Thiết kế hệ thống xử lý nước thải sơn nước công suất 300m3/ngày đêm (kèm bản vẽ) - pdf 23

Tải miễn phí đồ án


Chương 1
TỔNG QUAN

1. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất sơn
1.1 Giới thiệu về ngành sơn ở Việt Nam:
Ngành sản xuất Sơn ở Việt Nam được hình thành từ những năm 30 của thế
kỷ XX, từ cơ sở là dầu thực vật như dầu lanh, dầu chẩu, dầu cao su sẵn có trong
nước. Thời kỳ này, sản lượng sơn còn ít, chủng loại hạn chế, sản phẩm chủ yếu là
sơn dầu, được cung cấp cho lĩnh vực xây dựng. Từ chỗ chỉ sản xuất được một vài
loại sơn thông dụng, chất lượng thấp, đến nay, ngành sản xuất sơn của Việt Nam đã
có thể sản xuất được nhiều loại sơn đặc chủng, có chất lượng cao như sơn trang trí,
sơn dân dụng, sơn dầu, sơn nước, sơn nhũ tương, sơn bột, …và các loại sơn kỹ thuật
như sơn trong môi trường nước biển (sơn tầu biển, dàn khoan), sơn giao thông (sơn
mặt đường, sơn phản quang), sơn chống thấm, sơn chịu nhiệt.. phục vụ cho từng yêu
cầu đặc thù của khách hàng.
Những năm gần đây, nhờ thu hút đầu tư nước ngoài, ngành sản xuất sơn của
Việt Nam đã có bước phát triển vượt trội, nhiều hãng sơn nổi tiếng đã đầu tư vào
Việt Nam dưới hình thức liên doanh, 100% vốn nước ngoài hay chuyển giao công
nghệ. Các sản phẩm sơn của Việt Nam được sản xuất tập trung nhiều ở Thành phố
Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, tiếp theo là ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh và một số tỉnh miền trung như Thưà Thiên Huế, Đà nẵng, Khánh hoà.
Xu hướng phát triển ngành:
Lượng sơn tiêu thụ ở Việt Nam còn thấp, mới chỉ đạt từ 2,8kg/người/năm
(năm 2007). Trong khi đó, tại các nước phát triển như Úc và Nhất Bản bình quân
tiêu thụ là 9-12 kg/người/năm và các nước trong khu vực cũng đạt 4-5
kg/người/năm. Như vậy nhu cầu sơn của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng theo đà phát
triển kinh tế của đất nước. Thị trường ngành sơn năm 2007 đạt được 459 triệu USD
về giá trị và 247.000 tấn về sản lượng. Xu hướng tăng trưởng của ngành sơn của
Việt nam đã được khẳng định. Theo dự báo ngành sơn sẽ tiếp tục tăng trưởng trong
những năm tới.
1.2. Phân loại sơn:
 Sơn có thể phân loại dựa trên các yếu tố dưới đây:
• Phân loại theo công nghệ và nguyên liệu sử dụng: sơn nhũ tương (pha phân
tán là dung môi hữu cơ, thường gọi là sơn dung môi, pha phân tán là nước
thường gọi là sơn nước), sơn bột, sơn điện di kiểu anode, sơn đóng rắn bằng

MỤC LỤC

Chương 1 TỔNG QUAN . 3
1. Tổng quan về ngành công nghiệp sản xuất sơn 3
1.1 Giới thiệu về ngành sơn ở Việt Nam: 3
1.2. Phân loại sơn: . 3
1.3. Nguyên liệu sản xuất sơn . 4
1.4 Xử lý nước thải trong ngành sản xuất sơn nước: . 5
1.4.1 Quá trình sản xuất Sơn nước 5
1.4.2 Thuyết minh quy trình sản xuất: . 6
1.5 Nước thải trong sản xuất sơn nước 6
2. Mục tiêu của đồ án: . 7

Chương II QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ . 10
1. Giới thiệu các phương pháp xử lý đối với nước thải sản xuất sơn 10
1.1. Phương pháp keo tụ - tạo bông. 10
1.2. Phương pháp oxi hóa: 12
2. Lựa chọn công nghệ xử lý . 13
2.1. Yêu cầu công nghệ . 13
2.2 Sơ đồ quy trình công nghệ: 13
2.3 Thuyết minh quy trình công nghệ: 14

Chương 3 TÍNH TOÁN . 16
1. Các thông số đầu vào: . 16
2.Tính toán các công trình: . 17
2.1. Song chắn rác: . 17
2.1.1 Nhiệm vụ . 17
2.1.2 Tính toán 17
Bảng 3.2 Các thông số tính toán cho song chắn rác làm sạch bằng thủ công 17
2.2 Hố thu gom . 19
2.2.1. Nhiệm vụ 19
2.2.2. Tính toán . 19
2.3 Bể điều hòa: 20
2.3.1 Nhiệm vụ: 20
2.3.2. Tính toán: 20
2.4 Bể lắng 1: . 24
2.4.1 Nhiệm vụ: 24
2.4.2 Tính toán: . 24
2.5 Bể keo tụ - tạo bông: . 28
2.5.1 Nhiệm vụ: . 28
2.5.2 Tính toán: 28
2.5.2.1 Tính lượng axit H2SO4 cho vào bể. 28
2.5.2.2 Tính bể hoà trộn phèn nhôm 29
2.5.2.3. Tính lượng PAA cho vào bể 30
2.5.2.4. Bể trộn nhanh: . 31
2.5.2.5 Tính toán ống dẫn sang bể tạo bông : . 33
2.6. Bể lắng I sau keo tụ. 37
2.6.1 Nhiệm vụ: 37
2.6.2 Tính toán: . 37
2.7 Bể Oxi hóa Fenton 41
2.7.1 Nhiệm vụ: 41
2.7.2 Tính toán 41
2.7.2.1 Tính lượng axit H2SO4 cho vào bể. 41
2.7.2.2 Tính bể oxi hóa: 41
2.7.2.3 Tính toán thiết bị khuấy trộn: 42
2.8 Bể lắng trung hòa : . 43
2.8.1 Nhiệm vụ: . 43
2.8.2 Tính toán . 43
2.8.2.1 Tính kích thước bể 43
2.8.2.2 Tính toán lượng hóa chất (NaOH) cho vào bể lắng trung hòa. . 46
2.9 Bể aeroten 47
2.9.1 Nhiệm vụ . 47
2.9.2 Tính toán 47
2.9.2.1 Tính toán lượng chất dinh dưỡng bổ sung vào bể: 47
2.9.2.2 Tính toán bể Aerotank: 48
2.10 Bể lắng 2: . 57
2.10.1 Nhiệm vụ: 57
2.10.2 Tính toán: . 57
2.11 Bể nén bùn 61
2.11.1 Nhiệm vụ . 61
2.11.2 Tính toán 61

Chương IV TÍNH KINH TẾ . 64
Bảng 4.1: Chi phí đầu tư cho các hạng mục công trình và thiết bị 64
Bảng 4.2 Điện năng tiêu thụ trong một ngày 66
1. Chi phí xây dựng: . 67
2. Chi phí vận hành: 67
2.1. Chi phí điện năng: 67
2.2. Chi phí hóa chất: 67
2.3. Chi phí nhân công: . 67
2.4. Tổng chi phí cho 1 ngày vận hành: . 67
3. Chi phí xử lý cho 1 m3 nước thải: 67


6E012sCQhr0N8u5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status