Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Xây dựng mô hình ghép cải tạo vườn cà phê vối kinh doanh bằng các tinh dòng cà phê vối chọn lọc trên địa bàn huyện Đăk Mil, tỉnh Đăk Lăk



MỤC LỤC ix
MỞ ĐẦU 1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục đích 3
3. Yêu cầu 4
4. Giới hạn đề tài 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Nguồn gốc, phân loại và đặc điểm di truyền của cà phê vối 5
1.2. Đặc điểm thực vật học và yêu cầu sinh thái của cà phê vối 9
1.3. Tình hình sản xuất cà phê vối trên thế giới và Việt Nam 12
1.4. Các nguồn gen phục vụ chọn tạo và các tiêu chuẩn chọn lọc đối với cà phê 15
1.5. Kết quả chọn tạo giống cà phê vối trên thế giới và ở Việt Nam 20
1.6. Ghép cà phê - một giải pháp tiến bộ ứng dụng thành tựu của chọn tạo giống trên thế giới và Việt Nam 26
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30
2.1. Thời gian, địa điểm, đối tượng nghiên cứu 30
2.2. Nội dung nghiên cứu 31
2.3. Các chỉ tiêu và phương pháp nghiên cứu 31
2.4. Phương pháp phân tích đất
2.5. Phương pháp xử lý số liệu 35
35
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 36
3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Mil 36
3.1.1. Vị trí địa lý 36
3.1.2. Địa hình, đất đai 36
3.1.3. Khí hậu thời tiết 37
3.2. Kết quả điều tra tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đăk Mil 41
3.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê toàn huyện 41
3.2.2. Kết quả điều tra các xã trồng cà phê trọng điểm thuộc huyện Đăk Mil 42
3.3. Kết quả xây dựng mô hình ghép cải tạo 45
3.3.1. Đặc điểm của các vườn cà phê vối xây dựng mô hình 46
3.3.2. Thời vụ cưa và ghép ở các vườn xây dựng mô hình 48
3.3.3. Các tinh dòng cà phê vối và cây thực sinh trồng thay thế trong mô hình nghiên cứu 51
3.3.4. Tỷ lệ gốc ghép sống sau 30, 60 ngày 52
3.3.5. Tỷ lệ gốc ghép sống có lá biểu hiện bất thường và biện pháp khắc phục 56
3.3.6. Sinh trưởng của các tinh dòng cà phê vối ghép cải tạo qua các giai đoạn 58
3.3.7. Tốc độ tăng trưởng các chỉ tiêu sinh trưởng 72
3.3.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép cải tạo sau 18 tháng 76
3.3.9. Thời kỳ chín của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc ghép trên địa bàn huyện Đăk Mil 78
3.3.10. Bệnh gỉ sắt 80
3.3.11. Phẩm cấp hạt của các tinh dòng cà phê vối chọn lọc sau ghép 18 tháng tại Đăk Mil 81
3.3.12. Hiệu quả kinh tế của mô hình ghép cải tạo 84
3.3.13. Hiệu quả nhân rộng của mô hình 87
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


gốc. Chẻ dọc giữa thân, vết chẻ dài 2-3 cm.
+ Xử lý chồi ghép : cắt bỏ bớt 2/3 diện tích lá. Vát 2 mặt chồi ghép tạo thành hình nêm có độ dài tương đương với vết chẻ trên gốc ghép. Đặt chồi ghép vào gốc ghép sao cho tiếp xúc tốt với nhau, rồi dùng dây nilon buộc kín vết ghép. Dùng túi P.E chụp kín phần ghép. Cắm cọc cao (50-60cm) sát gốc ghép, rồi chụp lên cọc làm giá đỡ và thân vừa ghép 1 túi giấy xi măng để tránh nắng trực tiếp làm chết chồi ghép.
- Chăm sóc sau ghép: sau 15-20 ngày tháo túi chụp, sau 40-45 cắt dây buộc vết ghép. Thường xuyên đánh bỏ các chồi vượt khác mọc từ gốc ghép, mỗi gốc nuôi 1-2 chồi ghép (tốt nhất 2 chồi). Xử lý bằng Nucafe nồng độ 0,4% hai lần, cách nhau 30 ngày để điều trị các triệu chứng cây cà phê bị xoăn lá, bạc lá sau ghép. Hãm ngọn ở độ cao 1,2 - 1,3 m.
