Nội dung và các hình thưc chiếm hữu trong bộ luật dân sự - pdf 23

Download miễn phí Đề tài Nội dung và các hình thưc chiếm hữu trong bộ luật dân sự



Đối với động sản BLDS không có một điều luật nào qui định riêng về quy chế pháp lý cả. Nhưng điều 174 BLDS chỉ quy định chung “những tài sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký”. ở đây ta phải hiểu là tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng thời gian mà pháp luật đã quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế cửa đời sống. Những thông thường tài sản là động sản do đặc tính và công dụng của động sản là rất đa dạng và phong phú, thường xét về giá trị và tầm quan trọng thường ít hơn so với bất động sản nên không phải đăng ký quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
Về căn cứ xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp, quyền sở hữu bất động sản và động sản. BLDS cũng quy định khác nhau “trong trường hợp vật không xác định ai là sở hữu là động sản thì sau một năm kể từ ngày không báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật, nếu vật là bất động sản thì sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là sở hữu thì bất động sản đó là của nhà nước (Điều 247 BLDS )
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


n thành bất động sản và động sản trên cơ sở của phương pháp loại trừ. Để phân biệt hai loại tài sản chủ yếu trong BLDS, BLDS dựa vào thuộc tính tự nhiên của tài sản có thể chuyển được bằng cơ học hay không? Trên cơ sở những nguyên tác này, điều 181 BLDS quy định như sau:
1. Bất động sản là tài sản không di dời được bao gồm đất đai nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai kể cả tài sản gắn liền với nhà ở , công trình xây dựng đó, tài sản khác gắn kiền với đất đai và các tài sản khác do pháp luật quy định
2.Động sản là những tài sản không phải là những bất động sản
Với cách phân loại trên đã đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, bất động sản chủ yếu là đất đai (không thể dịch chuyển bằng cơ học )nhà ở công trình xây dựng các tài sản gắn liền với đất đai . Theo BLDS đây là một loại tài sản cần được đăng ký để có cơ sở pháp lý khẳng định chứng minh quyền sở hữu chiếm hữu hợp pháp đối với tài sản điều 174 BLDS cũng quy định : “những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký” Quy định trên cũng nhằm đảm bảo quyền kiểm tra giám sát những cơ quan nhà nước có thẩm quyền. BLDS còn có những quy chế pháp lý riêng đối với những tài sản trong một số trường hợp.
Ngoài ra khoản 1 Điều 181 BLDS chỉ liệt kê một số tài sản là bất động sản theo thuộc tính tự nhiên mà không liệt kê toàn bộ. Vì rằng hiện nay trong luật dân sự một số nước trên thế giới coi bất động sản không hoàn toàn dựa trên thuộc tính này mà dựa theo yếu tố công dụng và giá trị của tài sản Luật dân sự một số nước coi máy bay tầu biển là những bất động sản dù rằng chúng có thể di dời cơ học trong không gian. Do đó để BLDS tránh được tính chất máy móc và khuôn cứng, điểm d khoản 1 Điều 181 đã quy định: "các tài sản khác do pháp luật quy định."
Đối với động sản BLDS không có một điều luật nào qui định riêng về quy chế pháp lý cả. Nhưng điều 174 BLDS chỉ quy định chung “những tài sản mà pháp luật quy định đăng ký quyền sở hữu thì phải được đăng ký”. ở đây ta phải hiểu là tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng thời gian mà pháp luật đã quy định cụ thể cho phù hợp với thực tế cửa đời sống. Những thông thường tài sản là động sản do đặc tính và công dụng của động sản là rất đa dạng và phong phú, thường xét về giá trị và tầm quan trọng thường ít hơn so với bất động sản nên không phải đăng ký quyền sở hữu và chiếm hữu hợp pháp của chủ sở hữu.
Về căn cứ xác lập quyền chiếm hữu hợp pháp, quyền sở hữu bất động sản và động sản. BLDS cũng quy định khác nhau “trong trường hợp vật không xác định ai là sở hữu là động sản thì sau một năm kể từ ngày không báo công khai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu, thì động sản đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật, nếu vật là bất động sản thì sau 5 năm kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là sở hữu thì bất động sản đó là của nhà nước (Điều 247 BLDS )
