Tổ chức công tác kế toán nhập – xuất nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí Hà Nội - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Tổ chức công tác kế toán nhập – xuất nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí Hà Nội



MỤC LỤC
 Trang
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về hạch toán nguyên vật liệu tại các doanh nghiệp sản xuất 3
I. Sự cần thiết phải tổ chức hạch toán nguyên vật liệu trong nền kinh tế thi trường 3
1. Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu đối với quá trình sản xuất 3
2. Yêu cầu của công tác quản lý nguyên vật liệu 4
3. Nhiệm vụ của kế toán nguyên vật liệu 5
II. Phân loại và đánh giá nguyên vật liệu 5
1. Phân loại nguyên vật liệu 5
2. Đánh giá nguyên vật liệu 6
III. Kế toán chi tiết nguyên vật liệu 9
1. Yêu cầu hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 9
2. Chứng từ và sổ kế toán sử dụng 10
3. Các phương pháp hạch toán chi tiết nguyên vật liệu 11
IV. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu 14
1. Kế toán tổng hợp nhập, xuất nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX 14
2. Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK 22
V. Hệ thống sổ kế toán áp dụng 23
1. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chung 23
2. Hình thức kế toán Nhật ký Sổ cái 24
3. Hình thức sổ kế toán Chứng từ ghi sổ 25
4. Hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ 26
VI. Tổ chức công tác kế toán nhập xuất NVL trong điều kiện áp dụng máy vi tính 27
Chương II: Thực trạng về công tác kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí Hà nội 30
I. Khái quát chung tình hình hoạt động và phát triển của Công ty cơ khí Hà nội 30
1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cơ khí Hà nội 30
2. Đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 32
3. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty 36
4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cơ khí Hà nội 37
II. Thực trạng tổ chức kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty Cơ khí Hà nội 39
1. Công tác tổ chức quản lý chung về nguyên vật liệu ở Công ty 39
2. Thủ tục nhập, xuất kho nguyên vật liệu và hạch toán ban đầu 45
3. Tổ chức hạch toán chi tiết nhập xuất nguyên vật liệu tại Công ty 50
4. Kế toán tổng hợp nhập, xuất kho nguyên vật liệu 54
4.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên vật liệu 54
4.2. Kế toán tổng hợp xuất nguyên vật liệu 67
Chương III: Một số ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty Cơ khí Hà nội 70
I. Nhận xét chung về công tác kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty Cơ khí Hà nội 70
II Một số ý kiến, đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở Công ty cơ khí Hà nội 73
1. Công ty nên áp dụng phần mềm kế toán vào công tác kế toán 73
2. Sử dụng phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ 74
3. Khắc phục một số trường hợp khi nguyên vật liệu về đến Công ty nhưng nhân viên tiếp liệu không làm thu tục nhập kho 75
4. Lập biên bản kiểm nghiệm sau khi kiểm tra số lượng và chất lượng NVL nhập kho 76
5. Hạch toán giá trị NVL sử dụng vượt định mức cho phép và NVL mua ngoài kém phẩm chất 77
6. Tiến hành phân tích chi phí NVL trong giá thành của từng loại sản phẩm 78
7. Lập kế hoạch dự trữ NVL 78
Kết luận 80
Tài liệu tham khảo 81
Mục lục 82
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


từ xưởng đúc nhưng chỉ là phôi thép tiến hành ra công các chi tiết máy công cụ.
Phân xưởng cơ khí: nhận phôi sản phẩm gang từ xưởng đúc, đồng thời nhận phôi sản phẩm thép từ xưởng AL&NL tiến hành gia công tinh các chi tiết máy công cụ. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các chi tiết mà có thể được chế tạo bằng một hay một số phương pháp công nghệ phức tạp như tiện, phay, bào, roa,...
Kết thúc giai đoạn này các chi tiết sản phẩm đã được hoàn thành chuyển cho bộ phận lắp ráp, tiến hành lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh.
Bộ phận lắp ráp nhận các chi tiết hoàn chỉnh từ phân xưởng cơ khí hay một số chi tiết đã được hoàn chỉnh từ xưởng AL&NL tiến hành lắp ráp thành sản phẩm máy công cụ hoàn chỉnh.
Việc chuyển bán thành phẩm từ xưởng này qua xưởng khác có thể là trực tiếp hay có thể thông qua kho bán thành phẩm.
Các sản phẩm hoàn thành trước khi nhập kho đều phải chuyển qua phòng quản lý chất lượng (KCS) để kiểm tra chất lượng.
Có thể khái quát quy trình sản xuất sản phẩm máy công cụ của Công ty như sau:
NVL
Gang
Cơ khí
AL & NL
Lắp ráp
Đúc
Thép
Sơ đồ 8: Sơ đồ khái quát quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ
Nhập kho thành phẩm
4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty Cơ khí Hà Nội
4.1 Mô hình tổ chức của bộ máy kế toán.
Bộ máy kế toán của Công ty hình thành và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của Công ty. Trong 3 năm từ năm 1988 đến năm 1990, Công ty đã giảm biên chế số lượng nhân viên kế toán và cho tới nay có 16 cán bộ kế toán trình độ đại học. Ngoài ra, Công ty còn tổ chức thêm kế toán dưới các xưởng và đều là những người nắm vững chuyên môn. Đứng đầu bộ máy kế toán hiện nay là trưởng phòng kế toán (kế toán trưởng) chuyên làm nhiệm vụ giúp giám đốc công ty ký duyệt các hợp đồng kinh tế điều hành các công việc thuộc phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính, các thông tư, chỉ thị về kế toán đều được thông qua.