- Đếm và tính tỷ lệ gốc ghép sống sau 30 ngày, 60 ngày so với tổng số gốc được ghép.
- Đếm và tính tỷ lệ cây ghép có biệu hiện bất thường (đốm mắt cua; xoăn, bạc lá) sau ghép 2 - 3 tháng.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng và phương pháp theo dõi:
Theo dõi 10 cây/ô cơ sở (10 cây/tinh dòng/điểm), thời gian 3 tháng một lần gồm các chỉ tiêu sau:
+ Đường kính gốc (mm): dùng thước kẹp đo hai lần vuông góc nhau, rồi tính trị số trung bình. Đo trên vết ghép 1-2 cm (cây ghép), đo cách mặt đất 10 cm (cây thực sinh).
+ Chiều cao cây cm): dùng thước dây đo từ vết ghép (cây ghép), đo từ mặt đất (cây thực sinh) đến đỉnh sinh trưởng của cây.
+ Số cặp cành cơ bản (cành cấp 1): đếm toàn bộ số cặp cành mọc trên thân chính.
+ Chiều dài cành cấp 1 (cm): dùng thước dây đo 4 cành ở phần giữa thân cây và phân bố theo 4 hướng : Đông, Tây, Nam, Bắc, sau đó lấy trị số trung bình của 4 cành. Đo từ gốc cành đến đỉnh sinh trưởng của cành.
+ Số đốt trên cành: đếm số đốt trên 4 cành đã đo chiều dài, rồi lấy trị số trung bình số đốt của 4 cành.
- Thời kỳ chín : là khoảng thời gian cho một ký hiệu giống nào đó có khoảng 50% số quả chín trên cây, trong đó phân ra làm 3 nhóm : nhóm chín sớm (vào khoảng 15 tháng 10), nhóm chín trung bình (vào khoảng đầu tháng 11), nhóm chín muộn (vào khoảng tháng 12).
- Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất sau ghép 18 tháng.
+ Số cành mang quả/cây, số đốt mang quả/cành, số quả /đốt : quan trắc trên những cây theo dõi sinh trưởng, bằng cách đếm vào thời điểm sắp thu hoạch (sau ghép 16 -17 tháng).
+ Năng suất : thực thu theo hố (kg nhân /hố).
- Bệnh rỉ sắt: khảo sát bệnh vào tháng 12 hay tháng 1 của năm 2001 và 2002 (thời điểm bệnh nặng nhất), theo phương pháp điều tra, đánh giá tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh của Phan Quốc Sủng (1987) (xem phụ lục 2).
- Các chỉ tiêu về chất lượng cà phê nhân sống (phẩm cấp hạt)
+ Tỷ lệ quả tươi/nhân : được tính từ 1,5 kg quả tươi để có tỷ lệ nhân tương ứng ở độ ẩm 13%.
+ Trọng lượng 100 nhân (g) ở độ ẩm 13%.
+ Kích cỡ hạt : được tính bằng tỷ lệ hạt trên sàng 16 (6,3 mm), theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4193 - 93.
** Cách lấy mẫu : lấy mẫu từng dòng vô tính, mỗi dòng lấy 1 mẫu/lần nhắc, rồi tính trung bình cho từng chỉ tiêu của mỗi dòng vô tính.
- Phân tích hiệu quả kinh tế theo công thức : LR = DT - CP
(LR : lãi ròng; DT : doanh thu; CP : chi phí)
- Hiệu quả nhân rộng mô hình : ghi nhận và theo dõi số hộ trên địa bàn huyện tham gia ghép cải tạo theo mô hình thông qua việc cung cấp chồi ghép và điều tra nhanh.
2.4. Phương pháp phân tích đất
+ pHKCl : đo bằng phương pháp Meter
+ Hữu cơ (%) : Theo phương pháp Tiurin
+ N tổng số (%) : Theo phương pháp Kendan
+ Lân dễ tiêu (mg/100gđất) : Theo phương pháp Oniani
+ Kali dễ tiêu (mg/100gđất) : Trích ly bằng H2SO4 0,1N, sau đó đốt trên quang kế ngọn lửa.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu nghiên cứu được tính theo phương pháp thống kê sinh học của Gomer (1983), các phần mềm như Excel 7.0 và MSTATC phiên bản 1.2 của trường Đại học Michigan, Hoa Kỳ. Số liệu về % (30 - 70%) được chuyển đổi theo công thức a = 1/ sinệx/100 để xử lý (x = %). So sánh các công thức theo trắc nghiệm F, Duncan ...
