Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An - pdf 24

Download miễn phí Chuyên đề Một số ý kiến nhằm đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An



MỤC LỤC
 
Lời mở đầu 1
Phần I. Hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp công nghiệp
 trong cơ chế thị trường. 2
I. Khái niệm, yêu cầu, vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến
 hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. 2
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp công nghiệp. 2
2. Yêu cầu của tiêu thụ sản phẩm. 3
3. Vai trò của công tác tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp. 3
3.1. Tiêu thụ quyết định các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. 3
3.2. Tiêu thụ ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh. 4
3.3. Vai trò của tiêu thụ với xã hội. 4
4. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm. 5
4.1. Nhóm nhân tố khách quan. 5
4.1.1. Môi trường nền kinh tế quốc dân. 5
4.1.2. Nhóm nhân tố về môi trường ngành. 6
4.2. Nhóm nhân tố chủ quan. 7
4.2.1. Đặc tính sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. 7
4.2.2. Các yếu tố liên quan đến nguồn lực của doanh nghiệp. 8
4.2.3. Hoạt động của các bộ phận chức năng. 8
II. Nội dung cơ bản của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 9
1.Điều tra nghiên cứu thị trường. 9
2. Hoạch định kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. 10
2.1. Xác định chính sách sản phẩm. 10
2.2. Chính sách phân phối. 11
2.3. Chính sách giao tiếp khuyếch trương. 12
3. Tổ chức thực hiện kế hoạch tiêu thụ. 13
3.1. Hoạt động giao dịch, ký hợp đồng. 14
3.2. Tổ chức mạng lưới phân phối. 14
3.3. Lựa chọn hình thức bán hàng. 14
4. Phân tích và đánh giá hoạt động tiêu thụ. 14
III. Sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm ở
 các doanh nghiệp nói chung và công ty bia Nghệ an nói riêng. 15
Phần II. Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở công ty bia
 Nghệ An thời gian qua. 18
I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. 18
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ ở công ty bia nghệ an. 20
A. Nhóm nhân tố khách quan. 20
1. Yếu tố vĩ mô. 20
2. Nhu cầu về bia trong nước nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. 20
3. Đối thủ cạnh tranh. 22
B. Nhóm nhân tố chủ quan. 23
1. Sản phẩm của công ty Nghệ An và thị trường tiêu thụ. 23
2. Các nhân tố có liên quan đến nguồn lực của công ty. 24
2.1. Về lao động và tiền lương. 24
Chỉ tiêu 24
2.2. Về hệ thống máy móc trang thiết bị và công nghệ sản xuất. 27
2.3. Đặc điểm về vốn sản xuất kinh doanh. 30
III. Tình hình hoạt động tiêu thụ của công ty bia Nghệ An thời gian qua. 31
1. Hoạt động nghiên cứu thị trường. 31
2. Tình hình tiêu thụ qua các kênh và cách bán. 31
3. Chính sách giá của công ty. 32
4. Tình hình tổ chức hoạt động khuyến khích tiêu thụ. 33
4.2. Kích thích tiêu thụ. 34
5. Kết quả đạt được của công tác tiêu thụ. 34
IV. Đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ của công ty. 38
1. Những thành tựu đạt được. 38
2. Những hạn chế. 39
2.1. Về thị trường của công ty. 39
2.2. Về mạng lưới phân phối. 39
2.3. Các hình thức xúc tiến tiêu thụ. 39
3. Những nguyên nhân chủ yếu 40
Phần III. Một số ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh việc
 tiêu thụ sản phẩm của công ty bia Nghệ An 42
1. Phát triển mạng lưới đại lý phân phối và cửa hàng tiêu thụ
 trong phạm vi toàn tỉnh và các tỉnh có sản phẩm tiêu thụ. 43
2. Sử dụng hoạt động quảng cáo. 48
3. Xác định lại giá bia trong phạm vi có thể tăng lượng tiêu thụ. 52
4. Hoàn thiện quản lý kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm . 55
5. Một số ý kiến về chính sách vĩ mô của Nhà Nước : 60
Kết luận 66
Tài liệu tham khảo . .65
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hĩ và nếp sống đây sẽ là thị trường chính và tiêu thụ lớn nếu như bia nghệ an chiếm được lòng tin của người tiêu dùng trong tỉnh.
3. Đối thủ cạnh tranh.
Công ty bia Nghệ An trước đây sản phẩm bia đã xâm nhập một số tỉnh lân cận như thanh hoá, Nam Định, quảng bình, quảng trị.
