Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế tại Sở giao dịch Vietcombank



Ngày nay, hoạt động thanh toán quốc tế đóng vai trò là hoạt động không thể thiếu trong các thương vụ xuất nhập khẩu. Nó góp phần làm cho hoạt động này nhanh chóng, đơn giản đi rất nhiều. Đối với các ngân hàng khác, hoạt động tín dụng nổi trội hơn cả, nhưng tại SGD Vietcombank, thanh toán quốc tế là một thế mạnh trong các dịch vụ phi tín dụng, duy trì vị trí dẫn đầu trong các ngân hàng TMCP có thị phần cao nhất về thanh toán quốc tế.





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Năm 1991, NHNT VN thành lập Sở Giao dịch NHNT TW trực thuộc NHNT VN. Trong thời gian đầu thành lập, SDG là đơn vị phụ thuộc NHNT TW (Hội sở chính), thực hiện các hoạt động của NHNT TW. SGD đóng vai trò là đầu mối thực thi chiến lược phát triển các phát triển, dịch vụ của NHNT VN với các khách hàng của NHNT VN.
Cùng với sự phát triển của NHNT VN và SGD ( trực thuộc NHNT VN ) cũng ngày một phát triển và mở rộng cả về quy mô và nghiệp vụ:
- Tháng 9/1999, NHNT VN đưa vào ứng dụng tại SGD hệ thống ngân hàng bán lẻ VCB 2010 – một bộ phận của chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng. Việc áp dụng hệ thống VCB – 2010 giúp NHNT VN nói chung và SGD nói riêng không những tiêu chuẩn hóa loại hình nghiệp vụ, quy trình xử lý, giúp ngắn thời gian giao dịch của khách hàng…mà còn làm nền tảng cho sự phát triển công nghệ sau này.
- Ngày 20/12/2001, NHNT VN khai trương tòa nhà VCB Tower tại địa chỉ số 168 đường Trần Quang Khải- TP Hà Nội. NHNT TW ( Hội sở chính ) và SGD NHNT TW được đặt tại trụ sở này.
- Kể từ khi thành lập, SGD đã thành lập thêm mạng lưới các phòng giao dịch trên khắp địa bàn TP Hà Nội, đến nay đã có 21 phòng giao dịch, tăng thời gian giao dịch tại các phòng giao dịch này để tạo điều kiện thuận lợi giao dịch, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Cùng với toàn bộ hệ thống NHNT VN, SGD thực hiện đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, đưa ra nhiều sản phẩm mới, đi đầu trong ngành ngân hàng.
- Từ 01/01/2006, Sở giao dịch ngân hàng ngoại thương Việt Nam tách ra độc lập với Hội sở chính, có vai trò như một chi nhánh cấp I trong hệ thống Ngân hàng Ngoại thương.
- Kể từ đây, toàn bộ giao dịch của các tổng công ty sẽ do hội sở chính quản
lý, còn giao dịch của tất cả các đối tượng khách hàng khác, doanh nghiệp, cá nhân… sẽ do SGD thực hiện.
- Sở giao dịch hiện nay là một trong những chi nhánh lớn nhất và tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho toàn hệ thống NHNT. Sở giao dịch thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong nhiều năm qua, sở giao dịch liên tục chiếm vị trí nhất nhì về hiệu quả kinh doanh trong số 25 chi nhánh của ngân hàng.
- Để mở rộng mạng lưới, trong năm 2008 SGD đã tiến hành khảo sát, đàm phán, và ký hợp đồng thuê địa điểm, xây dựng, cải tạo các địa điểm lắp đặt máy ATM, triển khai lắp camera cho các máy ATM, đồng thời tìm kiếm địa điểm và sửa chữa cơ sở vật chất cho các phòng giao dịch.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của SGD Vietcombank
Sở giao dịch chịu sự điều hành của một ban giám đốc bao gồm một giám đốc sở và ba phó giám đốc phụ trách các mảng kinh doanh khác nhau. Hiện nay, SGD có khoảng hơn 700 người chia thành các phòng ban như: phòng kế toán tài chính, phòng tổ chức cán bộ, phòng đầu tư dự án, phòng tín dụng ngắn hạn, phòng hối đoái, phòng kế toán giao dịch, phòng kiểm tra nội bộ, phòng kinh doanh ngoại tệ, phòng ngân quỹ, phòng quản lý và khai thác tài sản xiết nợ. phòng thanh toán các ngân hàng, phòng thanh toán nhập khẩu, phòng thanh toán xuất khẩu, phòng thanh toán thẻ, phòng tiết kiệm, phòng vay nợ viện trợ, và 25 phòng giao dịch được đặt trong thành phố Hà Nội.