Chương 3
Kết quả và thảo luận
3.1. Điều kiện tự nhiên huyện Đăk Mil
3.1.1. Vị trí địa lý
Đăk Mil nằm về phía Tây Nam và cách trung tâm Tỉnh Đăk Lăk 60 km, theo quốc lộ 14.
Phía bắc giáp huyện Cư Jút - tỉnh Đăk Lăk.
Phía Tây giáp nước bạn Cămpuchia.
Phía Đông giáp huyện Krông Nô - tỉnh Đăk Lăk.
Phía Nam giáp huyện Đăk Song - tỉnh Đăk Lăk.
Với khoảng cách giữa huyện và trung tâm Tỉnh khá xa nên việc tiếp cận với các thông tin, cũng như các công nghệ khoa học kỹ thuật còn gặp nhiều trở ngại không nhỏ.
3.1.2. Địa hình, đất đai
Địa hình [37] phía Tây Nam của huyện có độ cao trung bình từ 700 - 900 m, phía Bắc 400 - 600 m so với mực nước biển. Phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng, bát úp nối liền nhau với nhiều suối nhỏ và các hợp thủy, xen kẽ là những thung lũng nhỏ bằng thấp. Có 2 dạng địa hình chính sau:
Dạng địa hình dốc lượn sóng nhẹ: dạng địa hình này có độ dốc từ 0 - 150, diện tích 51.018 ha, chiếm 74,6% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của huyện.
Dạng địa hình dốc chia cắt mạnh: độ dốc > 150, diện tích 17.388 ha, chiếm 25,4 diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Tây Bắc và phía Tây Nam của huyện.
ở Đăk Mil tính từ năm 2000 trở về trước (1993) có tổng diện tích tự nhiên 108.960 ha, phân ra 11 đơn vị hành chính. Đến năm 2001 thực hiện nghị định số 30/2001/NĐ-CP, ngày 21/6/2001 của chính phủ, cắt 3 đơn vị hành chính là xã Đăk Mol, Thuận Hạnh và Đăk Song để thành lập huyện Đăk Song, nay huyện Đăk Mil có diện tích tự nhiên 68.352 ha, chiếm 3,49% diện tích của Tỉnh, phân ra 8 đơn vị hành chính : Thị Trấn Đăk Mil, Xã Đức Mạnh, xã Đăk Lao, xã Đức Minh, xã Thuận An, xã Đăk Săk, xã Đăk Gằn, xã Đăk Rla [37].
Theo tài liệu điều tra đất của Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp xây dựng năm 1978 tỷ lệ 1/100.000, cho thấy đất đai trên địa bàn huyện Đăk Mil được chia làm các nhóm đất: nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất đen. Trong đó nhóm đất đỏ vàng là nhóm đất chính của huyện, diện tích 58.968 ha, chiếm 86,27% tổng diện tích tự nhiên, được hình thành trên 2 loại đá mẹ bazan và phiến sét, thích hợp cho trồng cây lâu năm có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, cây ăn quả,... Nhóm đất này gồm nhiều loại đất, nhưng loại đất chủ yếu và chiếm đa số trên địa bàn huyện là đất nâu đỏ và nâu vàng trên đá bazan (Fk, Fu), với diện tích 42.747 ha chiếm 72,74% diện tích trong nhóm và 63,67% diện tích tự nhiên của huyện, loại đất này phân bố thành khối tập trung rộng lớn và ở hầu hết ở các xã trong huyện, về tính chất đất, nhìn chung có thành phần cơ giới nặng; đất thường chua; giàu mùn, đạm, lân và cùng kiệt kali [37].
3.1.3. Khí hậu thời tiết
Huyện Đăk Mil là một khu vực chuyển tiếp giữa 2 vùng khí hậu Tây Nam và trung tâm tỉnh Đăk Lăk. Hàng năm khu vực này chịu ảnh hưởng của hai hệ thống khí đoàn:
Khí đoàn Đông - Bắc có nguồn gốc cực đới lục địa hoạt động từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Khí đoàn Tây - Nam có nguồn gốc xích đạo Đại Dương hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10.
Chế độ khí hậu của khu vực mang đặc điểm chu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status