Thực trạng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Thực trạng bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên tại bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội



MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng biểu sơ đồ
Lời nói đầu 1
Chương một: Khái quát chung về bảo hiểm y tế tự nguyện và bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên 3
1.Bảo hiểm y tế tự nguyện. 3
1.1. Sự cần thiết khách quan của BHYT tự nguyện. 3
1.2. Vai trò của BHYT tự nguyện. 5
1.3. Sự ra đời và phát triển bảo hiểm Y tế tự nguyện. 8
1.3.1. BHYT tự nguyện thực hiện tại một số quốc gia trên thế giới. 8
1.3.2. BHYT tự nguyện tại Việt Nam. 10
1.4. Nội dung cơ bản của BHYT tự nguyện. 13
1.4.1. Đặc điểm của BHYT tự nguyện. 13
1.4.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm BHYT tự nguyện. 15
1.4.3. Mức đóng và cách đóng BHYT tự nguyện. 16
1.4.4. Quỹ BHYT tự nguyện. 18
1.4.5. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh. 19
1.4.6. Trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia BHYT tự nguyện. 20
1.4.7. BHYT tự nguyện và các loại hình bảo hiểm con người thương mại khác do doanh nghiệp thực hiện. 24
2. Nội dung BHYT học sinh, sinh viên. 26
Chương hai: Thực trạng BHYT học sinh, sinh viên tại BHXH huyện Sóc Sơn 38
1. Vài nét về cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn 38
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Sóc Sơn. 38
1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của BHXH huyện Sóc Sơn. 50
1.3. Hoạt động BHYT huyện Sóc Sơn. 51
2. Thực trạng BHYT học sinh, sinh viên huyện Sóc Sơn. 52
2.1. Các văn bản qui định và hướng dẫn thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. 52
2.2. Thực trạng BHYT học sinh, sinh viên huyện Sóc Sơn. 54
2.2.1. Kết quả thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. 54
2.2.2. Đánh giá kết quả thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. 66
3. Nguyên nhân của một số tồn tại khi thực hiện BHYT học sinh. 71
Chương ba: Một số giải pháp hoàn thiện BHYT học sinh, sinh viên 73
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý. 74
2. Cải cách thủ tục hành chính. 75
3. Tích cực làm công tác tuyên truyền, quảng cáo. 76
4. Nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ sở y tế. 78
5. Cơ quan BHXH có những công tác đặc biệt trong thực hiện BHYT học sinh, sinh viên. 79
6. Tiếp tục phối hợp giữa nhiều biện pháp khác nhau để ngày càng tăng hơn số lượng học sinh tham gia BHYT. 79
Kết luận 81
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ương tích, nghiện chất ma tuý, vi phạm pháp luật;
+ Tai nạn chiến tranh và thiên tai;
+ Chi phí vận chuyển người bệnh, khẩu phần ăn trong thời gian điều trị.
e.2. Nhà trường.
e.2.1. Quyền lợi.
- Được trích 20% kinh phí KCB để chăm sóc sức khoẻ ban đầu và hỗ trợ một số nội dung giáo dục sức khoẻ cho học sinh.
- Được trích 40% kinh phí KCB nếu phòng y tế nhà trường có thực hiện KCB ngoại trú.
e.2.2.Trách nhiệm.
- Nhà trường có trách nhiệm thông báo mức đóng BHYT vào đầu năm học tới cha mẹ học sinh, tổ chức thu phí BHYT, lập danh sách nộp cho cơ quan BHXH theo đúng thời gian theo qui định, tổ chức chụp ảnh, dán ảnh vào sổ KCB, đúng người, đúng thẻ tránh nhầm lẫn(tiền ảnh, sổ KCB do học sinh tự túc). Những học sinh, sinh viên đã có ảnh của năm học trưốchặc có giấy tờ tuỳ thân có ảnh vẫn có giá trị sử dụng khi đi KCB.
