Nghiên cứu quá trình xử lý enzyme để nâng cao hiệu suất trích ly và phân tích khả năng kháng oxy hóa của dịch trích lipid từ rong biển nâu - pdf 24

Tải miễn phí luận văn


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Đề tài “Nghiên cứu quá trình xử lý enzyme để nâng cao hiệu suất trích ly và phân tích
khả năng kháng oxy hóa của dịch trích lipid từ rong biển nâu”. Thí nghiệm được tiến hành
trên cơ sở phân tích và lựa chọn các điều kiện thích hợp cho việc trích ly lipid từ rong mơ đạt
tỷ lệ thu hồi dịch trích lipid thô cao. Yếu tố khảo sát gồm có: lựa chọn kích thước nguyên liệu,
nồng độ enzyme, nhiệt độ và thời gian ủ enzyme để đạt được tỷ lệ thu hồi dịch trích cao. Kết
quả khảo sát thí nghiệm trước là cơ sở tiến hành thí nghiệm tiếp theo. Tiến hành phân tích khả
năng kháng oxy hóa và thành phần acid béo của dịch trích thu được từ quá trình trích ly với
các điều kiện khảo sát trên.
Sau thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thí nghiệm thu được kết quả như sau: kích thước
nguyên liệu thích hợp cho trích ly là 0,25 mm, nồng độ enzyme là 1,5% với nhiệt độ và thời
gian ủ enzyme P-glucanase là 55 - 600C trong 4h, Viscozyme là 45 - 500C trong 8h.
Đối với kết quả phân tích thành phần aicd béo thì hàm lượng các acid béo no cao hơn
hàm lượng acid béo không no, tuy nhiên tỷ lệ các acid béo không no quan trong (Omega 3, 6,
9, tiền DHA) thì chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có nhiều yếu tố thể gây ảnh hưởng đến kết quả
(nguyên liệu, quy trình, nhiệt độ, ánh sáng, oxy, phương pháp bảo quản,...) do có nhiều hạn
chế trong quá trình thực hiện nên còn nhiều thiếu sót, để hoàn thiện đề tài kiến nghị cần có
thêm các nghiên cứu khác.


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người được nâng cao. Con người không chỉ
quan tâm đến vấn đề ăn mặc, ở đơn giản như trước đây mà còn có những yêu cầu cao hơn.
Khi đời sống được nâng cao, con người ngày càng quan tâm hơn đến sức khỏe của mình. Do
đó, những thực phẩm, vật dụng có thể gây hại cho sức khỏe dần bị loại bỏ và được thay thế
bằng các sản phẩm được sản xuất từ các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên. Nhu cầu của con
người là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy xã hội phát triển và cũng là động
lực thúc đẩy các nhà khoa học, nhà sản xuất tìm tòi, sáng tạo ra nhiều sản phẩm mới.
Với sự phát triển của khoa học, con người đã biết cách chiết xuất ra nhiều hợp chất có
nguồn gốc tự nhiên có lợi cho sức khỏe con người và ứng dụng chúng vào các ngành công
nghiệp trong đời sống thông qua nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp thực phẩm, công
nghiệp dệt may, xây dựng... Trong đó, việc ứng dụng các thành tựu khoa học vào ngành công
nghiệp thực phẩm đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người.
Hiện nay, có rất nhiều hợp chất được chiết xuất từ thiên nhiên đã được ứng dụng rộng rãi vào
đời sống. Những chất được trích ly đó thường là hợp chất có khả năng kháng oxy hóa như
hợp chất polyphenol (phlorotannin), carotenoid, flavonoid,...các thành phần này được sử dụng
trong thực phẩm như một loại thực phẩm chức năng phòng ngừa bệnh.
Việt Nam có hệ động vật, thực vật vô cùng phong phú, có nhiều gen quý hiếm đặc
trưng cho khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Một trong những điều kiện tạo nên sự phong phú và giàu
có ấy chính là vùng biển nhiệt đới với bờ biển dài 3200km bao bọc hết phía đông và nam đất
nước. Một trong những nguồn tài nguyên phong phú và có giá trị mà vùng biển ban tặng cho
chúng ta là rong biển. Rong biển là loại thực vật biển phong phú, quý giá được dùng làm
nguyên liệu chế biến thành các sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và thực phẩm. Từ lâu
rong biển đã được coi là đối tượng nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta trữ
lượng rong biển rất lớn, là nguồn tài nguyên chiếm vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh tế
biển Việt Nam. Ngành rong biển có nhiều loài, một trong những loài có nhiều chức năng ưu
việt được các nhà nghiên cứu quan tâm tới là ngành rong Nâu, điển hình là rong Mơ. Gần đây,
ngành nuôi trồng và chế biến rong biển nổi lên như một ngành công nghiệp mới mang lại một
số thành tựu nhất định. Nhiều công trình nghiên cứu về giá trị dinh dưỡng cũng như dược học
từ rong biển đã được công bố và ứng dụng rộng rãi trên toàn cầu. Người ta phát hiện ra nhiều
thành phần quý có trong rong biển như: Iod, alginate, fucodan, hợp chất chống oxy hóa



0Z2ueiww5f4xDk3
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status