Khảo sát các điều kiện trích ly và phân tích thành phần kháng oxy hóa của dịch trích lipid từ rong biển nâu bằng phương pháp ngâm chiết - pdf 24

Link download miễn phí cho anh em



TÓM TẮT ĐỒ ÁN.
Rong biển (seaweed, marine algae) là loài thực vật biển có giá trị dinh dưỡng cao, được
ứng dụng rộng rãi trên thế giới và ở Việt Nam. Rong nâu là một trong những loài thủy sinh có
chứa thành phần kháng oxy hóa cũng như các acid béo thiết yếu cho cơ thể, đồng thời với sản
lượng dồi dào khoảng 10.000tấn khô/năm [4,5]. Do đó, rong nâu được chọn là đối tượng nghiên
cứu của đề tài này, cụ thể là 2 loại rong: Sargassum polycystum var onusta Jag (rong chỉ) và
Srgassum feldmannii Phamhoang (rong mơ).
Với mục tiêu khảo sát các điều kiện trích ly và phân tích thành phần kháng oxy hóa của
dịch trích lipid từ rong biển nâu bằng phương pháp ngâm chiết. Thí nghiệm được tiến hành trên
cơ sở phân tích và lựa chọn các điều kiện thích hợp cho việc trích ly lipid từ 2 loại rong: rong mơ
và rong chỉ đạt tỷ lệ thu hồi dịch trích lipid thô cao. Yếu tố khảo sát gồm có: lựa chọn lọai dung
môi thích hợp, lựa chọn tỷ lệ nguyên liệu: dung môi, khảo sát thời gian ngâm, khảo sát chế độ lắc
(thời gian, tốc độ), lựa chọn số lần bổ sung dung môi (số lần trích) và lựa chọn kích thước nguyên
liệu để đạt được tỷ lệ thu hồi dịch trích cao, phân tích khả năng kháng oxy hóa và thành phần acid
béo của dịch trích thu được từ quá trình trích ly với các diều kiện tối ưu của những khảo sát trên.
Kết quả nghiên cứu cho thấy loại dung môi thích hợp cho quá trình trích ly lipid từ rong
nâu đạt tỷ lệ thu hồi cao là hệ dung môi Chloroform – Methanol với tỷ lệ nguyên liệu : dung môi
là 1:6 (w/v) trong thời gian 18h có kết hợp lắc với tốc độ 150 vòng/phút, trích ly 2 lần và kích
thước nguyên liệu là 0,25mm.
Sau khi trích ly với các điều kiện thích hợp, ta đi phân tích 2 mẫu rong thì thấy khả năng
kháng oxy hóa của rong chỉ cao hơn rong mơ, tuy nhiên so với các nghiên cứu khác thì khả năng
kháng oxy hóa của 2 loại rong này vẫn thấp hơn.
Đối với kết quả phân tích thành phần acid béo thì hàm lượng các acid béo no cao hơn hàm
lượng các acid béo không no, tuy nhiên tỷ lệ các acid béo thiết yếu (Omega 6, 9, tiền DHA) thì
chiếm tỷ lệ tương đối cao. Có nhiều yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả (nguyên liệu, quy
trình, nhiệt độ, ánh sáng, oxy, phương pháp bảo quản,…), do có nhiều hạn chế trong quá trình
thực hiện nên còn nhiều thiếu sót, để hoàn thiện đề tài kiến nghị cần có thêm các nghiên cứu
khác.
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề.
Rong biển (seaweed, marine algae) là những loài thực vật sống ở biển có giá trị dinh
dưỡng cao. Rong biển mọc tự nhiên rất nhiều ở biển đặc biệt là vùng biển miền trung Việ Nam,
nhưng hiện nay có nhiều quốc gia cũng lập nhiều trang trại nuôi trồng rong để đáp ứng nhu cầu
hằng ngày của con người.
Rong được ứng dụng rộng rãi và rất nhiều trên thế giới, là nguồn thực phẩm giàu dinh
dưỡng mang lại giá trị kinh tế cao, đã được ứng dụng trên quy mô công nghiệp với nhiều sản
phẩm được chiết xuất từ tảo phục vụ cho nhiều lĩnh vực: y học, công nghệ mỹ phẩm, sản xuất
thực phẩm,…Theo như nghiên cứu chủ yếu ở Nhật Bản cho thấy ở rong biển, đặc biệt là rong nâu
có chứa các thành phần dinh dưỡng quan trọng như các chất kháng oxy hóa, thành phần
carbonhydrate chiếm tỷ lệ cao, hiện đã được nghiên cứu khá kỹ trên thế giới và Việt Nam. Còn
về lipid ở rong biển thì hầu như chưa được nghiên cứu ở Việt Nam.
Từ những lý do trên cho thấy việc nghiên cứu trích ly lipid và phân tích khả năng kháng
oxy hóa của rong nâu là vấn đề cần thiết phải được triển khai đúng mức để khai thác các tiềm
năng quan trọng từ thiên nhiên.
2. Mục tiêu đề tài .
 Tìm ra loại dung môi, tỷ lệ dung môi và nguyên liệu, chế độ nhiệt, thời gian và tốc độ lắc,
kích thước nguyên liệu… cho hiệu suất trích ly lipid cao nhất.
 Phân tích khả năng kháng oxy hóa tan trong lipid của rong nâu.
 Phân tích thành phần acid béo trong lipid của rong nâu.
 Đưa ra quy trình trích ly hoàn chỉnh với đầy đủ thông số kỹ thuật.
3. Giới hạn của đề tài .
 Thời gian ngắn nên không thể tìm kiếm nhiều loại rong, thực nghiệm nhiều phương pháp.
 Sử dụng thiết bị còn thô sơ.
 Chi phí nghiên cứu han chế.



download
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status