Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010 - pdf 23

Download miễn phí Chuyên đề Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xã Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương từ năm 2005 - 2010



Chương 1: Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất.
I) Tổng quan chung:
1) Khái niệm và đặc điểm, tính chất của quy hoạch sử dụng đất:
1.1) Khái niệm.
1.2) Tính chất.
2) Cỏc loại hỡnh quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam.
3) Sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất:
4) Nhận thức về đánh giá quy hoạch sử dụng đất cấp xó:
II) Đánh giá những căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cấp xó:
1) Căn cứ pháp lý.
2) Định hướng phát triển kinh tế - xó hội, quốc phũng, an ninh.
3) Yêu cầu bảo vệ môi trường, yêu cầu bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
4) Hiện trạng quỹ đất đai và nhu cầu sử dụng đất.
5) Phát triển dân số.
6) Kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạh sử dụng đất kỳ trước.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng dất đai cấp xó theo cỏc bước thực hiện quy hoạch:
7) Đánh giá công tác chuản bị và điều tra cơ bản.
1.1) Đánh giá yêu cầu, mục đích và phê duyệt dự án.
1.2) Đánh giá về công tác tổ chức và chuẩn bị triển khai.
1.3) Đánh giá công tác điều tra cơ bản.
8) Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường tác động đến việc sử dụng đất đai.
9) Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xó hội tỏc động đến việc sử dụng đất đai của xó.
10) Đánh giá tỡnh hỡnh quản lý, hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai 5 – 10 năm.
11) Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và giải pháp thực hiện.
12) Xây dựng báo cáo thuyết minh tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trỡnh duyệt.
IV) Các phương pháp đánh giá quy hoạch:
13) Phương pháp kết hợp đinh tính và định lượng.
14) Phương pháp kết hơp vĩ mô và vi mô.
15) Phương pháp cân bằng tương đối.
16) Các phương pháp toán kinh tế, dự báo và ứng dụng công nghệ tin học trong quy hoạch sử dụng đất.
Chương II: Đánh gia quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:
I) Tổng quan điều kiện tự nhiên – kinh tế - xó hội:
1) Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
1.1) Điều kiện tự nhiên
1.2) Tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan và môi trường.
2) Thực trạng phỏt triển kinh tế xó hội:
2.1) Tăng trưởng kinh tế, chuyển dich cơ cấu kinh tế.
2.2) Thực trạng của các ngành nông lam ngư nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.
2.3) Dân số và nguồn lao động.
2.4) Cơ sở hạ tầng.
3) Tỡnh hỡnh quản lý, hiện trạng sử dụng đất.
3.1) Tỡnh hỡnh quản lý đất đai.
3.2) Qũy đất và cơ cấu quỹ đất thời kỳ 2000 – 2005.
3.3) Hiện trạng sử dụng đất đai và biến động đất đai thời kỳ 2000 – 2005.
4) Tiềm năng đất đai và định hướng sử dụng đất.
II) Dự án quy hoạch sử dụng đất đai thời kỳ 2005 – 2010.
1) Phương án chung sử dụng đất đai toàn xó Cao Thắng giai đoạn 2005 – 2010.
2) Biến động đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.
3) Bố trí sử dụng đất đai trong giai đoạn 2005 – 2010.
3.1) Đất nông nghiệp.
3.2) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.
3.3) Đát lâm nghiệp.
3.4) Đất chuyên dùng.
3.5) Đất khu dân cư nông thôn.
3.6) Đất chưa sử dụng.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng:
1) Căn cứ xây dựng quy hoạch của xó.
2) Đánh gía nội dung, phương án quy hoạch.
2.1) Đất nông nghiệp.
2.2) Đất lâm nghiệp.
2.3) Đất chuyên dùng.
2.4) Đất đô thị.
2.5) Đất khu dân cư nông thôn.
2.6) Đất chưa sử dụng.
III) Đánh giá quy hoạch sử dụng đất đai xó Cao Thắng - Huyện Thanh Miện - Tỉnh Hải Dương:
1) Đánh giá cănh cứ xây dụng quy hoạch xó
2) Đánh giá nội dung quy hoạch sử dụng đất của xó.
2.1) Đất nông nghiệp.
2.2) Đất lâm ghiệp.
2.3) Đất chuyên dùng.
2.4) Đất đo thị.
2.5) Đất khu dân cư nông thôn.
2.6) Đất chưa sử dụng.
3) Xét duyệt thông qua phương án.
