Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng - pdf 23

Download miễn phí Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng



MỤC LỤC
 Trang
 LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 3
 I- KHÁI NIỆM VÀ NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC
 BỘ MÁY QUẢN LÝ 3
 1- Khái niệm chung 3
 2- Những nguyên tắc 3
 II- NHỮNG YÊU CẦU KHI XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN MỘT BỘ
 MÁY TỔ CHỨC DOANH NGHIỆP 4
 III- MÔ HÌNH CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY CHỦ YẾU 5
 1- Cơ cấu chức năng 5
 2- Cơ cấu trực tuyến 6
 3- Cơ cấu kết hợp trực tuyến và chức năng 7
 4- Cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Doanh nghiệp 8
 4.1- Khái niệm cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý Doanh nghiệp 8
 4.2- Nguyên tắc hoạt động của bộ máy quản lý 8
 4.3- Các mối liên hệ đảm bảo phối hợp hoạt động 9
 IV- HOÀN THIỆN BỘ MÁY QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 9
 1- Tính tất yếu của việc hoàn thiện bộ máy quản lý
 Doanh nghiệp 9
 2- Quá trình hoàn thiện bộ máy quản lý 10
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 11
 I- KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 11
 1- Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 11
 2- Chức năng nhiệm vụ của Công ty 12
 3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty 13
 3.1- Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh 13
 3.2- Đặc điểm về thị trường 14
 3.3- Cơ cấu tổ chức của Công ty 14
 II- TÌNH HÌNH VÀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 17
 1- Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 17
 2- Công tác mua – bán của Công ty: 17
 2.1- Mua hàng 17
 .2.2- Bán hàng 18
 3- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
 thời gian qua 19
 3.1- Tình hình tiêu thụ xi măng qua một số năm 19
 3-2- Sản lượng xi măng mua vào, bán ra 19
 3.3- Sản lượng bán ra của các đơn vị 19
 3.4- Công tác vận tải 20
 III- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CỦA BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA
 CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 20
 1- Những mặt tích cực 20
 2- Những mặt tồn tại của bộ máy quản lý và nguyên nhân của
 những tồn tại đó 23
 2.1- Những tồn tại của bộ máy quản lý 23
 2.2- Nguyên nhân của những tồn tại 24
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 25
 I- NHIỆM VỤ, YÊU CẦU ĐỔI MỚI BỘ MÁY QUẢN TRỊ
 DOANH NGHIỆP 25
 II- MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ CHỨC BỘ MÁY
 QUẢN LÝ CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG 26
 1- Giải pháp về cải tiến cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty 27
 2- Giải pháp về cơ cấu vận hành 28
 3- Kiện toàn đội ngũ cán bộ 28
 III- KIẾN NGHỊ 31
 1- Đối với Nhà nước 31
 2- Đối với Tổng Công ty xi măng Việt Nam 31
 3- Đối với Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng 31
 KẾT LUẬN 32
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


