Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại MB Bank Bắc Hải, Hải Phòng - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 4
1.1. Ngân Hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân Hàng thương mại 4
1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại 4
1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại. 8
1.1.2.1. Hoạt động huy động vốn 8
1.1.2.2. Hoạt động sử dụng vốn: 11
1.1.2.3. Hoạt động trung gian 14
1.2. Hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ của Ngân hàng thương mại 16
1.2.1. Đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ 16
1.2.2. Vai trò của hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại đối với DNVVN 18
1.2. 3. Các hình thức cho vay của NHTM đối với DNVVN 21
1.3. Mở rộng hoạt động cho vay của NHTM đối với DNVVN 24
1.3.1. Quan điểm về mở rộng hoạt động cho vay 24
1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh mở rộng hoạt động cho vay 25
1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động cho vay của NHTM 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB, CHI NHÁNH BẮC HẢI, TP.HẢI PHÒNG 32
2.1. Tổng quan về Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng. 32
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 32
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy 33
2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức của chi nhánh. 33
2.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban 35
2.1.2.3. Các hoạt động của Chi nhánh. 37
2.1.2.3.1. Hoạt động huy động vốn: 37
2.1.2.3.2. Hoạt động tín dụng: 38
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng. 39
2.1.3.1 Nguồn vốn: 39
2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn (Hoạt động tín dụng). 42
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 47
2.2.1. Thực trạng chung 47
2.2.2. Đánh giá thực trạng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 50
2.2.2.1. Những kết quả đạt được 50
2.2.2.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân 52
2.2.2.2.1. Những tồn tại và hạn chế 52
2.2.2.2.2. Nguyên nhân 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI DNVVN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI, CHI NHÁNH BẮC HẢI, TP.HẢI PHÒNG 58
3.1. Định hướng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong thời gian tới 58
3.2. Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng 61
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kiểm định. 62
3.2.3. Chú trọng phát phát triển và thực hiện tốt hoạt động huy động vốn 62
3.2.4. Không ngừng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn cho cán bộ và các chuyên viên quan hệ khách hàng (Cán bộ, chuyên viên tín dụng) 64
3.2.5. Hoàn thiện và đổi mới chính sách chăm sóc khách hàng. 64
3.3 Một số kiến nghị 65
3.3.1 Kiến nghị đối với NHNN 65
3.3.2. Về phía Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải 66
3.3.3. Kiến nghị đối với các DNVVN 67
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 72


Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghịêp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng.
Trong điều kiện của những bước đi thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNVVN là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNVVN là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNVVN ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm - hạn chế lạm pháp.
Nhưng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất, làm tiền đề cho các khó khăn nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy doanh nghiệp này phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNVVN đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng cũng phải quan tâm giải quyết.
Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNVVN còn rất hạn chế vì các DNVVN khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp tín dụng nhằm phát triển DNVVN đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNVVN hiện nay, sau một thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng em đã chọn đề tài : “Mở rộng hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP. Hải Phòng” cho chuyên đề cuối khoá của mình.

Nội dung chuyên đề bao gồm 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động cho vay của NHTM đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chương 2: Thực trạng hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội – MB, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Chi nhánh Bắc Hải, TP.Hải Phòng
















CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NHTM ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1. Ngân Hàng thương mại và các hoạt động cơ bản của Ngân Hàng thương mại
1.1.1. Khái niệm Ngân Hàng thương mại
 Lịch sử phát triển ngân hàng: Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của nền sản xuất hàng hoá. Khi nền kinh tế phát triển kéo theo sự phát triển của ngân hàng, sự phát triển của hệ thống ngân hàng là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Theo các nhà sử học và ngôn ngữ học “ngân hàng” có nguồn gốc từ tiếng Pháp cổ “Banque” và tiếng Ý cổ “Banca” đều được dùng để “chỉ cái ghế dài” hay “bàn của người đổi tiền”. Điều này miêu tả khá rõ những gì mà những nhà sử học đã quan sát và những ngân hàng đầu tiên xuất hiện hơn 2000 năm trước đây. Họ là những người đổi tiền thường ngồi ở bàn hay ở một cửa hiệu nhỏ trong trung tâm thương mại giúp các nhà du lịch đến thành phố đổi ngoại tệ lấy nội tệ và chiết khấu thương phiếu giúp các nhà buôn có vốn kinh doanh. Như vậy nghề ngân hàng bắt đầu với nghiệp vụ đổi tiền hay đúc tiền của các thợ vàng. Việc lưu hành những đồng tiền riêng của mỗi quốc hay vùng lãnh thổ kết hợp với thương mại và giao lưu quốc tế tạo ra yêu cầu đổi tiền và đúc tiền tại các cửa khẩu hay trung tâm thương mại. Người làm nghề đúc đổi tiền thực hiện kinh doanh tiền tệ bằng cách đổi ngoại tệ lấy bản tệ và ngược lại. Lợi nhuận thu được là từ chênh lệch giá mua bán. Người làm nghề đổi tiền thường là người giàu trước đó có thể đã làm nghề cho vay nặng lãi. Họ thường có két tốt để cất giữ đảm bảo an toàn. Do yêu cầu cất trữ tiền của các lãnh chúa, các nhà buôn… nhiều người làm nghề đúc tiền đổi tiền thực hiện luôn cả nghiệp vụ cất trữ hộ. Thực hiện cất trữ hộ làm tăng thu nhập làm tăng khả năng đa dạng các loại tiền tăng qui mô tài sản của người kinh doanh tiền tệ. Việc cất trữ hộ nhiều người khác là điều kiện để thực hiện thanh toán hộ và thanh toán không dùng tiền mặt. Với những ưu điểm của mình thanh toán không dùng tiền mặt đã thu hút các thương gia gửi tiền nhiều hơn. Trong điều kiện lưu thông tiền kim loại (bạc hay vàng), các chủ cửa hàng vàng bạc vừa đổi tiền vừa thanh toán hộ, vừa đúc tiền. Những ngân hàng loại này được gọi là ngân hàng của những thợ vàng. Nghề ngân hàng cũng được bắt đầu từ những người cho vay nặng lãi. Một số người cho vay nặng lãi đã thực hiện cả nghiệp vụ đổi tiền, giữ hộ và thanh toán hộ.
Những người kinh doanh tiền tệ đầu tiên đã dùng vốn tự có để cho vay, nhưng điều đó đã nhanh chóng được thay đổi. Từ hoạt động thực tiễn các chủ Ngân hàng nhận thấy thường xuyên có người gửi tiền vào và có người lấy tiền ra, song tất cả người gửi không rút tiền một lúc nên đã tạo số dư thường xuyên ở Ngân hàng. Do tính chất vô danh của tiền, chủ ngân hàng có thể sử dụng tạm thời một phần tiền gửi của khách hàng để cho vay. Hoạt động cho vay tạo nên lợi nhuận lớn cho ngân hàng, do vậy các ngân hàng đều tìm cách mở rộng thu hút tiền gửi để cho vay bằng cách trả lãi cho người gửi tiền. Bằng cách cung cấp các tiện ích khác nhau mà ngân hàng huy động được ngày càng nhiều tiền gửi, là điều kiện để mở rộng cho vay và hạ lãi suất cho vay.
Hình thức ngân hàng đầu tiên – ngân hàng của các thợ vàng, hay ngân hàng của những kẻ cho vay nặng lãi thực hiện cho vay với các cá nhân chủ yếu là những người giàu: quan lại, địa chủ… nhằm mục đích phục vụ tiêu dùng. Nhiều chủ ngân hàng lớn còn mở rộng cho vay đối với vua chúa, nhằm tài trợ một phần nhu cầu chi tiêu cho chiến tranh. Hình thức cho vay chủ yếu là thấu chi cho phép khách hàng chi nhiều hơn số tiền gửi tại ngân hàng, một hình thức cho vay có nhiều rủi ro. Do lợi nhuận từ cho vay rất cao nhiều chủ ngân hàng đã lạm dụng ưu thế của chứng chỉ tiền gửi (lưu thông thay vàng hay bạc), phát hành chứng chỉ tiền gửi khống để cho vay. Thực trạng này đã đẩy nhiều ngân hàng đến chỗ mất khả năng thanh toán và phá sản. Sự sụp đổ của các ngân hàng gây khó khăn cho hoạt động thanh toán, ảnh hưởng xấu đến hoạt động buôn bán. Hơn nữa lãi suất cao nên những nhà buôn không thể sử dụng nguồn vốn này. Trước tình hình có nhiều nhà buôn tự thành lập ngân hàng, gọi là ngân hàng thương mại. Như vậy ngân hàng thương mại được hình thành xuất phát từ vận động của tư bản thương nghiệp, và gắn liền với quá trình luân chuyển của tư bản thương nghiệp. Ngân hàng thương mại cũng thực hiện các hoạt động truyền thống của ngân hàng như huy động tiền gửi, thanh toán, cất giữ hộ và cho vay. Tuy nhiên , điểm khác nhau giữa ngân hàng


ue50Cb1qrcbm8jE
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status