Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bách Khoa - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Hoàn thiện quản lý thanh toán không dùng tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Bách Khoa



MỤC LỤC
Trang
 
LỜI GIỚI THIỆU 1
CÁC CHỮ VIẾT TẮT 2
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ TTKDTM TRONG NHTM 3
1.1 NHTM và hoạt động thanh toán của NHTM 3
1.2 Hoạt động TTKDTM tại NHTM 4
1.2.1 Khái niệm TTKDTM 4
1.2.2 Đặc điểm của TTKDTM 4
1.2.3 Vai trò của TTKDTM 5
1.2.4 Các loại TTKDTM 8
1.3 Quản lý TTKDTM trong NHTM 10
1.3.1 Khái niệm quản lý TTKDTM 10
1.3.2 Nội dung quản lý TTKDTM trong NHTM 11
1.3.3 Vai trò của quản lý TTKDTM trong NHTM 14
1.3.4 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động quản lý TTKDTM 17
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý TTKDTM 18
1.4.1 Các nhân tố chủ quan 18
1.4.2 Các nhân tố khách quan 19
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TTKDTM TẠI CHI NHÁNH BÁCH KHOA 21
2.1 Khái quát chung về Chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh Bách Khoa 21
2.1.1 Các hoạt động kinh doanh 21
2.1.2 Cơ cấu tổ chức 21
2.1.3 Tình hình hoạt động trong giai đoạn 2007 - 2009 22
2.1.4 Định hướng hoạt động kinh doanh 22
2.2 Thực trạng TTKDTM tại Chi Nhánh Bách Khoa 23
2.2.1 Tình hình chung TTKDTM 23
2.2.2 Thực trạng hoạt động TTKDTM theo các hình thức 24
2.2.3 Thực trạng hoạt động TTKDTM theo đối tượng thanh toán 29
2.3 Thực trạng quản lý TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa 30
2.3.1 Thực trạng quản lý TTKDTM tại Chi nhánh 30
2.3.2 Đánh giá về công tác quản lý hoạt động TTKDTM tại Chi nhánh 41
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TTKDTM TẠI CHI NHÁNH BÁCH KHOA 49
3.1 Phương hướng hoàn thiện quản lý TTKDTM tại Chi nhánh 49
3.2 Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý TTKDTM cho Chi nhánh Bách Khoa 50
3.3 Điều kiện để thực hiện các kiến nghị 54
KẾT LUẬN 60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