4) Tổ chức thực hiện quy hoạch.
Chương III: Các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao tính khả thi của quy hoạch cấp xó.
I) Cơ sở pháp lý và thực tiễn đũi hỏi nõng cao tớnh khả thi quy hoạch sử dụng đất cấp xó.
1) Quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước có liên quan đén đổi mới và nâng cao tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xó.
2) Chính sách đất dai và những quy định về quy hoạch sử dụng đất cấp xó trong thời kỳ mới.
II) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng và tính khả thi của quy hoạch sử dụng đất cấp xó.
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ây của xã, không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc chủ động tưới tiêu cho diện tích gieo trồng mà còn thuận lợi cho phát triển vận tải đường sông.
Có thể nhận định đất đai, địa hình, khí hậu như vậy cho phép xã phát triển nền nông nghiệp theo hướng sản xuất chuyên canh và thâm canh tăng vụ và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
1.2. Các nguồn tài nguyên:
1.2.1. Tài nguyên đất:
Đất của xã Cao Thắng hình thành trên nền Biển cũ được hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ phù sa. Đa số đất canh tác thích hợp cho trồng lúa và có khả năng thâm canh tăng vụ, thích hợp với nhiều loại cây trồng khác nhau.
Có thể nói phần lớn diện tích đất canh tác của xã là đất Gley trên nền phèn, cùng kiệt dinh dỡng, chua và rất chua. Bên cạnh đó, quỹ đất của xã đặc biệt là quỹ đất nông nghiệp có một số diện tích đất trũng thường xuyên bị úng ngập cho hiệu quả kinh tế thấp khi trồng lúa và ngày càng có xu hướng thu hẹp lại do áp lực phát triển kinh tế xã hội. Đây là một trong những trở ngại không nhỏ trong sử dụng đất bảo vệ môi trường.
1.2.2. Tài nguyên nước:
Về nước mặt: Chủ yếu lấy từ sông Cửu An qua hệ thống trạm bơm, kênh dẫn của xã được cứng hóa cơ bản đến các xứ đồng. Ngoài ra nước mặt còn đóng vai trò quan trọng cho sinh hoạt và sản xuất của xã.
Về nước ngầm: Chưa có tài liệu nghiên cứu cụ thể mà thông qua khảo sát các giếng đào của hộ gia đình cho thấy nguồn nước ngầm của xã tương đối dồi dào và nông, các giếng đào có độ sâu 3 - 4 m, giếng khoan tầng chứa nước nằm ở độ sâu 30 - 60 m. Đây là tầng có thể khai thác mức tốt nhất vừa đảm bảo trữ lượng, tuy nhiên chất lượng nước không đảm bảo cho sinh hoạt, ăn uống.
1.2.3. Tài nguyên nhân văn:
Cao Thắng là một xã có bề dày lịch sử hình thành và phát triển với quá trình hình thành và phát triển của vùng đồng bằng, của nền văn minh lúa nước. Dân cư sống quần tụ theo thôn xóm với những đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam đó là: Yêu nước, tự hào, tự cường dân tộc, cần cù chịu khó lao động, dũng cảm mưu trí trong chiến đấu, yêu thương con ngời, hiếu học, tôn sư trọng đạo, coi trọng hiền tài..
Trong suốt chiều dài lịch sử của đất nước, Hải Dương nói chung và Cao Thắng nói riêng đã có nhiều người con ưu tú của xã tham gia đóng góp công sức và không ít trong số đó đã hy sinh cho nền độc lập dân tộc. Trong lao động sản xuất, họ là những người cần cù, sáng tạo đã để lại cho hậu thế những công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật cao.
Kế thừa và phát huy truyền thống cha ông xa, ngày nay Đảng bộ, nhân dân Cao Thắng đang ra sức phấn đấu vươn lên, khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của mình xây dựng được môi trường văn hoá lành mạnh, các tệ nạn xã hội căn bản được đẩy lùi, ngăn chặn kịp thời sự xâm nhập các văn hoá phẩm xấu không còn cơ hội trỗi dậy. Việc cưới hỏi ma chay, lễ hội vào nề nếp theo nếp sống văn hóa. Đến nay xã đã xây dựng được 1 thôn đạt danh hiệu thôn văn hoá trong tổng số 5 thôn.
