Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Chế độ hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và thực tiễn áp dụng tại công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON



Mục lục
Mở đầu 1
Chương I. Cơ sở pháp lý của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 3
I.Hoạt động đầu tư xây dựng và hoạt động giao nhận thầu xây dựng 3
1. Đặc điểm và vai trò của hoạt động xây dựng trong nền kinh tế quốc dân 3
1.1.Hoạt động đầu tư xây dựng 3
1.2.Vai trò của hoạt động đầu tư xây dựng 5
2. Hợp đồng trong hoạt động giao nhận thầu xây dựng 6
2.1.Khái niệm và đặc điểm của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 6
2.2.Vai trò của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng trong hoạt động đầu tư xây dựng. 9
2.3.Cơ sở pháp lý điều chỉnh hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 10
II.Chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 11
1.Một số quy định chung về hoạt động giao nhận thầu xây dựng 11
1.1.Khái niệm và phân loại đấu thầu 11
1.2.Các nguyên tắc cơ bản về đấu thầu 17
1.3. Trình tự và tổ chức đấu thầu xây dựng 18
2.Chế độ kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng theo pháp luật hiện hành của Việt Nam 21
2.1.Điều kiện và phạm vi áp dụng hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 21
2.2. Chủ thể của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 25
2.3.Hình thức và nội dung của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 28
2.4.Thủ tục kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 33
2.5.Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 35
2.6.Trách nhiệm pháp lý trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 35
2.7.Giải quyết tranh chấp trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 39
Chương II. Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng ở công ty cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 45
I.Tổ chức và hoạt động của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 45
1.Quá trình hình thành và phát triển của công ty FECON 45
2.Chức năng nhiệm vụ ngành nghề của công ty FECON 46
3. Cơ cấu, tổ chức, bộ máy của công ty FECON 48
3.Tình hình hoạt động của công ty 54
II.Thực tiễn kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 56
1.Tình hình tham gia dư thầu của công ty FECON 56
1.1. Giai đoạn chuẩn bị hồ sơ dự thầu 58
1.2. Giai đoạn nộp hồ sơ dự thầu 58
1.3. Giai đoạn thực hiện thi công theo hợp đồng 58
2.Kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 59
2.1. Nguyên tắc kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 59
2.2. Chủ thể kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 60
2.3. Căn cứ kí kết hợp đồng giao nhận thầu xây dựng tại công ty FECON 62
3. Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng và các cam kết thoả thuận trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty FECON 63
3.1. Thực hiện các nguyên tắc thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 63
3.2. Thực hiện các cam kết thoả thuận trong hợp đồng 64
4. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng và các biện pháp giải quyết tranh chấp. 65
4.1. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 65
4.2. Các biện pháp giải quyết tranh chấp 66
5.Thanh lý hợp đồng. 67
Chương III. Một số đánh giá, kiến nghị về việc kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng của công ty Cổ phần kĩ thuật nền móng và công trình ngầm FECON 69
I.Một số đánh giá về cơ sở pháp lý để kí kết và thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. 69
1.Một số đánh giá đối với các quy định pháp luật do Nhà nứơc ban hành liên quan đến hoạt động giao nhận thầu xây dựng 69
2.Một số đánh giá về hoạt động của công ty FECON 74
2.1. Những thuận lợi khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 74
2.2. Những khó khăn khi thực thi pháp luật về hợp đồng giao nhận thầu xây dựng 78
II. Một số giải pháp và kiến nghị. 82
1.Kiến nghị đối với nhà nước. 82
2.Kiến nghị đôí với công ty FECON. 86
Kết luận 88
Danh mục tài liệu tham khảo 90
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hể là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng giao nhận thầu xây dựng. Tuy nhiên, bên bị ảnh hưởng của sự kiện bất khả kháng phải có nghĩa vụ: tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra; đồng thời phải thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng.
Cũng với những quy chế tương tự như hợp đồng kinh tế khác, luật thương mại quy định các trường hợp miễn trách đối với hành vi vi phạm. Các trường hợp miễn trách là:
Xảy ra trường hợp miễn trách mà các bên đã thoả thuận
Xảy ra sự kiện bất khả kháng
Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia
Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không biết được vào thời điểm kí kêt hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
Bên vi phạm có trách nhiệm chứng minh các trường hợp miễn trách của mình.
Bên cạnh vấn đề phạt vi phạm hợp đồng, vấn đề bồi thường thiệt hại cũng là một trách nhiệm vật chất đặt ra khi vi pham hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.
Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại là:
Có hành vi vi phạm hợp đồng
Có thiệt hại thực tế
Hành vi vi phạm hợp đồng giao nhận thầu xây dựng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Để có thể yêu cầu bên vi phạm bôì thường thiệt hại thì bên yêu cầu bồi thường thiệt hại phải chứng minh tổn thất, mức độ tổn thất do hành vi vi phạm pháp luật gây ra, và khoản lợi trực tiếp mà bên vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
2.7.Giải quyết tranh chấp trong chế độ thực hiện hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
Chế độ giải quyết tranh chấp trong thực hiện hợp đồng xây dựng cũng tương tự như quá trình giải quyết tranh chấp đối với các hợp đồng khác. Có nhiều cách để giải quyết tranh chấp khi có phát sinh xảy ra. Bốn cách thường được áp dụng đó là: Thứ nhất là tự thương lượng; Thứ hai là trung gian hoà giải; Thứ ba là thủ tục trọng tài; Thứ tư là thủ tục toà án.
