Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Hà Nội - pdf 23

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰA ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG 3
1.1. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng thương mại 3
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư 3
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư 4
1.1.3. Phân loại dự án đầu tư: 5
1.2. Thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 6
1.2.1. Khái niệm thẩm định tài chính dự án 6
1.2.2. Nội dung thẩm định tài chính dự án 7
1.2.2.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư, cơ cấu nguồn vốn của dự án 7
1.2.2.2. Thẩm định về dự trù doanh thu, chi phí của dự án 9
1.2.2.3. Thẩm định dòng tiền của dự án 11
1.2.2.4. Thẩm định lãi suất chiết khấu 14
1.2.2.5. Thẩm định rủi ro của dự án 17
1.2.3. Phương pháp thẩm định tài chính dự án 19
1.2.3.1. Phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV) 19
1.2.3.2. Phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ ( IRR) 20
1.2.3.3. Chỉ số lợi nhuận ( PI) 22
1.2.3.4. Phương pháp thời gian hoàn vốn đầu tư (PP) 23
1.3. Chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 24
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án 24
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tài chính dự án 26
1.3.2.1. Các chỉ tiêu định tính: 26
1.3.2.2. Các chỉ tiêu định lượng : 27
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng thẩm định TCDA 31
1.4.1. Các nhân tố chủ quan 31
1.4.2. Các nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 35
2.1. Khái quát về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 35
2.1.1 Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 35
2.1.2 Thực trạng hoạt động kinh doanh tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội 37
2.1.2.1 Huy động vốn 37
2.1.2.2 Hoạt động cho vay và đầu tư 39
2.1.2.3 Các hoạt động dịch vụ khác 45
2.1.2.4 Kết quả kinh doanh 46
2.2. Thực trạng chất lượng thẩm định TCDA tại SHB 48
2.2.1 Quy trình thẩm định dự án tại SHB 48
2.2.2 Nội dung thẩm định tài chính dự án tại SHB 50
2.2.3 Thời gian thẩm định 52
2.2.4 Nợ xấu và nợ quá hạn 53
2.3. Ví dụ về thẩm định dự án tại SHB 54
2.1. Đánh giá chung 60
2.3.1 Những kết quả đạt được 60
2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 61
2.3.2.1 Hạn chế: 61
2.3.2.2 Nguyên nhân 66
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TCDA TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI 70
3.1. Định hướng công tác thẩm định TCDA đầu tư tại SHB 70
3.1.1. Định hướng trong hoạt động cho vay của SHB 70
3.1.2. Quan điểm về chất lượng thẩm định dự án tại SHB 71
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định TCDA trong hoạt động cho vay tại SHB 71
3.2.1. Nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng thẩm định TCDA: 71
3.2.2. Hoàn thiện công tác tổ chức thẩm định TCDA 72
3.2.3. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định 73
3.2.4. Nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin phục vụ công tác thẩm định 74
3.2.5. Hoàn thiện nội dung và phương pháp thẩm định TCDA 75
3.2.6. Tăng cường trang thiết bị và công nghệ phục vụ thẩm định dự án 78
3.3. Một số kiến nghị 79
3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ 79
3.3.2. Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước 80
KẾT LUẬN 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰA ÁN ĐẦU TƯ CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Hoạt động cho vay theo dự án đầu tư của ngân hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm về dự án đầu tư
Đầu tư là một hoạt động quan trọng của bất kỳ một chủ thể nào trong nền kinh tế. Đó là hoạt động bỏ vốn ra với hy vọng đạt được lợi ích tài chính, kinh tế xã hội trong tương lai. Ngày nay nhằm tối đa hóa hiệu quả đầu tư, các hoạt động này đều được thực hiện theo dự án.
Đứng trên các quan điểm khác nhau, có thể có các khái niệm khác nhau về dự án:
Theo quy định trong “ Quy chế đầu tư và xây dựng” của Chính phủ ban hành ngày 08 tháng 07 năm 1999 thì “ Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hay cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hay duy trì, cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm hay dịch vụ trong khoảng thời gian xác định (chỉ bao gồm các hoạt động đầu tư trực tiếp)”
Theo từ điển về quản lý dự án AFNOR, dự án là hoạt động đặc thù tạo nên một thực tế mới một cách có phương pháp với nguồn lực đã định.
Một cách tổng quát nhất, dự án có thể được hiểu là một tập hợp các hoạt động đặc thù liên kết chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau nhằm đạt được trong tương lai ý tưởng đã đặt ra (mục tiêu nhất định) với nguồn lực và thời gian xác định.
Dự án có vai trò rất quan trọng đối với các chủ đầu tư, các nhà quản lý và tác động trực tiếp tới quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nếu không có dự án, nền kinh tế sẽ khó nắm bắt được cơ hội phát triển.
• Đối với chủ đầu tư: Dự án là căn cứ quan trọng để quyết định bỏ vốn đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư và theo dõi quá trình thực hiện dự án.
• Đối với các nhà tài trợ: Dự án là căn cứ quan trọng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó đưa ra các quyết định có nên tài trợ hay không, và nếu tài trợ thì tài trợ ở mức độ nào.
• Đối với các nhà quản lý: Dự án là tài liệu quan trọng để để các cơ quan chức năng của Nhà nước phê duyệt và cấp giấy phép đầu tư.
1.1.2. Đặc trưng của dự án đầu tư
Xuất phát từ khái niệm của dự án, có thể nhận biết các đặc trưng cơ bản của dự án bao gồm:
• Dự án tồn tại trong một môi trường không chắc chắn
Môi trường triển khai dự án luôn luôn thay đổi, chứa đựng nhiều yếu tố bất định nên rủi ro khi thực hiện dự án thường rất lớn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công của dự án và là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý.

0RPe2v1163L9ZOA
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status