Nhưng hiện nay do cơ chế thị trường các tỉnh có nhập một số dây chuyền công nghệ của các nước và tiến hành sản xuất do đó các thị trường đã thu hẹp lại. Sản lượng bia tiêu thụ chủ yếu là trong tỉnh. Ngoài việc cung cấp ra thị trường hàng trăm triệu lít bia hàng năm với đủ các nhãn hiệu cũng như chất lượng khác nhau dưới nhiều hình thức mẫu mã phục vụ cho đủ mọi tầng lớp dân cư trong xã hội. Nó còn xâm nhập vào thị trương tỉnh Nghệ An và cạnh tranh gay gắt với sản phẩm bia của công ty bia nghệ An.
Có thể nêu một số loại bia ở một số tỉnh thành lớn như sau:
Hà nội
Hà nội, Hager, Halida, Carlsberg
Tp.HCM
333,Tiger,Heineken, saigon
Nam Định
Nada
Quảng bình
Special, Sladex
Huế
Huda,.Huebeer, tuborg, Hue impetial Storit
Vinh
Vida, SoLAVINA
Khánh hoà
Sanmiguel, Vinaguel
Tiền giang
BGI
Thanh Hoá
Thanh hoá
Đồng Nai
Power
Hải Phòng
Kaisen, hải phòng
Đà nẵng
Đà Nẵng, Sông hàn
Ngoài những loại bia trong nước, trên thị trường còn xuất hiện một số loại bia ngoại nhập như Corona(mexico) Miler, Budweiser (mỹ), Isinbẻk (đức).
Hiện nay đối thủ cạnh tranh trên thị trường Nghệ An chủ yếu các loại như Carlsberg, halida, tiger, Heineken,silavina, Sanmiguel…
B. Nhóm nhân tố chủ quan.
1. Sản phẩm của công ty Nghệ An và thị trường tiêu thụ.
Bia chai.
Ngày 5/2/1994 công ty đã cho xuất xưởng sản phẩm đầu tiên trên dây chuyền công nghệ mới Bia ViDa (Vinh – Dan mạch) công suất 6 trệu lít/năm. dung tích của nột chai là 0,33 lít đóng nắp theo dây chuyền công nghệ tự động bảo đảm an toàn vệ sinh, bảo quản an toàn. Đây là sản phẩm được chú trọng hơn đến chát lượng, hình thức mẫu mã. Từ khi bia Vida xuất xưởng nó đã chiếm vị trí tương đối trong lòng người tiêu dùng. Sản phẩm dần đã đi vào sự tin dùng đối với khách hàng trong và ngoài tỉnh.
Bia hơi nghệ An.
Đây là loại bia tươi mát nhưng khi vận chuyển đi xa thời gian bảo quản là 24 h. Sau khi lọc bia hơi được đóng vào thùng nhựa 26 lít (bốc đã được rưẻa sạch và khử trùng) để tiện cho việc vận chuyển và bảo quản. Sản phẩm này mang đặc tính phụ thuộc vào thời tiết, song vẫn luôn đảm bảo chất lượng và được người tiêu dùng ưa thích, giá cả lại phù hợp tạo nên uy tín cao trên thị trường. Đặc biệt trong những ngày hè nóng bức thì bia hơi rất được thị trường Nghệ An ưa chuộng.
Sản phẩm của công ty bia Nghệ An là sản phẩm tươi sống ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng nên được kiểm định rất ngặt nghèo.
Từ khâu đầu đến khi xuất xưởng quy trình sản xuất phải qua 3 khâu lọc và chiết lọc, sau đó phải qua thanh trùng để diệt men gây chua còn lại và diệt các vi khuẩn có hại.
Sản phẩm sản xuất được sự kiểm tra ngặt cùng kiệt của ban KCS. Chính vì vậy mà sản phẩm ngày càng đạt chất lượng cao với giá cả hợp lý… Điều đó giải thích tại sao thị trường và giới tiêu dùng chấp nhận và khách hàng ngày càng tăng.
2. Các nhân tố có liên quan đến nguồn lực của công ty.
2.1. Về lao động và tiền lương.
Lao động là hoạt động có mục đích có ý thức của con người nhằm tập hợp cái có ích phục vụ cho đời sống con người và xã hội. Cho nên có thể nói lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người và là sự tất yếu trong sự trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người.