Trong mô hình tổ chức của SGD Vietcombank, mỗi vị trí có chức năng, nhiệm vụ khác nhau:
- Giám đốc: Là người điều hành cao nhất tại SGD, có trách nhiệm quản lý, tổ chức điều hành hoạt động, quyết định hoạt động kinh doanh của SGD đúng chức năng nhiệm vụ đã được quy định và theo phân cấp/ ủy quyền của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam trong từng thời kỳ. Giám đốc SGD chịu trách
P.Quan hệ khách hàng
Phòng/ tổ tổng hợp
Phòng/tổ Quản lý nợ
Phòng Kế toán
Phòng Thanh toán quốc tế
Phòng hành chính nhân sự
Phòng kinh doanh - DVNH
Phòng/tổ kiểm tra nội bộ
Giám đốc
Các PGD
Phòng ngân quỹ
Các Phó Giám đốc
Phòng thanh toán thẻ
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của SGD Vietcombank
nhiệm trước Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phó giám đốc: Giúp Giám đốc SGD chỉ đạo, điều hành một số mặt công tác do Giám đốc phân công và thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giao. Chịu trách nhiệm trước Giám đốc SGD, Tổng giám đốc và pháp luật về các nhiệm vụ được phân công hay những công việc được Giám đốc SGD ủy quyền.
- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Mỗi phòng chuyên môn nghiệp vụ tại SGD có một Trưởng phòng điều hành, giúp việc cho Trưởng phòng có một số Phó trưởng phòng. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Trưởng phòng/Phó trưởng phòng tại SGD do Giám đốc Chi nhánh quyết định, trừ các Trưởng phòng co Tổng giám đốc bổ nhiệm.
Mối quan hệ công việc giữa các phòng ban trong SGD Vietcombank:
Giữa các phòng ban của SGD Vietcombank có mối liên hệ mật thiết với nhau. Các phòng tham mưu thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm hỗ trợ cho các phòng ban khác hoạt động liên tục và liền mạch. Ngược lại, mỗi phòng nghiệp vụ đều phải phối hợp với các phòng tham mưu để quá trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra thuận lợi và trôi chảy. Phòng vốn và kinh doanh ngoại tệ là phòng quan trọng nhất trong việc phụ trách hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn. đây là phòng nghiên cứu và chịu trách nhiệm đưa ra các chính sách sản phẩm, chính sách lãi suất cũng như việc đưa ra các kế hoạch kinh doanh ngoại tệ, tiền gửi tiền vay. Các phòng tiết kiệm, kế toán giao dịch, hối đoái và phòng giao dịch là các phòng triển khai công tác huy động vốn và được chuyên môn hóa công tác hoạt động. phòng tiết kiệm chỉ làm nhiệm vụ huy động vốn dưới dạng sổ tiết kiệm, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi cho khách hàng là tổ chức và cá nhân. Phòng hối đoái thực hiện việc huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản thanh toán vãng lai và tài khoản có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ cho khách hàng là các cá nhân. Phòng kế toán giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản giao dịch và tài khoản có kỳ hạn cho các khách hàng là các cá nhân. Phòng kế toán giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn dưới hình thức mở tài khoản giao dịch và tài khoản có kỳ hạn cho các khách hàng là các tổ chức. Các phòng giao dịch tuy được đặt ở nhiều địa điểm khác nhau, không tập trung cùng địa điểm với SGD nhưng hoạt động của các phòng này lại có liên quan mật thiết với phòng ngân quỹ. Phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ của phòng tiết kiệm, phòng hối đoái nhưng với quy mô nhỏ hơn.
2.1.3 Các hoạt động kinh doanh chính của SGD
2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2005-2008
Sở huy động vốn thông qua nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng cả nội tệ và ngoại tệ của các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó Sở còn phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu ngân hàng và thực hện các hình thức huy động khác theo quy định của NHNT. Khi cần thiết, SGD còn có thể vay vốn của các tổ chức tài chính, tín dụng trong nước theo quy định của NHNT. Ngoài ra, Sở còn tiếp nhận...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status