Như vậy chúng ta thấy rằng cùng là tài sản nhưng quy chế pháp lý giữa chiếm hữu bất động sản và chiếm hữu động sản được pháp luật quy định khác nhau cũng là sự chiếm hữu bất hợp pháp nhưng căn cứ vào ý chí chủ quan của chủ thể, pháp luật phân biệt thành hai hình thức. chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình và chiếm hữu bất hợp pháp không ngay tình. Sự phân biệt này có một ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn nhằm bảo vệ quyền của chủ sở hữu và việc lựa chọn cách kiện bảo vệ quyền sở hữu trong giải quyết các án kiện dân sự.
Người chiếm hữu hợp pháp trong mọi trường hợp đều được pháp luật dân sự bảo vệ quyền lợi của người chủ tài sản(nếu chủ tài sản tuân thủ đầy đủ những quy định của pháp luật ) Trong trường hợp chủ sở hữu tự mình chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình thì chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội (Điều 191 BLDS)
Trong trường hợp người chiếm hữu hợp pháp không còn nắm giữ tài sản trên thực tế không theo ý chí của họ như bị đánh rơi, bỏ quên, thất lạc,chôn giấu... Nếu phát hiện thấy một cá nhân (hay tổ chức) nào đó đang chiếm hữu bất hợp pháp tài sản của mình thì có quyền sử dụng các cách kiện dân sự trước toà để yêu cầu người chiếm hữu bất hợp pháp trả lại tài sản cho mình “chủ sở hữu người chiếm hữu hợp pháp có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc tài sản của mình tài sản đang chiếm hữu hợp pháp bằng những biện pháp theo quy định của pháp luật “ . Điều 263 BLDS. Người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người khác chấm dứt hành vi cản trở hay có quyền yêu cầu ngăn chặn khi chủ sở hữu chiếm hữu hợp pháp thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản hay người chiếm hữu hợp pháp có thể đòi người khác phải bồi thường những thiệt hại về tài sản nếu người đó có hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu của mình.
Về nguyên tắc, pháp luật dân sự chỉ bảo vệ việc chiếm hữu hợp pháp tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể nhất định pháp luật cũng bảo vệ quyền lợi cho những người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình
-Trong cách kiện dân sự: nếu người thứ ba kiện đòi lại vật thì người chiếm hữu bất hợp pháp ngay tình có quyền yêu cầu người đã dịch chuyển tài sản cho mình phải trả lại những gì họ đã nhận. Người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình cũng "có quyền khai thác công dụng hưởng hoa lợi tức từ tài sản theo quy định của pháp luật"( khoản 2 điều 200 BLDS)
-Trong trường hợp người phát hiện và giữ tài sản vô chủ , tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên,bị chôn giấu, bị chìm đắm thì sau một thời gian nhất định kể từ ngày công báo công khai (trên các phương tiện công nghệ thông tin đại chúng, với cơ quan nhà nước có thẩm quyền) thì được xác lập quyền sở hữu đối với vật đó. Cụ thể người phát hiện vật vô chủ là động sản thì có quyền sở hữu tài sản đó, đối với vật không xác định được ai là chủ sở hữu: nếu là động sản thì sau một năm kể từ ngày công báo công khai mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản đó thì thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp luật (Điều 247 BLDS ).
Đối với vật bị chôn giấu, chìm đắm được tìm thấy mà không có hay không xác định được ai là chủ sở hữu, nếu vật đó tìm thấy là cổ vật là di tích lịch sử văn hoá thì thuộc nhà nước, người tìm thấy vật đó được một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật Nếu tìm thấy không phải là cổ vật ,di tích lịch sử văn hoá mà có giá trị lớn thì người tìm thấy được hưởng 50% cổ vật phần còn lại thuộc về nhà nước và nếu vật có gía trị nhỏ thì thuộc sở hữu của người tìm thấy (Điều 248 BLDS )
Đối với vật do người khác đánh rơi bỏ quên sau một năm kể từ ngày thông báo công khai mà không xác định được ai là chủ sở hữu không đến nhận thì vật đó thuộc sở hữu của người nhận được (đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status