Phép biện chứng duy tâm của hêghen và vai trò của nó đối với sự ra đời của triết học mác - pdf 23

Chia sẻ với các bạn tiểu luận triết học

LỜI MỞ ĐẦU
Triết học được ra đời cùng với các hệ thống lý luận ban đầu của con người từ khoảng thế kỷ VIII – VI TCN và không ngừng thay đổi, phát triển để phù hợp với từng giai đoạn lịch sử khác nhau, hướng đến giải quyết những vấn đề lịch sử được đặt ra. Vào cuối thời cận đại, khác với các nước Anh, Pháp đã có nền tảng chủ nghĩa tư bản vững chắc, nước Đức vẫn còn là một nước phong kiến và chịu ảnh hưởng từ các nước Anh, Pháp về nhiều mặt cùng với sự ra đời của giai cấp tư sản Đức thúc đẩy sự hình thành và phát triển mạnh mẽ triết học cổ điển Đức trên lập trường duy tâm. Đỉnh cao của triết học cổ điển Đức là triết học Hêghen. Hêghen xem triết học của mình là “khoa học của các khoa học” - được xem là hệ thông triết học đồ sộ nhất và cuối cùng trong lịch sử triết học. Hêghen đã trở thành một trong những bộ óc bách khoa toàn thư vĩ đại nhất trong lịch sử triết học. Dù mang nhiều hạn chế nhưng triết học Hêghen đã có một cống hiến vĩ đại cho kho tàng tư tưởng chung của nhân loại – phép biện chứng tư duy – cội nguồn của triết học Mác sau này. Bài tiểu luận tập trung xoay quanh phép biện chứng duy tâm của Hêghen, nêu bật lên những mâu thuẫn của lớp vỏ duy tâm thần bí với hạt nhân khoa học biện chứng sống động trong triết học Hêghen từ đó nói lên vai trò của nó với sự ra đời triết học Mác, Mác và Ăngghen đã vận dụng kế thừa và cải tạo triệt để phép biện chứng duy tâm Hêghen theo tinh thần duy vật của triết học Phoiơbắc, xây dựng hoàn chỉnh phép biện chứng duy vật trong thế giới quan duy vật biện chứng, hình thức phát triển cao hơn của chủ nghĩa duy vật cũng như của phép biện chứng. Phần đầu bài tiểu luận sẽ giới thiệu tổng quan về hoàn cảnh lịch sử của sự hình thành và phát triển triết học Hêghen. Sau đó là nội dung chính của phép biện chứng duy tâm Hêghen và phần cuối là phân tích vai trò của nó trong sự ra đời triết học Mác.
Cuối cùng, người viết xin gửi lời Thank chân thành đến Thầy Bùi Văn Mưa đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn trong suốt quá trình học và các thầy cô trong Tiểu ban triết học, thuộc khoa lý luận chính trị, trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh đã biên soạn bộ tài liệu Triết học, phần I – Đại Cương về lịch sử triết học là nguồn tài liệu chính cùng với sách “Lútvích Phoiơbắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức” (1886 ) của Ph. Ăngghen giúp hoàn thành bài tiểu luận này.


1. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ RA ĐỜI, PHÁT TRIỂN TRIẾT HỌC CỦA HÊGHEN.
1.1. Điều kiện lịch sử.
Vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, các nước Anh, Mỹ, Pháp, Ý… đã lần lượt thực hiện thành công cách mạng tư sản, phá hủy tận gốc chế độ phong kiến, cách mạng công nghiệp ở các nước này cũng đạt được những thành tựu nhất định. Trong khi đó, nước Đức (Vương quốc Phổ) vẫn còn là một quốc gia phong kiến mặc dù đã đi vào thời kỳ suy yếu từ khi vua Friedrich Wilhelm II lên ngôi(1786) với nhiều chính sách phản cách mạng,tuy lạc hậu về nhiều mặt so với các nước phương Tây, yếu kém về kinh tế và suy nhược về chính trị, họ lại có đời sống văn hóa tinh thần khá phong phú, giai cấp tư sản Đức cũng đang được hình thành, nhưng còn rất yếu và rời rạc nên họ chỉ cố thực hiện cách mạng tư tưởng một cách ôn hòa chứ không mạnh mẽ, dứt khoát như Pháp. Đồng thời, tầng lớp trí thức Đức đã được ảnh hưởng rất nhiều về tình cảm đến sự sáng tạo từ các thành tựu văn hóa, nghệ thuật rực rỡ cũng như tinh thần của cách mạng tư sản Pháp. Từ những tác phẩm sáng tạo ra đời của các nhà trí thức Đức bấy giờ đã làm họ thêm tự hào về bản thân, tôn vinh cả dân tộc Đức, đề cao trí tuệ dân tộc, nhưng họ vẫn chưa đủ sức làm cách mạng thật sự. Do được hình thành và phát triển trong những điều kiện trên mà triết học cổ điển Đức chứa đựng nét đặc thù riêng.
1.2. Sơ lược về triết học cổ điển Đức.
Triết học cổ điển Đức tiếp tục phát huy truyền thống duy lý phương Tây, phát triển quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”. Triết học cổ điển Đức phát triển nhanh và bao trùm mọi lĩnh vực hoạt động của con người với vai trò là cơ sở lý luận. Những phát minh công nghiệp đương thời chứng tỏ tồn tại nhiều hạn chế trong phép siêu hình máy móc của nền triết học duy vật thế kỷ XVII-XVIII, nhưng do nổ lực khắc phục những hạn chế siêu hình này mà triết học cổ điển Đức rơi vào chủ nghĩa duy tâm thần bí với lý luận rằng tính biện chứng sống động chỉ là bản tính của tinh thần còn bản thân giới tự nhiên thì phi biện chứng. Tuy vậy, một trong những thành tựu lớn nhất của triết học cổ điển Đức là đã kế thừa, phát triển và xây dựng phép biện chứng như một học thuyết triết học về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển của thế giới từ các tư tưởng biện chứng chất phát quý báo trong di sản triết học nhân loại, mà người hoàn thiện nó chính là Phrieđrích Hêghen (1770-1831).
Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức được khởi đầu từ Imanuen Cantơ (1724-1804), ông là một trong những nhà triết học vĩ đại của nhân loại, người đã đặt cơ sở lý luận ban đầu cho nền triết học cổ điển Đức và cũng là tiền đề cho lý luận của triết học mácxít. Sau này, Giôhan Gốtliếp Phíchtơ (1762-1814) đã kế tục sự nghiệp của Cantơ, khi chuyển sang lập trường duy tâm khách quan, ông coi cái tui tuyệt đối không phải là một cá nhân tuyệt đối mà chỉ là tồn tại thuần túy hay ý thức thuần túy, tức cái tuyệt đối. Phrieđrích Vinhem Giôdép Senlinh (1775-1854) đã dựa vào ý tưởng này của Phíchtơ để phát triển nội dung chủ đạo trong triết học đồng nhất của ông, chống lại quan điểm máy móc siêu hình thời cận đại, ông khẳng định sự phát triển của giới tự nhiên cũng chính là sự phát triển của cái tinh thần. Triết học Senlinh trong thời kỳ đầu có ảnh hưởng lớn đến Hêghen, từ đó, Hêghen đã tìm tòi nghiên cứu triết học và trở thành nhà triết học vĩ đại nhất, người đã hoàn chỉnh nền triết học duy tâm khách quan biện chứng cổ điển Đức. Sau Hêghen, Lútvích Phoiơbắc (1804 - 1872) – nhà triết học duy vật duy nhất của triết học cổ điển Đức – đã làm sống lại chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII, làm sinh động thêm thế giới quan duy vật khoa học lúc bấy giờ, nhưng với tư duy siêu hình, ông đã phủ nhận toàn bộ hệ thống triết học duy tâm của Hêghen mà không nhận ra được hạt nhân duy lý- phép biện chứng tư duy trong đó. Công việc này đã được hoàn thành sau này bởi Mác và Ăngghen. Triết học cổ điển Đức có những đóng góp to lớn với sự phát triển văn hóa- khoa học nhân loại, đóng góp lớn nhất là đóng góp về phép biện chứng gắn liền với tên tuổi của Hêghen, đóng góp thứ hai là đóng góp về thế giới quan duy vật (chủ nghĩa duy vật) gắn liền với tên tuổi của Phoiơbắc. Và đây cũng chính là tiền đề lý luận trực tiếp của triết học Mác nói riêng và chủ nghĩa Mác nói chung.


fWjZiHmd9YLN0O1
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status