- Nhà trường có trách nhiệm kí hợp đồng với cán bộ Y tế để chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho học sinh tại nhà trường; Mua thuốc thông thường theo danh mục của Bộ Y tế để phục vụ sơ cứu tại nhà trường.
- Phối hợp cùng hội cha mẹ học sinh thực hiện tốt chính sách BHYT học sinh, đảm số học sinh tham gia ngày càng đông hơn.
e.3.Các cơ sở khám chữa bệnh.
e.3.1. Quyền lợi
- Được cơ quan BHXH tạm ứng kinh phí để tổ chức KCB cho học sinh, sinh viên có thẻ.
- Được thanh toán định kỳ mỗi quí một lần các chi phí đã KCB cho học sinh tham gia BHYT.
e.3.2. Trách nhiệm.
- Phổ biến các chế độ, quyền lợi của học sinh tham gia BHYT tới từng thầy thuốc để tuyên truyền giải thích cho học sinh, sinh viên khi đến KCB được thuận tiện.
- Thực hiện KCB đúng hợp đồng với cơ quan BHXH cho HS SV có thẻ, đảm bảo chữa bệnh hợp lí, an toàn theo đúng qui định của BYT.
- Thực hiện ghi chép và cung cấp tài liệu liên quan đến KCB BHYT HS SV làm cơ sở thanh toán, quyết toán tài chính.
- Kiểm tra thẻ và phiếu KCB BHYT, phát hiện sai phạm và thông báo cho cơ quan BHYT giải quyết.
- Các bệnh viện cùng cơ quan BHXH kí kết hợp đồng trách nhiệm tạm ứng kinh phí và định kì quyết toán chi phí KCB theo qui định và hợp đồng KCB đã ký.
- Tổ chức tiếp nhận học sinh, sinh viên khi đến KCB, có thái độ phục vụ tốt, tránh phiền hà.
- Giới thiệu học sinh sinh viên lên đúng tuyến chuyên môn kĩ thuật để điều trị bệnh nếu vượt quá khả năng tuyến dưới.
e.4. Cơ quan BHXH
e.4.1. Quyền lợi
- Qui định trích lập và sử dụng quỹ BHYT
- Kiểm tra, giám sát thu hồi thẻ trường hợp phát hiện sai phạm (lạm dụng thẻ, mượn thẻ).
- Điều tiết,cân đối quỹ KCB BHYT học sinh sinh viên, sử dụng quỹ kết dư theo đúng qui định.
- Kiểm tra, giám sát việc tiếp nhận và thực hiện chế độ BHYT tại các bệnh viện, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HS SV tham gia BHYT, từ chối chi trả trợ cấp BHYT đối với trường hợp KCB không đúng qui định.
e.4.2. Trách nhiệm.
- Quản lý và sử dụng quỹ BHYT học sinh đảm bảo an toàn, chống lạm dụng quỹ.
- Kí hợp đồng trách nhiệm với nhà trường về tổ chức thu BHYT học sinh.
- Kí hợp đồng KCB với các bệnh viện nhằm đảm bảo tiếp nhận và KCB cho HS SV thực hiện BHYT được thuận tiện và hợp lí.
- Tổ chức phát hành thẻ và phiếu KCB BHYT.
- Trích quỹ theo qui định về YTTH và tạm ứng kinh phí KCB cho các cơ sở Y tế theo qui định.
- Phối hợp với các ban ngành của thành phố, quận, huyện tổ chức triển khai BHYT học sinh theo đúng qui định. Phối hợp với Ban chỉ đạo y tế học đường của thành phố nhằm nâg cao chất lượng hoạt động y tế học đường của các trường.
g. Tổ chức thực hiện BHYT học sinh, sinh viên.
Cơ quan BHXH Việt Nam là cơ quan sự nghiệp thuộc chính phủ, không phải đơn vị kinh doanh như các tổ chức bảo hiểm thương mại khác.