1.3. Cảnh quan môi trường:
Nhìn chung môi trường sinh thái huyện Thanh Miện nói chung và Cao Thắng nói riêng khá trong lành, tuy nhiên hiện nay vấn đề rác thải sinh hoạt cần được quan tâm. Xã chưa có bãi thải tập trung tại các thôn nên chất thải sinh hoạt thải ra môi trường tự nhiên một cách tự phát, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tự nhiên và mỹ quan của làng xã. Bên cạnh đó quá trình sử dụng thuốc và phân hóa học trong sản xuất nông nghiệp còn nhiều gây ảnh hưởng xấu đến môi trường đất, nước.
2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
2.1. Tăng trưởng kinh tế
Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đảng và Nhà nước từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý, điều tiết của Nhà nước. Uỷ ban nhân dân xã đã sớm cụ thể hóa Nghị quyết của Đảng, của chính quyền các cấp đặc biệt là Nghị quyết của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân xã thành các chương trình, kế hoạch tổ chức thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh ở địa phơng nhằm biến chủ trương chính sách của Đảng, của Hội đồng nhân dân xã thành hiện thực. Nhờ vậy mà nền kinh tế của xã có sự chuyển biến rõ rệt và thu được nhiều thành tựu đáng kể. Tổng thu nhập hàng năm, thu nhập bình quân đầu người đều tăng, góp phần cải thiện đáng kể đời sống của nhân dân.
Tổng trị thu từ ngành trồng trọt của xã trong 5 năm qua (2000-2005) đạt 14,27 tỷ đồng/năm tăng bình quân đạt 7,8%/năm.
2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế:
Cao Thắng là một xã thuần nông, nông nghiệp là ngành sản xuất chính, mang lại nguồn thu nhập chủ yếu của ngời dân (trong tổng số 4828 lao động thì lao động nông nghiệp chiếm khoảng 92%). Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ chậm phát triển.
2.2.1. Khu vực kinh tế nông nghiệp:
Ngành nông nghiệp của xã Cao Thắng giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế, là nguồn thu nhập chính của đại bộ phận dân cư. Trong những năm gần đây mức tăng trưởng tương đối ổn định cùng với sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tạo ra nguồn nông sản tập trung, có chất lượng cao. Cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng chăn nuôi, giảm tỷ trọng trồng trọt.
* Trồng trọt:
Trong những năm qua, bằng sự cố gắng của toàn Đảng bộ và nhân dân trong xã, quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đã có những chuyển biến tích cực. Toàn xã đã chuyển dịch được 32,30 ha ruộng cấy lúa có hiệu qủa kinh tế thấp sang lập vườn trồng cây ăn quả, xây dựng chuồng trại chăm nuôi và đào ao nuôi trồng thuỷ sản. Những diện tích đa vào chuyển đổi bước đầu thu được những kết quả đáng mừng, tạo được sự chuyển biến tích cực trong đời sống nhân dân. Như vậy có thể thấy diện tích cây lúa đang có xu hướng giảm để nhường chỗ cho các hoạt động nông nghiệp có hiệu quả kinh tế cao hơn.
Tổng diện tích gieo trồng bình quân hàng năm đạt 856,00 ha trong đó diện tích chuyên trồng lúa đạt bình quân là 776,00 ha với năng suất trung bình là 122,74 tạ/ha/năm.
* Chăn nuôi
Có bước phát triển khá, tổng đàn bò năm 2002 là 246 con, năm 2005 là 274 con, bình quân tăng 10 con/năm. Đàn lợn nhìn chung ổn định trong 5 năm qua ở mức 2.000 con/năm. Đàn gia cầm ổn định trong 5 năm qua ở mức 31.000 con/năm
Tổng giá trị thu được từ ngành chăn nuôi đạt bình quân 3,04 tỷ đồng/năm, tăng 17,2% so với năm 2000. Chiếm tỷ trọng 22,88% trong giá trị sản suất nông nghiệp.
Từ những số liệu trên cho thấy chăn nuôi của xã phát triển mạnh kể cả về số lượng và chất lượng, đã xuất hiện những hộ chăn nuôi với số lượng lớn theo quy mô công nghiệp. Công tác thú y được coi trọng hàng năm, triển khai tổ chức tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh nên đã hạn chế được dịch bệnh lớn xảy ra nh dịch lở mồm long móng, dịch cúm gia cầm...
* Nuôi trồng thủy sản:
Diện tích nuôi thả cá của xã là 29,03 ha chủ yếu là các ao hồ nhỏ, thùng đào, thùng đấu được cải tạo tại các cánh đồng và một số diện tích do chuyển đổi cơ cấu c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status