Luận văn NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT SỮA GẤC - pdf 24

Link download miễn phí cho anh em

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGUYÊN LIỆU
1.1.1.GẤC 26
1.1.1.1. Giới thiệu chung:
Cây gấc tên tiếng Anh là Chinese bitter melon hay Chinese bitter cumcumber, tên khoa học là Momordica cochinchinesis spreng thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae). Họ này có khoảng 96 giống 750 loài được trồng chủ yếu ở vùng nhiệt đới nóng ẩm. Riêng ở Việt Nam, có khoảng 30 loài phổ biến nhất là bầu bí, mướp, dưa leo, dưa hấu, khổ qua…
- Nguồn gốc xuất xứ:
Cây gấc có nguồn gốc Châu Á nhiệt đới, mọc hoang trong rừng, sau đó được cư dân phát hiện và đưa về trồng khắp nơi, nhưng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Á như miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Philipin và Việt Nam. Ở nước ta, cây gấc đã được trồng từ lâu và khắp các vùng đất nước nhưng nhiều nhất là ở miền Bắc, chủ yếu để lấy làm thuốc và làm chất màu thực phẩm.
- Phân loại:
Cây gấc trồng ở nước ta có nhiều giống. Tuy nhiên, trong sản xuất hiện nay, chỉ phân biệt 2 loại giống sau đây:
• Gấc nếp: Trái to, vỏ mỏng có nhiều hạt, vỏ trái có màu xanh, gai to, nhiều gai. Khi chín, trái chuyển sang màu đỏ cam rất đậm. Bổ trái ra bên trong có màu vàng tươi, màng bao bọc hạt có màu đỏ tươi rất đậm.
• Gấc tẻ: Trái nhỏ hay trung bình. Vỏ tương đối dày, có ít hạt, gai nhọn. Khi trái chín, bổ ra bên trong cơm có màu vàng nhạt và màng bao bọc hạt thường óc màu đỏ nhạt hay màu hồng.
- Thời vụ trồng, thu hoạch:
Thời vụ trồng gấc tốt nhất ở miền Nam là đầu hay cuối mùa mưa. Ở miền Bắc, thời vụ trồng thường bắt đầu từ tháng 2 dương lịch, khi tiết trời bắt đầu ấm áp.
Ở nước ta, mùa thu hoạch trái gấc ở miền Bắc tập trung từ tháng 9 đến tháng 12, ở miền Nam tập trung chủ yếu vào từ tháng 2 đến tháng 7. Khi vỏ trái chuyển từ màu xanh sang chín đỏ mặc dù cuống còn xanh nên thu hoạch ngay, không nên để chín muồi trên giàn. Nếu sản xuất chất màu nên thu hoạch khi trái đã thật chín đỏ.
1.1.1.2. Thành phần hoá học: 20,23,26,27, 1
Gấc là một loại quả với thành phần các hợp chất sinh học hiếm có mà nước Mỹ và các nước phương Tây rất thích dùng. Vào năm 1989, có một đoàn cựu chiến binh của Mỹ sang Việt Nam khắc phục hậu quả chất độc hóa học sau chiến tranh. Thời bấy giờ, các nhà khoa học tập trung vào việc dùng Vitamin A liều cao để chữa trị cho các quân nhân bị nhiễm chất độc dioxin và ung thư gan. Tuy nhiên, người bệnh thường bị phản ứng phụ, nên các nhà khoa học phải tìm kiếm tiền chất của Vitamin A (beta - carotene) có trong các loại hoa quả như cà rốt, cà chua… để bào chế thuốc chữa bệnh. Cũng thời gian này, cố GS Đinh Ngọc Lâm, Chủ nhiệm khoa Dược Viện Quân y 108, đã phát hiện trong trái gấc có chứa hàm lượng beta caroten cao gấp 68 lần cà chua, cà rốt… nên đã đề xuất sử dụng tinh dầu gấc để bào chế thuốc điều trị ung thư, nhiễm độc dioxin. Kết quả đã làm các nhà khoa học Mỹ sửng sốt. Loại trái cây này chứa nhiều beta- caroten, lycopen và các hợp chất khác có tác dụng vô hiệu hóa 75% các tác nhân gây ung thư, chống ôxy hóa, chống lão hóa tế bào, dưỡng da, chống suy dinh dưỡng và thiếu vi chất cho trẻ em …Các hãng dược phẩm lớn của Mỹ gọi quả gấc là “Quả đến từ thiên đường” (fruit from heaven)


rLa2vc832lZ63Ul
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status