đổi mới, hoàn thiện để thích nghi với cơ chế thị trường. Trong công tác xây dựng, ổn định mô hình tổ chức, chi nhánh luôn coi trọng đội ngũ cán bộ, luôn bồi dưỡng nâng cao phẩm chất năng lực chuyên môn, năng lực điều hành và coi đó là nhiệm vụ trung tâm hàng đầu. Cụ thể: chi nhánh đã tự sưu tầm tài liệu tự tổ chức các lớp học tại chỗ hay ngoài giờ làm việc, người biết kèm người chưa biết, người có kinh nghiệm truyền đạt cho người mới vào nghề. Công tác đào tạo nghiên cứu, học tập của mỗi cán bộ viên chức chi nhánh đã thực sự có ý nghĩa thiết thực, tạo điều kiệ cho đội ngũ cán bộ viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ trên vị trí công tác được phân công làm nòng cốt xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh toàn diện, hoàn thành tốt những nhiệm vụ kinh doanh trong những năm sau này.
Sau năm 1993, hoạt động kinh doanh tại chi nhánh đã có những thuận lợi nhất định. Sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên giữa chi nhánh với các NHCT cùng hệ thông nhằm khai thác ưu thế từng đơn vị với mục tiêu cùng xây dựng và phát triển thị trường,. Về mô hình tổ chức, số cán bộ viên chức đã được tăng thêm cả về số lượng và chất lượng.
Chi nhánh NHCT Ba Đình hiện nay được đặt tại 142 phố Đội Cấn, bộn máy hoạt động có trên 300 cán bộ, nhân viên( trong đó có trên 85% có trình độ đại học và trên đại học, 10% có trình độ trung cấp và đang đào tạo đại học, còn lại là lao động giản đơn) với 12 phòng nghiệp vụ, 1 phòng giao dịch, 11 quỹ tiết kiệm hoạt động trên một địa bàn rộng lớn trải trên các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Tây Hồ). Trong hoạt động kinh doanh NHCT khu vực Ba Đình không ngừng phát triển theo hướng “Ổn định- An toàn- Hiệu quả và phát triển” cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động, cũng như về cơ cấu tổ chức. Từ năm 1995 đến nay chi nhánh luôn được NHCT Việt Nam công nhận là chi nhánh suất sắc trong hệ thống NHCT Việt Nam; năm 1998 được nhân bằng khen của thủ tướng chính phủ; năm 1999 vinh dự được chủ tịch nước tặng thưởng huân chương lao động hạng ba; và liên tục trong các năm 2002 – 2004 được nhiều bằng cấp khen thưởng của: Chủ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status