Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản



MỤC LỤC
 Trang
 Lời Mở Đầu .2
NỘI DUNG .4
1.Khái niệm Thương Mại Quốc Tế 4
2.Thực trạng về vấn đề xuất khẩu thuỷ sản .5
2.1 Tình hình chung về thị trường Thế Giới .5
2.2 Tình hình trong nước .9
3. Những định chế của Nhật Bản về nhập khẩu thuỷ sản . 11
3.1 Qui định về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản .11
3.2 Về luật pháp .13
3.3 Những vấn đề quan tâm khi xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị
trường Nhật Bản .14
4. Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào thị trường Nhật Bản .16
4.1 Nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản Việt Nam .16
4.2 Những cơ hội và thách thức .17
4.3 Đánh giá kết quả đạt được từ trước tới nay và phương hướng trong
những năm tới .20
5. Giải pháp thúc đẩy phát triển xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vào
thị trường Nhật Bản .23
5.1 Tập trung vào một số mặt hàng chủ lực 23
5.2 Chú ý vấn đề vệ sinh thực phẩm .25
5.3 Lựa chọn kênh phân phối thích hợp .26
5.4 Chính phủ cần tạo ra một hành lang pháp lý thông thoáng .28
PHẦN KẾT LUẬN .30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ập khẩu được xác định là cần kiểm tra theo Luật kiểm dịch tại bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của trạm kiểm dịch để họ lấy mẫu. Chậm nhất là hai ngày kể từ ngày lấy mẫu, trạm kiểm dịch phải đưa ra quyết định của mình: nếu thuỷ sản nhập khẩu không có vi sinh gây ra bệnh dịch tả thì bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của trạm kiểm dịch sẽ thông báo cho người nhập khẩu để thực hiện thủ tục sau đó: kiểm tra vệ sinh thực phẩm ; nếu phát hiện vi sinh có gây ra bệnh dịch tả thì phải huỷ những sản phẩm không đạt yêu cầu này đi. Vì vậy vấn đề quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam là phải làm thế nào để hàng thuỷ sản không có vi sinh gây ra bệnh. Để làm được điều này, theo tui các doanh nghiệp Việt Nam cần thực hiện tốt các khâu trong vấn đề quản lý chất lượng va đảm bảo an toàn vệ sinh. Thực tế đã cho thấy nhờ quản lý tốt chất lượng ngay từ đầu của quá trình sản xuất hàng thuỷ sản Việt Nam nên mặc dù lượng hàng tăng nhưng lượng hàng không đạt chất lượng bị gác lại so với tổng lượng hàng qua kiểm tra giảm đi.
Cùng với sự ra đời của NAFIQACEN hệ thống kiểm tra và cấp giấy chứng nhận hàng hoá là các loại giống thuỷ sản, động vật, thực vật thuỷ sản sống, thức ăn cho nuôi thuỷ sản cũng được hình thành, cơ quan này được đặt tại cục BVNLTS và các chi cục BVNLTS địa phương. Việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận hàng hoá chuyên ngành này ngày càng đi vào nề nếp, về cơ bản, giống và thức ăn thuỷ sản dạng viên được kiểm soát. Riêng năm 1999, cục và các chi cục đã triển khai cấp đăng ký và kiểm soát chất lượng theo đăng ký cho 26 cơ sở sản xuất kinh doanh thức ăn hỗn hợp dạng viên với 7136 tấn thức ăn, kiểm tra, cấp giấy chững nhận thức ăn dạng viên.
Khi kiểm tra vệ sinh thực phẩm, bộ phận kiểm tra sẽ xử lý " tờ khai nhập khẩu thực phẩm", kiểm tra chứng từ ( kiểm tra xem liệu có vi phạm về vệ sinh thực phẩm hay không dựa vào tờ khai và các giấy tờ có liên quam khác, tình hình nhập khẩu sản phẩm có liên quan thời gian qua kể cả các vụ vi phạm, kết quả kiểm tra của các phòng thí nghiêm…). Nếu cần kiểm tra thì bộ phận này sẽ quy định phương pháp kiểm tra. Nếu bộ phận này kết luận là không cần kiểm tra thì tờ khai được đóng dấu " đã khai báo" và giao lại cho người nhập khẩu để họ bổ xung vào hồ sơ làm thủ tục hải quan.
Về kiểm tra, tuỳ vào từng trường hợp cụ thể, các giám định viên về vệ sinh thực phẩm của trạm kiểm dịch sẽ đến kho hàng nợ thuế hay bãi container để kiểm tra hàng tại chỗ. Nếu cần thiết, họ sẽ lấy mẫu và tiến hành kiểm tra tại các phòng thí nghiệm.
Những hàng hoá đã qua kiểm tra và đóng dấu " đã khai báo" sẽ được đóng dấu " đạt yêu cầu" và giao lại cho người nhập khẩu để họ làm thủ tục hải quan.
