Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định



 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 4
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
1.1 Khái quát chung về hoạt động cho vay của NHTM 4
1.1.1 Các hoạt động cơ bản của NHTM 4
1.1.2. Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 7
1.2. Cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 10
1.2.1. Đặc điểm và vai trò của doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 10
1.2.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 13
1.2.2.1. Các hình thức cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 13
1.2.2.2. Quy trình cho vay của ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 17
1.3. Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của NHTM 22
1.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của ngân hàng thương mại 22
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu 24
1.3.2.1. Các nhân tố thuộc về NHTM 24
1.3.2.2. Các nhân tố ngoài ngân hàng 27
CHƯƠNG 2 30
THỰC TRẠNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 30
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và hoạt động của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 30
2.1.1 Lịch sử hình thành 30
2.1.2 Khái quát hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 31
2.2. Thực trạng cho vay đối với doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 37
2.2.1. Khái quát các Doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Bình Định 37
2.2.2 Thực trạng cho vay đối với các Doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định 43
2.2.2.1 Khái quát tình hình cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định 43
2.2.2.2 Phân tích tình hình mở rộng cho vay đối với DN CBGXK tại NHĐT Bình Định 45
2.3 Đánh giá thực trạng cho vay đối với Doanh nghiệp CBGXK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định. 55
2.3.1 Kết quả đạt được 55
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 57
2.3.2.1. Hạn chế 57
2.3.2.2 Nguyên nhân của hạn chế 58
CHƯƠNG 3 64
GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CBGXK TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN BÌNH ĐỊNH 64
3.1 Dự báo nhu cầu vốn vay và định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại NHĐT Bình Định trên địa bàn của tỉnh trong thời gian tới 64
3.1.1 Định hướng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Chi nhánh NHĐT Bình Định trong thời gian tới 64
3.1.2 Định hướng phát triển ngành gỗ xuất khẩu và dự báo nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp CBGXK BĐ trong thời gian tới 65
3.1.2.1 Định hướng phát triển ngành gỗ xuất khẩu Bình Định trong thời gian tới 65
3.1.2.2 Dự báo nhu cầu vốn vay của các doanh nghiệp CBGXK trên địa bàn tỉnh Bình Định trong giai đoạn 2005 - 2010 67
3.2 Giải pháp mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp CBGXK tại Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bình Định 68
3.2.1 Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng, cán bộ nghiệp vụ thanh toán quốc tế 68
3.2.2 Hoàn thiện các cách thanh toán quốc tế 70
3.2.3 Phát triển đồng bộ các dịch vụ ngân hàng hiện đại 74
3.2.4 Áp dụng đa dạng các biện pháp đảm bảo tiền vay 76
3.2.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ ngân hàng 78
3.2.6 Hoàn thiện công tác Marketing trong Chi nhánh 80
3.3. Các kiến nghị 83
3.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước 84
3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam 84
3.3.3 Kiến nghị đối với các doanh nghiệp 86
KẾT LUẬN 89
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


.273.370
2.916.765
- Vốn chủ sở hữu (tr.đồng)
171.454
193.324
289.571
340.729
492.295
665.568
- Nợ phải trả (triệu đồng)
332.808
499.697
927.768
1270.636
1780.655
2.251.197
+ Vay nợ ngân hàng
242.041
337.391
717.168
977.368
1.394.254
1.772.848
+Phải trả khác
90.767
112.576
210.600
293.268
386.402
478.349
- Nguồn vốn trung bình (tr.đồng)
18.009,36
15.316,45
25.361,23
29.840,09
37.882,50
31.703,97
Nguồn: Cục thống kê Bình Định
Nguồn vốn đầu tư trung bình của các doanh nghiệp cũng tăng dần qua các năm, với tốc độ tăng bình quân 23,81%/năm. Tuy qui mô vốn bình quân tăng nhưng vốn chủ sở hữu không tăng và chiếm tỷ trọng bé trong tổng nguồn vốn: trung bình vốn chủ sở hữu chiếm 30,7% so với tổng nguồn vốn (ta có thể thấy rõ tình hình này qua biểu đồ 2.2). Nguồn vốn còn lại của doanh nghiệp chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay. Điều này xuất phát từ đặc điểm riêng của các doanh nghiệp CBGXK đó là nguyên liệu gỗ vẫn chiếm 60% - 70% giá thành sản phẩm nên các doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều cho vốn lưu động, do đó áp lực vay vốn rất cao.
Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn của các Doanh nghiệp CBGXK
Đặc điểm sản xuất của Doanh nghiệp CBGXK
Sản phẩm của doanh nghiệp là các sản phẩm được chế biến từ gỗ bao gồm: bàn, ghế ngoài trời, giường, tủ, và đồ nội thất bằng gỗ; thị trường đầu ra của sản phẩm là các nước: Mỹ, Nhật và EU. Tỷ lệ gỗ trên sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp vẫn chiếm gần 100%, nguyên liệu gỗ vẫn chiếm gần 60% đến 70% giá thành sản phẩm, giá kim loại chiếm khoảng 5% (ốc, vít), vật liệu nhựa đóng gói chiếm 1%, còn lại là các chi phí khác. Tuy nhiên, hiện tại các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu không hoàn toàn được chủ động về nguyên liệu gỗ đầu vào, hầu hết nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu từ nước ngoài, gần 80% gỗ nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài, còn lại trong nước đáp ứng khoảng 20% nhu cầu nguyên liệu gỗ cho sản xuất của các doanh nghiệp. Như vậy, việc nhập khẩu nguyên liệu và không được chủ động trong nguyên liệu đầu vào buộc các doanh nghiệp CBGXK phải dự trữ nguyên liệu đầu vào cho nhu cầu sản xuất, do đó nhu cầu vốn lưu động rất lớn, cần vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu này.
Quá trình sản xuất sản phẩm gỗ cũng đòi hỏi các yêu cầu về mặt kỹ thuật rất cao. Để có thành phẩm đúng qui cách, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng thì quá trình sản xuất phải tuân theo một qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt và quản lý theo các tiêu chuẩn như ISO 9000-2001. Chỉ cần một chi tiết trong lô hàng không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay chất lượng như đã định trong hợp đồng thì khách hàng sẽ không chấp nhận lô hàng đó. Hơn nữa, do yêu cầu của về bảo vệ môi trường buộc các doanh nghiệp phải sử dụng gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC). Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp CBGXK phải có đội ngũ công nhân kỹ thuật giỏi và đội ngũ quản lý kinh doanh nhanh nhạy, am hiểu thị trường.
Các doanh nghiệp CBGXK không thực hiện sản xuất liên tục, mà sản xuất theo thời vụ, thường là được nghỉ vào mùa hè, đây là tính mùa vụ đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam sang EU vì sản phẩm gỗ của ta xuất sang thị trường EU vẫn chủ yếu là đồ gỗ ngoài trời. Do đó, công nhân hầu hết không có lương hay có lương không đáng kể trong mùa này trừ một số doanh nghiệp có hợp đồng trái vụ. Đây là một khó khăn của các doanh nghiệp CBGXK, các doanh nghiệp có thể thiếu công nhân trong mùa sản xuất hay khi có những đơn hàng lớn.
Hoạt động xuất nhập khẩu của Doanh nghiệp CBGXK
Năm 2004, mặt hàng hàng gỗ xuất khẩu đạt trên 126,85 triệu USD, tăng gấp 1,73 lần năm 2003 (73,36 triệu USD), chiếm 43,43% tổng kim ngạch xuất khẩu cả tỉnh, và bằng 12,03% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ tòan quốc (1.054 triệu USD); năm 2005 kim ngạch xuất khẩu là 161,53 triệu USD, tăng 27,34% so với năm 2004; trong 6 tháng đầu năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 96,43 triệu USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2005. Trong đó có nhiều doanh nghiệp đạt giá trị xuất khẩu cao như: DNTN Duyên Hải, tổng công ty PISICO, công ty TNHH Tiến Đạt, công ty TNHH Quốc Thắng, công ty XNK Bình Định, công ty TNHH Mỹ Tài, công ty TNHH Đại Thành, công ty TNHH Hòang Anh, công ty Phú Tài.