tiêu
2007
2008
2009
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
Số tiền
Tỷ trọng
UNC
695.142
26,754%
1.406.317
20,24%
962.558
13,71%
UNT
415
0,016%
217.478
3,13%
129.184
1,84%
TT bằng séc
136.669
5,26%
450.244
6,48%
405.102
5,77%
TT điện tử
1.766.043
67,97%
4.874.166
70,15%
5.524.001
78,68%
TTKDTM
2.598.269
100%
6.948.205
100%
7.020.845
100%
(Nguồn: Báo cáo TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa năm 2007, 2008, 2009)
Qua số liệu trong bảng trên ta thấy cơ cấu về khối lượng và tỷ trọng của các hình thức TTKDTM thay đổi liên tục trong giai đoạn này. Năm 2007, hai hình thức chiếm tỷ trọng cao nhất là thanh toán theo hình thức UNC đạt 695.142 triệu đồng chiếm 26,754% trong tổng trị giá TTKDTM của Chi nhánh Bách Khoa thì thanh toán điện tử chiếm tới 67,97% với 1.766.043 triệu đồng. Tới năm 2008 thanh toán bằng UNC giảm xuống chỉ còn 20,24% thì thanh toán điện tử tiếp tục tăng lên 4.874.166 triệu đồng trong tổng TTKDTM 6.948.205 triệu đồng tại Chi nhánh. Sự tăng trưởng của hình thức thanh toán điện tử còn được ghi nhận rõ hơn khi năm 2009 thanh toán điện tử đạt 5.524.001 triệu đồng chiếm 78,68% TTKDTM tại Chi nhánh tăng 13,33% so với năm 2008, trong khi đó còn thanh toán UNC, UNT, séc đều giảm so với năm 2008.
Trước hết, để đạt được kết quả như trên là do Chi nhánh Bách Khoa đã trang bị đầy đủ máy vi tính và thực hiện nối mạng để thanh toán. Việc thanh toán chuyển tiền qua mạng vi tính đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện, chính xác, an toàn đã tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch. Thứ hai, là việc thực hiện tin học hoá công nghệ thanh toán đã đẩy nhanh được tốc độ thanh toán, khắc phục được tình trạng chậm trễ, sai sót. Sau đó phải kể đến việc hoàn thành tốt việc lập kế hoạch và tổ chức trong quá trình thanh toán của Chi nhánh. Hai hình thức thanh toán còn lại là thanh toán bằng séc và UNT do ít được chú trọng và cũng chưa có điều kiện phát triển luôn chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong TTKDTM.
* Thanh toán bằng UNC
UNC là một hình thức TTKDTM khá quan trọng trong mọi NHTM được thể hiện không chỉ trong khối lượng thanh toán mà còn cả trong những ưu điểm (như thủ tục thanh toán đơn giản) của hình thức này so với hình thức thanh toán bằng UNT và thanh toán bằng séc. Hiện nay, UNC tại Chi nhánh Bách Khoa có xu hướng giảm rõ rệt là do đặc điểm của sự phát triển trong TTKDTM đặc biệt là sự phát triển của thanh toán điện tử. Qua Bảng 03 ta thấy, hình thức thanh toán bằng UNC cùng với thanh toán điện tử đóng vai trò chủ yếu trong công tác TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa. Cụ thể năm 2007 hình thức này đạt 695.142 triệu đồng chiếm 26,754% trong khi đó thanh toán điện tử chiếm 67,97%. Nhưng với sự phát triển của hình thức thanh toán điện tử thì thanh toán bằng UNC nói riêng và các hình thức thanh toán KDTM khác nói chung đều giảm. Năm 2008 thanh toán bằng UNC chiếm 20.24% với khối lượng 1.406.317 triệu đồng trong tổng TTKDTM mặt tăng 102,3% so với năm trước. Năm 2009, thanh toán bằng hình thức UNC đạt doanh số 962.558 triệu đồng chiếm 13,71% trong tổng TTKDTM, giảm 31,55% so với năm 2008. Nguyên nhân của sự suy giảm trên là chương trình máy vi tính chưa phù hợp trong việc khớp chứng từ và thanh toán theo hình thức này các đơn vị mua thường hay chiếm dụng vốn của đơn vị bán. Hiện nay với những thay đổi trong công tác trả lương, trả công, nộp thuế… hình thức UNC được kỳ vọng sẽ ngày càng phát triển và Chi nhánh Bách Khoa đã bắt đầu có những thay đổi trong việc lập kế hoạch và phát triển hình thức này trong những năm tới.
* UNT
Do khá nhiều nguyên nhân cho nên đây là hình thức được sử dụng ít trong nhất trong các hình thức TTKDTM tại Chi nhánh Bách Khoa hiện nay, thể hiện qua số liệu trong Bảng 03. UNT chỉ chiếm 0,016% vào năm 2007 và tăng lên 3,13% vào năm 2008, trong khi đó UNC thì chiếm 1,84% năm 2009. Nhìn chung UNT phát triển chậm và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số TTKDTM, chỉ chiếm khoảng 0,9% trong tổng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. Cụ thể, năm 2007 là 415 triệu đồng, năm 2008 là 217.478 triệu đồng, năm 2009 là 129.184 triệu đồng. Cũng giống như hình thức UNC, nếu xét sự tăng giảm tương đối thì giai đoạn 2008 – 2009, UNT giảm 88.294 triệu đồng trong khi tăng với con số 217.063 triệu đồng ở giai đoạn 2007 - 2008.
* Thanh toán bằng séc
Hiện nay tại Việt Nam thanh toán bằng séc trong vẫn còn khá mới mẻ mặc dù đó là một trong các hình thức TTKDTM hữu hiệu khi giảm các chi phí phát sinh trong các giao dịch mua bán. Dựa vào Bảng 03 ta thấy. thanh toán bằng séc năm 2007 đạt 5,26% là 136.669 triệu đồng trong tổng TTKDTM, đây là một khối lượng khá thấp biểu hiện sự kém phát triển của hình thức này. Mặc dù năm 2008 thanh toán bằng séc tăng lên 450.244 triệu, tức tăng 229,44% so với cùng kỳ năm 2007, nhưng tỷ trọng của nó trong TTKDTM vẫn rất thấp (6,48%). Năm 2009, thanh toán bằng séc là 405.102 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,77% trong tổng TTKDTM giảm 10,03% so với năm 2008. Qua sự phân tích trên cho thấy phần nào sự thiếu quan tâm của Chi nhánh Bách Khoa trong việc quản lý cũng như phát triển hình thức thanh toán séc, cụ thể trong việc triển khai kế hoạch đối với hình thức này khi mà trong nhiều năm chưa có một văn bản cụ thể để phát triển. Nguyên nhân chủ yếu cần xét đến là thanh toán bằng séc có nhiều hạn chế như: phạm vi thanh toán còn hẹp, mức thu nhập của đại bộ phận những người dân còn thấp, thời hạn hiệu lực thanh toán séc dài gây khó khăn trong việc kiểm soát và hạn chế sự thúc đẩy quá trình luân chuyển vốn. Để đẩy mạnh thanh toán séc cần quản lý tốt hơn việc phát hành và đưa séc vào thanh toán, ngoài ra phải bổ sung quy định chặt chẽ cách hạch toán séc để đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia, giúp cho việc kiểm soát được dễ dàng, đảm bảo an toàn tài sản trong khâu thanh toán.
* Thanh toán điện tử
Với việc ngành Ngân hàng đã và đang áp dụng những thành tựu của công nghệ thông tin và kết hợp với xu thế phát triển của ngân hàng vào công tác TTKDTM, năm 2007 chuyển tiền điện tử bắt đầu được sử dụng nhiều và rộng rãi nhờ có được những ưu điểm vượt trội so với những hình thức thanh toán khác khi chiếm tới 67,97% về tỷ trong và đạt 1.766.043. Năm 2008, chuyển tiền điện tử đạt 13.358 món với giá trị 4.874.166 triệu đồng về tỷ trọng vẫn chiếm 70,15% trong tổng số TTKDTM nhưng khối lượng đã tăng gần gấp 3 năm. Đến năm 2009: hình thức thanh toán này tiếp tục tăng lên đạt 19.065 món với giá trị 5.524.001 triệu đồng chiếm 78,68%, khối lượng tăng 13,33% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do Chi nhánh Bách Khoa đã có những giải pháp đổi mới cơ chế, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt, cải tiến hệ thống thanh toán điện tử bằng việc tham gia hệ thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế, giảm thời gian thanh toán điện tử và rất ít xảy ra sai sót. Bên cạnh đó thanh toán điện tử ngày càng được mở rộng thông qua hệ thống máy tính và hệ thống máy rút tiền ATM đã được nhiều người ưa dùng vì thủ tục đơn giản, thời gian luân chuyển chứng từ nhanh, đảm bảo chuyển tiền an toàn, chính xác, đã đáp ứng được nhu cầu thanh toán của khách hàng.
2.2.3 Thực trạng hoạt động TTKDTM theo đối tượng thanh toá...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status