thêm Chi nhánh Công ty Xi măng Bỉm Sơn tại Hà Tây, Hoà Bình (hoạt động kinh doanh xi măng trên địa bàn các tỉnh Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu), đồng thời cách kinh doanh từ Tổng đại lý chuyển sang mua dứt bán đoạn xi măng với các Công ty sản xuất xi măng.
Do yêu cầu của Công ty cải tiến hệ thống kinh doanh tiêu thụ xi măng, ngày 21/3/2000 Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng có quyết định số 97/XMVN-HĐQT chuyển giao nhiệm vụ từ Công ty Vận tải Xi măng sang Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng. Theo quyết định này, kể từ ngày 01/4/2000, toàn bộ các Chi nhánh của Công ty Vật tư Vận tải Xi măng tại Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Thái Nguyên được bàn giao cho Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng quản lý. Do đó, từ ngày 01/4/2000 Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng làm nhiệm vụ kinh doanh tiêu thụ xi măng và bình ổn giá xi măng trên thị trường tại địa bàn 14 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc, đó là: Hà Nội, Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai, Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn và Yên Bái.
Ngày 27/3/2002, theo quyết định số 85XMVN-HĐQT của Hội đồng quản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam về việc chuyển gia nhiệm vụ từ Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng sang Công ty xi mămg Bỉm Sơn. Công ty Vật tư Kỹ thuật Xi măng chuyển giao tổ chức, chức năng nhiệm vụ, tài sản và lực lượng cán bộ công nhân của 2 Chi nhánh tại Hoà Bình và Hà Tây cho Công ty xi măng Bỉm Sơn quản lý kề từ ngày 01/4/2002.
Như vậy, kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty luôn được bổ sung giao thêm nhiệm vụ với địa bàn kinh doanh ngày được mở rộng.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty:
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại, kinh doanh tiêu thụ xi măng, Công ty có các nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức kinh doanh, tiêu thụ xi măng trên địa bàn thành phố Hà Nội và các tỉnh được phân công.
- Công ty thực hiện việc mua xi măng của các Công ty xi măng Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Bút Sơn, Hải Phòng, Hoàng Mai, tổ chức vận chuyển xi măng từ các Công ty đó đến các địa bàn tiêu thụ sau: Hà Nội, Sơn La, Lai Châu, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc.
- Xây dựng chiến lược phát triển, kế hoạch hàng năm phù hợp với nhiệm vụ được Tổng Công ty giao và nhu cầu của thị trường.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế với các đối tác mua và bán hàng hoá.
- Thực hiện chỉ đạo điều hành nhằm đảm bảo cân đối bình ổn giá cả thị trường xi măng tại các địa bàn được giao và thực hiện dự trữ khi cần thiết.
- Thực hiện nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ lao động.
- Quản lý các hoạt động về đổi mới, hiện đại hoá công nghệ trong thiết bị và cách quản lý để mở rộng sản xuất phù hợp với tình hình kinh doanh của Công ty.
- Thực hiệ các quy định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, các báo cáo khác theo định kỳ, theo quy định của Nhà nước và Tổng Công ty xi măng Việt Nam, đồng thời chịu trách nhiệm về tính xác thực của bản báo cáo.
- Chịu sự kiểm tra của Tổng Công ty: Tuân thủ các quy định về thanh tra của cơ quan tài chính và của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chung các chế độ và quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ về kế toán, hạch toán chế độ kiểm toán và các chế độ khác của Nhà nước và quy chế tài chính của Tổng Công ty.
- Tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động của đơn vị để tổ chức các dịch vụ kinh doanh, cung cấp cho các nhà máy xi măng, đại lý tiêu thụ một số mặt hàng, vật tư, vật liệu xây dựng.
3- Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty:
Là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, mọi hoạt động của Công ty phải theo sự chỉ đạo và phải được phép của Tổng Công ty xi măng Việt Nam. Ngoài chức năng kinh doanh, Công ty vừa phải làm nhiệm vụ bình ổn giá trên thị trường và cung ứng hay dự trữ, thu mua xi măng khi có biến động bất thường xảy ra. Mặc dù cách kinh doanh của Công ty hiện nay là “Mua dứt, bán đoạn” nhưng không độc lập tự chủ hoàn toàn, giá bán xi măng là do Tổng Công ty xi măng Việt Nam quy định.
3.1- Đặc điểm về mặt hàng kinh doanh:
Mặt hàng kinh doanh chính của Công ty là xi măng, với chủng loại đa dạng và chất lượng cao như: xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn, xi măng Bút Sơn, xi măng Hải Phòng. Trong các loại xi măng Công ty đang kinh doanh, xi măng Hoàng Thạch chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 50% sản lượng tiêu thụ; sau đó là xi măng Bút Sơn chiếm 25%; xi măng Bỉm Sơn chiếm 20% và xi măng Hải Phòng 5%. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm kinh doanh lại do yêu cầu của thị trường và nhiệm vụ của Công ty quyết định.
Tóm lại: Công ty có một nguồn hàng phong phú, ổn định, chất lượng cao, đã có uy tín và chỗ đứng trên thị trường. Đây là lợi thế kinh doanh của Công ty.
3.2- Đặc điểm về thị trường:
Thị trường của Công ty trải rộng hầu hết các tỉnh phía Bắc nước ta như: Hà Nội, Hà Tây, Hà Bắc, Lai Châu, Vĩnh Phúc, Cao bằng, Bắc Cạn, Yên Bái, Hà Giang, Lào Cai, Phú Thọ… trong đó địa bàn hoạt động chính là Hà Nội.
3.2- Cơ cấu tổ chức của Công ty:
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các điều kiện hoạt động, qua một số lần sát nhập, điều chỉnh, cơ cấu tổ chức của Công ty hiện nay đang vận hành theo sơ đồ sau:
Cơ cấu tổ chức của Công ty
Giám đốc
phó giám đốc ĐTXDCB
phó giám đốc kinh doanh
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng tài chính kế toán
Phòng tổ chức lao động
Phòng tiêu thụ
Văn phòng Công ty
Phòng điều độ QL kho
Xí nghiệp vận tải
Phòng QLTT
Phòng QLDA và KTĐT
- Các phòng ban, Xí nghiệp, Chi nhánh hoạt động theo chức năng được Giám đốc phân công. Đây là bộ máy tham mưu giúp Ban giám đốc thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.
- Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng Phòng kế toán do Tổng Công ty xi măng Việt Nam bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty về sự hoạt động của Công ty mình.
* Ban giám đốc:
- Giám đốc Công ty, là người đứng đầu Công ty, có quyền điều hành cao nhất, do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ nhiệm. Giám đốc là thay mặt pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước Tổng Công ty bà trước pháp luật về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: Chịu trách nhiệm trực tiếp việc kinh doanh, tiêu thụ của các Chi nhánh, Xí nghiệp vận tải và Phòng tiêu thụ xi măng.
- Công tác điều độ, hợp đồng vận chuyển, định mức kinh tế kỹ thuật trong khâu vận tải, công tác quản lý kho.
- Phó Giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản: chỉ đạo công tác đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý kỹ thuật dự án.
* Phòng kinh tế kinh doanh:
- Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của Công ty. Đôn đốc kiểm tra việc thực hành kế hoạch của các đơn vị. Ngoài ra, Phòng kinh tế kế hoạch còn nắm bắt diễn biến của thị trường để xây dựng, điều chỉnh các cơ chế tiêu thụ xi măng, xây dựng các mức cước phí…
- Thực hiện các hợp đồng mua xi măng từ các Công ty sản xuất và giao kế hoạch cho các Chi nhánh.
- Ký cá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status