Trong trường hợp qua kiểm tra vệ sinh thực phẩm, hàng hoá không đạt yêu cầu sẽ được xử lý theo yêu cầu của trạm kiểm dịch theo các hướng: xuất trả lại người gửi, huỷ, tái chế cho đến khi đạt yêu cầu hay chuyển mục đích sử dụng.
Để đảm bảo hàng hoá của mình nhập khẩu nhanh chóng, các doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ khai thuê thực hiện các công việc nói trên. Nếu muốn tự mình thực hiện và để nắm cụ thể các quy định đối với từng chủng loại sản phẩm, doanh nghiệp có thể liên hệ trước với bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu của các trạm kiểm dịch hay hiệp hội an toàn thực phẩm nhập khẩu Nhật Bản và cung cấp các thông tin sau càng chi tiết càng tốt để được tư vấn: nguyên liệu, xuất xứ, công thức chế biến, loại và số lượng các phụ gia sử dụng, phương pháp hay quy trình chế biến và đóng gói bao bì.
Chúng ta đều biết rằng, hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản có tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị xuất khẩu thuỷ sản. Tuy vậy, muốn có uy tín và ảnh hưởng lớn trên thị trường này thì cũng giống như các sản phẩm khác công việc chính yếu phải làm là quảng cáo và giơi thiệu hàng thuỷ sản của Việt Nam trên thị trường Nhật Bản. Không giống như thị trường ở các quốc gia khác. Quy định về nhập khẩu thuỷ sản của Nhật Bản đã nêu rõ là các mặt hàng thuỷ sản nhập khẩu để tham gia hội trợ và không phải để bán thì tuỳ vào số lượng và chủng loại sản phẩm, cơ quan hải quan có thể yêu cầu người nhập khẩu chứng minh là hàng hoá ấy chỉ dùng để trưng bày. Quy định này rất khắt khe, để đảm bảo cho vấn đề an toàn vệ sinh hàng thuỷ sản, khi các doanh nghiệp có dự tính là sẽ phát miễn phí cho khách tham gia triển lãm thì vẫn phải tuân thủ quy trình nhập khẩu thuỷ sản. Các mặt hàng này vẫn cần trải qua các bước kiểm dịch rất cẩn thận trước khi có ý định " phát miễn phí" cho khách tham dự, hàng thuỷ sản vẫn phải áp dụng quy trình nhập khẩu thuỷ sản theo luật vệ sinh thực phẩm.
3.2. Về luật pháp.
Về cơ bản, trong năm nay sẽ không có sự thay đổi về luật lệ nhập khẩu vào Nhật Bản về các loại thuỷ sản và sản phẩm thuỷ sản tiêu thụ dưới dạng tươi sống so với Luật vệ sinh thực phẩm Nhật Bản ban hành ngày 5/3/1993 và các điều khoản bổ xung 9/1993. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra nhập khẩu thuỷ sản vào Nhật Bản là Bộ y tế và phúc lợi xã hội ngoài ra còn quy định bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn như HACCP, ISO, AFIQACEN…Vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP. Thứ nhất là để mở rộng thị trường, tăng bạn hàng, tăng uy tín. Thứ hai là hoàn thành mục tiêu 2005 có 100% doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thuỷ sản áp dụng quản lý chất lượng theo HACCP do Bộ thuỷ sản đề ra. Để đạt được điểm này các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam phải biết biến các tổ chức khác ( như KCS trước đây) thành các tổ chức không chỉ để kiểm tra chứng nhận mà có thể cung cấp thông tin, hỗ trợ kỹ thuật và nghiệp vụ cũng như thực hiện các dịch vụ về chất lượng và an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp.
Tiêu chuẩn chất lượng của hàng thuỷ sản nhập khẩu vào Nhật Bản là theo quy định của hợp đồng thương mại. Như vậy, ngay từ đầu, khi bắt đầu ký hợp đồng thương mại để buôn bán với Nhật Bản phải xác định rõ ràng những tiêu chuẩn chất lượng. Nếu trong hợp đồng có ghi rõ tiêu chuẩn chất lượng áp dụng theo cách nào thì khi nhập khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản phải áp dụng đúng các quy định đó, còn nếu không quy định thì cần áp dụng một tiêu chuẩn chất lượng hợp lý mà đã được quốc tế công nhận.
Các sản phẩm chế biến từ hàng thuỷ sản phải đảm bảo các yêu cầu giữ được mùi vị và màu sắc. Bao bì của những mặt hàng này phải ghi rõ ràng, cụ thể và nhất thiết phải có thời hạn sử dụng ghi rõ trên bao bì. Nguyên liệu để sản xuất ra mặt hàng đó cũng phải được thông báo một cách rõ ràng về nguồn gốc, xuất xứ, tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng …để đảm bảo không có vấn đề gì ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân khi sử dụng hàng hoá này.
Nghiên cứu các vấn đề trên chúng ta thấy rằng luật lệ về quản lý chất lượng hàng thuỷ sản nhập khẩ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status