Bảng 2.4: Kim ngạch XNK của các Doanh nghiệp CBGXK BĐ
Thông số
Năm
2003
2004
2005
6 tháng 2006
- Xuất khẩu
Giá trị (triệu USD)
73,36
126,85
161,53
96,43
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
41,06%
72,91%
27,34%
19,40%
- Nhập khẩu gỗ nguyên liệu
Giá trị (triệu USD)
31,41
94,211
103,02
60,42
Tỷ lệ tăng so với năm trước (%)
361,98%
199,94%
9,35%
17,30%
Nguồn: Sở thương mại tỉnh Bình Định
Bên cạnh những kết quả về xuất khẩu sản phẩm trên thì các doanh nghiệp CBGXK cũng là những doanh nghiệp nhập khẩu với giá trị lớn. Trong 2 năm 2003 và 2004 kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp tăng nhanh hơn kim ngạch xuất khẩu (năm 2003 kim ngạch xuất khẩu tăng 41,06% trong khi đó kim ngạch nhập khẩu tăng 361,98%, năm 2004 tương ứng là 72,91% và 199,94%) bởi vì gỗ nguyên liệu trong nước không còn đáp ứng đủ nên phải chuyển sang nhập khẩu, hơn nữa giá nguyên liệu gỗ nhập khẩu liên tục tăng do nhu cầu thị trường tăng, trong khi đó giá sản phẩm gỗ xuất khẩu lại không tăng hay tăng rất ít, do đó năm 2005 và 6 tháng đầu năm 2006 kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu gỗ cũng tăng gần tương ứng như kim ngạch xuất khẩu (bảng 2.4).
Thời gian qua, các doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu của tỉnh đã tăng cường đầu tư cho công tác tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu có thế mạnh của Bình Định là bàn, ghế ngoài trời, giường, tủ và nội thất bằng gỗ, được tiêu thụ mạnh trên nhiều thị trường như: Mỹ, Pháp , Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển, Tây Ban Nha, New Zealand, Australia,... nhờ thực hiện tốt công tác thị trường, trong năm qua đã có trên 70% doanh nghiệp chủ động tổ chức sản xuất liên tục trong năm. Có thể nói, đây là thành công lớn nhất, yếu tố quyết định tạo nên sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng lâm sản của tỉnh trong năm qua. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng rất chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng lực quản lý. Toàn tỉnh có hơn 40 doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu được cấp chứng chỉ COC theo tiêu chuẩn quốc tế, nhiều doanh nghiệp áp dụng quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9000-2001 và sử dụng nguồn gỗ nhập khẩu có nguồn gốc được khai thác trong các khu rừng được quản lý bền vững (FSC). Các doanh nghiệp đã đầu tư cho công tác xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, mở trang web và thực hiện giao dịch mua bán qua hệ thống thông tin nối mạng, tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế về ngành hàng để quảng bá giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm cơ hội đầu tư.
Việc cung ứng nguyên liệu gỗ đầu vào là vấn đề quan tâm hàng đầu. Trong năm, các doanh nghiệp tập trung khai thác các thị trường nguyên liệu gỗ lớn như: châu Phi, Nam Mỹ, New Zealand, Myanmar.. và đã nhập khẩu trên 236.000 m3 gỗ quy tròn các loại để chế biến xuất khẩu. Nhờ nắm được đơn hàng, các doanh nghiệp đã chủ động mua dự trữ lượng nguyên liệu gỗ hợp lý để tổ chức hoạ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status