Đề án Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề án Tìm hiểu bộ máy tổ chức và hoạt động của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam



Trước hết, Kiểm toán Nhà nước đã nghiên cứu, soạn thảo và ban hành được các chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán chủ yếu và các quy chế hoạt động kiểm toán trên cơ sở vận dụng có chọn lọc các thông lệ, kinh nghiệm quốc tế và sát hợp với thực tiễn Việt Nam. Đây là căn cứ pháp lý và nghiệp vụ quan trọng để bước đầu thực hành kiểm toán một cách có bài bản, có chất lượng và là cơ sở để kiểm tra, soát xét chất lượng kiểm toán cũng như đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
 Thứ hai, Kiểm toán Nhà nước đã thiết lập và không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các cơ quan Kiểm toán Nhà nước các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như các quan hệ hợp tác trong khuôn khổ tổ chức quốc tế các cơ quan Kiểm toán Tối cao (INTOSAI), tổ chức các cơ quan Kiểm toán Tối cao Châu Á (ASOSAI) và các tổ chức quốc tế khác. Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là thành viên thứ 174 của INTOSAI từ năm 1996 và là thành viên của ASOSAI năm 1997. Đến nay, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã có quan hệ hợp tác ở các hình thức và mức độ khác nhau với cơ quan Kiểm toán Nhà nước của hơn 20 nước trên thế giới.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


Nhà nước Việt Nam
1. Chức năng của Kiểm toán Nhà nước
Nghị định số 70/CP ngày 11-7-1994 và Nghị định số 93/2003/NĐ-CP của Chính phủ khẳng định rằng: Kiểm toán Nhà nước thực hiện chức năng kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán Ngân sách Nhà nước các cấp, báo cáo tài chính của các cơ quan, đơn vị, tổ chức có sử dụng Ngân sách Nhà nước; kiểm toán tính tuân thủ pháp luật, tính kinh tế trong việc quản lí, sử dụng Ngân sách Nhà nước và tài sản công theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ giao hay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Cụ thể:
Kiểm toán các báo cáo tài chính, ngân sách của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trước khi trình ra Hội đồng nhân dân.
Kiểm toán tổng quyết Ngân sách Nhà nước của Chính phủ trước khi trình Quốc hội.
Kiểm toán báo cáo quyết toán của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Quốc hội, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các đơn vị sự nghiệp công, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội có sử dụng kinh phí nhà nước.
Kiểm toán báo cáo quyết toán các chương trình, dự án, các công trình đầu tư của nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước… Theo kế hoạch kiểm toán hàng năm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và các nhiệm vụ đột xuất do Thủ tướng Chính phủ giao hay do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước
Theo quy định tại Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05-11-2002, Nghị định số 30/2003/NĐ-CP ngày 1/4/2003 của Chính phủ, quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ. Đồng thời, căn cứ Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13-8-2003, Kiểm toán Nhà nước có các nhiệm vụ và quyền hạn sau:
2.1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng được Thủ tướng Chính phủ phân công các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về Kiểm toán Nhà nước, chiến lược quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn 5 năm, hàng năm về Kiểm toán Nhà nước; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2.2. Xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm toán hàng năm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch đó. Định kì báo cáo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và kết quả kiểm toán lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay Bộ trưởng quản lí ngành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ.
2.3. Quản lí hồ sơ, tài liệu đã được kiểm toán theo quy định của nhà nước; giữ gìn bí mật tài liệu, số liệu kế toán và thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán theo quy định của pháp luật; cung cấp kết quả kiểm toán cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công khai báo cáo kết quả kiểm toán hàng năm theo quy định của pháp luật.
2.4. Ban hành, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các phương pháp chuyên môn nghiệp Vụ Kiểm toán áp dụng trong các tổ chức, đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước.
2.5. Khi thực hiện nhiệm Vụ Kiểm toán, cơ quan Kiểm toán Nhà nước độc lập, chỉ tuân theo pháp luật; chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết luận kiểm toán của mình .
2.6. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước kiến nghị với đơn vị được kiểm toán sửa chữa những sai phạm, chấn chỉnh và hoàn thiện công tác quản lí kinh tế, tài chính, chế độ kế toán; kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan quản lí nhà nước sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, pháp luật cho phù hợp.
Báo cáo và tư vấn cho Quốc hội, trực tiếp là Uỷ ban kinh tế và ngân sách những vấn đề liên quan đến việc ban hành các đạo luật thuộc lĩnh vực kinh tế và Ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên môn và hiệu lực tài chính.
Báo cáo và tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ, và các địa phương về thực trạng nguồn tài chính, tác động của nó cùng với các giải pháp đề ra.
2.7. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay chuyển hồ sơ sang cơ quan bảo vệ pháp luật xử lí những vi phạm pháp luật của cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân đã được làm rõ thông qua hoạt động kiểm toán.
2.8. Tham gia ý kiến với Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội trong việc lập, quyết định và phân bổ Ngân sách Nhà nước hàng năm đảm bảo các nguyên tắc của tính tuân thủ, tính hợp lý, khả thi và tiết kiệm.
2.9. Quyết định các dự án đầu tư về Kiểm toán Nhà nước thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; tham gia thẩm định các đề án, dự án quan trọng thuộc chuyên môn, nghiệp vụ theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

III. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam
1. Cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước được tổ chức, thành lập theo Nghị định số 70/CP ngày 11/7/1994 của Chính phủ và điều lệ tổ chức hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Mới đây, cơ cấu tổ chức của Kiểm toán Nhà nước được tăng cường, hoàn thiện thêm một bước theo Nghị định số 93/2003/NĐ-CP ngày 13/8/2003 của Chính phủ.
Kiểm toán Nhà nước ở Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính phủ (hành pháp), là công cụ kiểm tra tài chính công cao nhất của Nhà nước.
Mô hình tổ chức của cơ quan Kiểm toán Nhà nước tại Việt Nam hiện nay
Vụ giám định kiểm tra chất lượng kiểm toán
Vụ tổ chức cán bộ
Vụ pháp chế
Văn phòng
Kiểm toán NSNN I
Kiểm toán NSNN II
Kiểm toán các chương trình đặc biệt
Kiểm toán đầu tư dự án I
Kiểm toán đầu tư dự án II
Kiểm toán DNNN
Kiểm toán các tổ chức tài chính, ngân hàng
KTNN các khu vực
Trung tâm tin học
Trung tâm khoa học và bồi dưỡng cán bộ
Tạp chí kiểm toán
Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc
Tổng kiểm toán
Chính phủ
Bộ máy Kiểm toán Nhà nước
Hiện nay Kiểm toán Nhà nước gồm 16 tổ chức giúp Tổng Kiểm toán thực hiện chức năng nhiệm vụ, và 3 tổ chức sự nghiệp thuộc Kiểm toán Nhà nước, có 11 Kiểm toán Nhà nước ở Trung ương, 5 Kiểm toán Nhà nước ở khu vực đóng trên địa bàn các địa phương với hơn 600 cán bộ, công chức, kiểm toán viên.
Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong Kiểm toán Nhà nước
Kiểm toán Nhà nước có địa vị pháp lí cao, được tổ chức và quản lí tập trung thống nhất. Đứng đầu Kiểm toán Nhà nước là Tổng Kiểm toán, tiếp đó là các phó Tổng Kiểm toán.
Tổng Kiểm toán do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức; chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về toàn bộ hoạt động của Kiểm toán Nhà nước. Tổng Kiểm toán có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
Một là, lãnh đạo, quyết định và chịu trách nhiệm về công tác Kiểm toán Nhà nước, được tham gia các phiên họp của Chính phủ về xem xét, phân bổ quyết toán Ngân sách Nhà nước và về những vấn đề có liên quan đến hoạt động Kiểm toán Nhà nước.
Hai là, chịu trách nhiệm về chất lượng, nội dung các văn bản pháp quy do Kiểm toán Nhà nước soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch phát triển Ki
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status