Theo NĐ số 63/2005/NĐ - CP ngày 16/5/2005 của chính phủ: BHYT theo điều lệ này mang tính xã hội, không vì mục tiêu lợi nhuận, hướng tới mục tiêu công bằng, hiệu quả trong KCB và toàn dân được tham gia. BHYT được tổ chức thực hiện như sau:
- BHXH các cấp phối hợp cơ quan giáo dục đào tạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giải thích về BHYT, BHXH Việt Nam nói chung và BHYT học sinh, sinh viên nói riêng, nhất là đối với cha mẹ học sinh.
- Cơ quan giáo dục đào tạo, cơ quan y tế cùng cấp và BHXH phối hợp xây dựng, duy trì và đẩy mạnh YTTH, triển khai tốt nội dung hoạt động của công tác YTTH.
- Cơ quan BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc TW xây dựng đề án BHYT học sinh, sinh viên báo cáo với giám đốc sở y tế, giám đốc sở giáo dục và đào tạo xem xét và trình chủ tịch UBND tỉnh, thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện ở địa phương khi đề án duyệt.
- Các cơ sở y tế chỉ đạo các bệnh viện thuộc sở, phục vụ tốt người bệnh có thẻ BHYT học sinh khi đến KCB nội, ngoại trú.
- Nhà trường chịu trách nhiệm theo dõi, thanh toán, quyết toán phần kinh phí BHYT học sinh, sinh viên để lại nhà trường, báo cáo cơ quan tài chính đồng cấp phê duyệt.
- Cơ quan giáo dục đào tạo, cơ quan y tế cùng cấp, phối hợp, tổ chức các hội nghị liên ngành để tổ chức triển khai thực hiện BHYT học sinh, đánh giá, tổng kết và đề ra biện pháp đẩy mạnh công tác BHYT học sinh trong giai đoạn cụ thể.
Thực hiện BHYT học sinh là thực hiện chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước, thể hiện sự quan tâm chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho thế hệ trẻ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện cả trí và lực cho học sinh. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc cần phản ánh kịp thời về liên ngành để giải quyết.
CHƯƠNG HAI
THỰC TRẠNG BHYT HỌC SINH, SINH VIÊN
TẠI BHXH HUYỆN SÓC SƠN
1. Vài nét về cơ quan BHXH huyện Sóc Sơn
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của BHXH huyện Sóc Sơn.
a. Sự thành lập và phát triển của BHXH huyện Sóc Sơn.
Theo quyết định số 01 năm 1995 của giám đốc bảo hiểm xã hội về việc
thành lập BHXH thành phố Hà Nội và các quận huyện trực thuộc, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện Sóc Sơn được thành lập trực thuộc quản lí nghiệp vụ của bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội. Ngày đầu thành lập, cơ quan với 7 cán bộ công chức thực hiện quản lí 99 đơn vị đăng kí trích nộp BHXH, hoạt động trên địa bàn huyện với 26 xã, thị trấn.
Dưới sự chỉ đạo trực tiếp nghiệp vụ bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, và sự lãnh đạo của huyện uỷ, HĐNĐ-UBND huyện Sóc Sơn, cơ quan BHXH Sóc Sơn luôn thực hiện tốt nhiệm vụ đựơc giao.Triển khai thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động bao gồm: trợ cấp ốm đau, trợ cấp thai sản, trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ hưu trí, chế độ tử tuất.Thực hiện trên các mặt thu BHXH bắt buộc, chi các chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo quyền lợi cho người lao động theo luật định.
Cuối năm 1997 cơ quan bảo hiểm xã hội Sóc Sơn chính thức hoạt động tại trụ sở chính cho đến nay.
Sau quyết định số 20/2002/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 24/1/2002 về việc chuyển BHYT Việt Nam sang BHXH Việt Nam, đồng thời thực hiện thông tư liên tịch số 9/2002/TTLT-BTCCBCP-BLĐTBXH-BTC-BYT của Ban tổ chức cán bộ chính phủ-Bộ lao động-Thương binh xã hội-Bộ tài chính-Bộ y tế ngày 8/02/2002 hướng dẫn về việc chuyển BHYT sang BHXH Việt Nam, cơ quan quản lí gồm bộ ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status