2.7.1.Giải quyết tranh chấp theo phương pháp tự thương lượng
Trong đại đa số trường hợp khi bắt đầu phát sinh tranh chấp, các bên tự nguyên liên hệ và nhanh chóng gặp gỡ nhau để thương lượng, tìm cách tháo gỡ bất đồng với mục đích chung giải quyết một cách nhanh chóng, thoả mãn cả hai bên, và giữ gìn mối quan hệ của cả hai bên. Thương lượng có thể tiến hành độc lập hay tiến hành cùng với quá trình tố tụng trọng tại toà án hay trọng tài. Kết quả thương lượng có thể coi như là một thoả thuận mới về vấn đề tranh chấp và các bên phải tự nguyện thi hành thoả thuận đó theo quy định của pháp luật.
2.7.2.Giải quyết tranh chấp theo phương pháp trung gian hoà giải
Giải quết tranh chấp theo phương pháp trung gian hoà giải là một cách giải quyết thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các quan hệ làm ăn vì lợi ích của hai bên. Đây cũng là một phương pháp hoà giải gần giống như tự thương lượng, tuy nhiên, trong lĩnh vực xây dựng, đòi hỏi nhiều tính chất kĩ thuật cao, nên cần một người có đủ năng lực đứng ra giải quyết tranh chấp phát sinh. Mặt khác, nếu đưa vụ án ra toà, thủ tục tố tụng rất phức tạp, xa lạ đối với những người không chuyên luật, vì vậy dẫn đến hậu quả nhiều điểm tranh chấp tại phiên toà trở nên nặng nề về hình thức, khó tiếp cận trực tiếp đối với nguyên nhân bản chất của vấn đề phát sinh. Một trong những lợi thế khi sử dụng phương pháp hoà giải là những người trong cuộc vẫn đảm bảo được chứng cứ, đồng thời không lộ những bí mật kinh doanh của họ. Hoà giải phải dựa trên một số nguyên tắc:
Hoà giải phải dựa trên tự do ý chí của bên tranh chấp. Sự tự do ý chí là yếu tố quyết định mọi giai đoạn của hoà giải, tự do thoả thuận về phương pháp, quy trình hoà giải, lựa chọn hoà giải viên, tự do ý chí trong thảo luận, đề xuất giải pháp hay thoả thuận chấp nhận ý kiến giải quyết do hoà giải viên đưa ra cũng như khi quyết định chấm dứt hoà giải chuyển sang sử dụng các phương pháp giải quyết khác.h
- Hoà giải chủ yếu theo nguyên tắc “ khách quan, công bằng, hợp lý”, tôn trọng tập quán trong nước và quốc tế. Hoà giải viên là người tạo điều kiện cho các bên tự do phát biểu ý kiến, là người chuyển giao ý kiến của các bên, giúp họ nhìn nhận được những đúng sai của mình, giúp họ hiêu được những cái họ muốn và những cái họ cần, giúp họ xác định được những lợi ích ưu tiên số một mà mỗi bên cần đạt được qua giải quyết tranh chấp, tự đó điều chỉnh lại quan điểm, lập trường thương lượng cho thích hợp. Hoà giải viên có thể đề xuất những ý kiến để các bên có thể tự tham khảo và quyết định, nhưng không được bắt ép các bên phải chấp nhận.
- Hoà giải sẽ lập tức chấm dứt nếu hai bên không đạt được thoả thuận hay nếu một trong hai bên không muốn tiếp tục hoà giải.
- Bảo toàn bí mật những tài liệu,chứng cứ, ý kiến của các bên và của hoà giải viên trong quá trình hoà giải. Do tính chất riêng tư, tự nguyện của hoà giải, luật hay quy tắc hoà giải của nhiều nước quy định chứng cứ, tài liệu, ý kiến của các bên trong quá trình hoà giải sẽ không được sử dụng như chứng cứ bất lợi cho họ trong bất cứ quá trình tố tụng nào tiếp theo nếu quá trình hoà giải không thành.
Cũng do tính chất tự nguyện trong hoà giải mà dẫn đến những hạn chế trong hiệu lực của hoà giải. Thoả thuận hoà giải không có tính chất bắt buộc như thoả thuận trọng tài, nó không được bắt buộc thi hành.
2.7.3.Giải quyết tranh chấp bằng căn cứ pháp lý là pháp lệnh trọng tài thương mại 2003.
Trọng tài là quá trình giải quyết tranh chấp do các bên tự nguyện lựa chọn, trong đó bên thứ ba trung lập( trọng tài viên) sau khi nghe các bên trình bày sẽ đưa ra một quyết định có tính bắt buộc đối với các bên tranh chấp. Như vậy trọng tài thương mại có ba đặc điểm:
Phải có thoả thuận của các bên về việc đưa tranh chấp ra xét xử bằng trọng tài. thoả thuận đó có thể là một điều khoản quan trọng trong hợp đồng thương mại hay là môt thoả thuận trọng tài riêng biệt được lập ra sau khi phát sinh tranh chấp. Toàn bộ quá trình trọng tài được coi như sự thoả thuận ý chí của các bên dựa trên quyền tự chủ của họ. Một thoả thuận trọng tài khi đã có hiệu lực thì không một bên nào được đơn phương rút lui ý kiến. Điều khoản trọng tài được coi là độclập với các điều khoản khác của hợp đồng chính nên khi hợp đồng chính kết thúc hay vô hiệu thì cũng không làm cho thoả thuận trọng tài vô hiệu. Nếu một bên không thực hiện thoả thuận trọng tài mà cố ý đưa tranh chấp kiện ra toà án thì theo pháp luật của Việt nam, toà án phải trả lại đơn kiện hay đình chỉ vụ kiện, trả các bên về trọng tài đã được chọn trong thoả thuận trọng tài.
Trọng tài viên hay hội đồng trọng tài sẽ ra một quyết định( phán quyết) sau khi cân nhắc mọi chứng cứ và lập luận của các bên. Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc đối với các bên. ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status