Công việc cụ thể của phòng kế toán như sau:
Thủ quỹ: làm nhiệm vụ cấp phát tiền, cân đối quỹ của Công ty.
Kế toán tiền mặt: Theo dõi tình hình thu, chi tiền mặt, phụ trách TK 111, 141,,
Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi tiền gửi ngân hàng về thu, chi hàng ngày, báo cáo ủy nhiệm chi, ủy nhiêm chi , theo dõi các khoản vay ngắn hạn , dài hạn, tính lãi tiền vay,...
Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuât, nhập vật tư, công cụ dụng cụ, bán thành phẩm, cả về số lượng, giá trị và chủng loại,...
Kế toán tiền lương: Có nhiệm vụ tính tiền lương thời gian và tiền lương sản phẩm. Trích các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo qui định. Tính các khoản phụ cấp tính theo lương và các khoản ngoài lương phải thanh toán,...
Kế toán TSCĐ, XDCB: quản lý theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ về nguyên giá, khấu hao, và giá trị còn lại, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao, chi phí XDCB theo đúng đối tượng,...
Kế toán tài khoản 331: Có nhiệm vụ quản lý hóa đơn, theo dõi công nợ phải trả tới từng nhà cung cấp, tới từng người bán,...
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí hát sinh rồi tính toán và phân bổ chi phí. Trên cơ sở đó tính giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ cho từng loại sản phẩm, từng đơn đặt hàng rồi nhập kho thành phẩm,...
Kế toán dự án: Quản lý các dự án và theo dõi quá trình thực hiện, cập nhập, tập hợp các chi phí rồi tính toán giá thành và quyết toán từng hạng mục, cuối kỳ lập báo cáo thực hiện dự án.
Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả: Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty,theo dõi tình hình công nợ phải thu tới từng khách hàng, lập bảng kê số 10, nhật ký chứng từ số 8,...
Kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp chung về vật liệu, công cụ dụng cụ, tiền lương, tài sản và giá thành sản phẩm,... để lập các báo biểu kế toán, bảng CĐKT, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh vào cuối mỗi quý, báo cáo chi phí theo yếu tố, lập bảng giải trình, bảnh quyết toán vào cuối mỗi năm để trình lên cơ quan cấp trên.
Nhân viên thống kê:
Bên cạnh các kế toán tại phòng Kế toán Thống kê Tài chính, để đảm bảo cho việc tập hợp báo cáo tình hình cấp trên đúng nội dung và thời gian qui định, Công ty tổ chức thêm một số nhân viên kế toán tại các xưởng sản xuất chính như: xưởng máy công cụ, xưởng đúc,... Kế toán xưởng trên cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh của phân xưởng mình đề nghị cung ứng vật liệu và lập bảng chấm công theo dõi thời gian lao động của công nhân, phiếu giao nộp sản phẩm được KCS kiểm nghiệm, bảng tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xưởng mình và nộp lên cho phòng kế toán vào cuối mỗi tháng để tổng hợp số liệu chung cho toàn Công ty.
Trưởng phòng kế toán
Thủ quỹ
Kế toán TK311
Kế toán Tiêu thụ
Kế toán Dự án
Thống kê
Kế toán Tiền mặt
Kế toán Vật tư
Kế toán TSCĐ, XDCB
Kế toán T. Lương
Kế toán CPSX, tính GTSP
Kế toán tổng hợp
Kế toán TGNH
Sơ đồ 9: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí Hà Nội
4.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Công ty Cơ Khí Hà Nội tổ chức công tác kế toán theo hình thức tập trung với nội dung: hợp nhất công tác kế toán, tài chính, thống kê vào 1 phòng Kế toán – Thống kê - Tài chính. Toàn bộ công tác kế toán, tài chính, thống kê được thực hiện từ khâu đầu cho đến khâu cuối trên phòng Kế toán- Thống kê - Tài chính.
Chức năng của phòng là giúp giám đốc chỉ đạo và thực hiện toàn bộ công tác tài chính, kế toán, thống kê theo quy định của nhà nước, tổ chức thu thập, xử lý cung cấp thông tin kinh tế phục vụ cho công tác quản lý. Qua đó kiểm tra quy trình thực hiện sản xuất kinh doanh của Công ty, giám đốc bằng đồng tiền việc sử dụng vốn, nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy thực hiện tốt chế độ hạch toán kế toán nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Hệ thống tài khoản kế toán tại Công ty được áp dụng theo chế độ kế toán, theo quyết định 1141/TC-QĐ/CĐTK ngày 01/11/95 của bộ tài chính. Hiện nay, Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và áp dụng hình thức Nhật ký - Chứng từ, tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, tính trị giá NVL xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn, kỳ kế toán là một tháng, vớí hệ thống sổ sách tương đối phù hợp theo chế độ qui định của công tác hạch toán ở Công ty và được tổ chức quy củ, rõ ràng, hoạt động rất có hiệu quả.
Với bộ máy kế toán như trên mỗi nhân viên đều cố gắng phát huy năng lực của bản thân để đảm bảo thực hiện công việc trôi chảy, nhanh chóng chính xác.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý công tác kế toán tại Công ty, Ban lãnh đạo Công ty đã và đang tiến hành nghiên cứu để ứngdụng đưa công nghệ quản lý thông tin trên máy vi tính bằng các phần mềm kế toán đặc trưng vào công ty một cách nhanh nhất có thể được. Giúp cho công tác quản lý kế toán được nhanh chóng chính xác kịp thời cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
II. thực trạng tổ chức kế toán nhập xuất nguyên vật liệu ở công ty cơ khí Hà Nội
1. Công tác tổ chức quản lý chung v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status