Trong sản xuất kinh doanh lao động là một trong 3 yếu tố cơ bản không thể thiếu. Quá trình sử dụng lao động trong sản xuất, người lao động phải bỏ ra một lượng sức nhất định cả thể lực và trí tuệ để tạo ra sản phẩm vật chất cho xã hội. Để bù đắp cho chi phí này nhằm mục đích tái tạo sức lao động thì mỗi doanh nghiệp phải trả cho người lao động một số tiền lương tương xứng gọi là tiền công (hay tiền lương). Đó là chi phí chủ doanh nghiệp cần bỏ ra trong quá trình sản xuất cấu thành nên gía trị của doanh nghiệp.
Lao động của công ty Bia Nghệ An được phân bố như sau:
Kết cấu lao động theo tính chất công việc năm 1999.
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng(%)
Cán bộ quản lý
50
12
Nhân viên
110
28
Công nhân
239
60
Tổng số
399
100
Kết cấu lao động theo trình độ học vấn.
Chỉ tiêu
Số người
Tỷ trọng (%)
Lao động phổ thông
93
23
Công nhân kỹ thuật sơ cấp
229
57
Trung cấp
45
11
Cao đẳng, đại học trở lên
32
9
Tổng số
399
100
Trong các năm qua số lượng lao động và tiền lương thể hiện qua bảng sau.
STT
Chỉ tiêu
1997
1998
1999
1
Tổng số LĐ (người)
389
396
399
2
Thu nhập bên quỹ đồng/người/tháng
595000
635000
677000
Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của công ty bia NA.
Giám đốc
Phó giám đốc
Kinh tê
Phó giám đốc
Kỹ thuật
P.TC - HC
P.KH - TV
P.KT - TV
P.VT - CT
P.LĐ - ĐT
P.GT - SP
P.BV-YT
Phân xưởng sản xuất bia
Phân xưởng
PT - CK
- Lãnh đạo công ty: gồm 1 giám đốc và 2 phó giám đốc.
+ Giám đốc là người đứng đầu công ty trực tiếp lãnh đạo bộ máy quản lý. Ngoài ra việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc còn chỉ đạo trực tiếp thông qua trưởng phòng.
+ Phó giám đốc kinh doanh: có nhiệm vụ giúp việc cho giám đốc và cũng trực tiếp chỉ đạo hoạt động kinh tế tài chính cho công ty.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: có nhiệm vụ giúp cho giám đốc và cũng trực tiếp chỉ đạo các bộ phận được phân công các vấn đề thuộc về kỹ thuật sản xuất.
- Các phòng ban chức năng.
+ Phòng tổ chức hành chính: Đánh máy các văn bản, vệ sinh khu vực nhà làm việc, chăm lo đời sống sinh hoạt cho bộ phận quản lý của công ty.
+ Phòng lao động đào tạo: Phụ trách tuyển chọn lao đông, giải quyết chính sách, chế độ về lao động.
+ Phòng vật tư cung tiêu: Lập kế hoạch sản xuất cung cấp vật tư cho quá trình sản xuất.
+ Phòng khoa học kỹ thuật: phụ trách về kỹ thuật sản xuất, giám sát dây chuyền sản xuất và có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho (bộ phân KCS).
+ Phòng giới thiệu sản phẩm: Chịu trách nhiệm quảng cáo chào hàng.
+ Phòng bảo vệ, phòng y tế: làm nhiệm vụ bảo vệ tài sản toàn công ty, chăm lo sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên của công ty.
+ Phòng kế toán tài vụ: Thực hiện nhiệm vụ phản ánh với giám đốc một cách kịp thời chính xác, trung thực mọi hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày, hàng tháng, hàng quý và cả một năm phục vụ tốt cho yêu cầu quản lý của công ty, giúp cho giám đốc nắm được cụ thể về hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được trong mỗi kỳ hạch toán.
+Phòng vi tính:
2.2. Về hệ thống máy móc trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Năm 1986 công ty đi vào sản xuất bia với công nghệ tự lắp đặt là thành quả của sự học hỏi của cán bộ công nhân trong nhà máy.
Với dây chuyền sản xuất công suất 4 triệu lít /năm từ số vốn 1,4 tỷ đồng.
Với sự nhạy bén năng động của lãnh đạo nhà máy năm 1992 –1993. Nhà máy đã đầu tư nhập dây chuyền sản xuất bia tự động của đan mạch tổng số vốn sau khi lắp đặt là 40.439.368.677 đồng.
Về quy trình công nghệ sản xuất...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status