Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn ở nước ta hiện nay - pdf 24

Download miễn phí Đề án Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn ở nước ta hiện nay



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : 3
CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ 3
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH 3
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH 3
1.1. Khái niệm công nghiệp hoá 3
1.2. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá 4
1.3. Tác dụng của công nghiệp hoá 4
2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá Việt Nam 5
2.1. Mục tiêu công nghiệp hoá 5
2.2. Các quan điểm về công nghiệp hoá 5
CHƯƠNG II 7
CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ 7
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 7
1. Vai trò của nông nghiệp 7
1.1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội. 7
1.2. Cung cấp nguyên liệu để phát triển công nghiệp nhẹ 7
1.3. Cung cấp một phần vốn để công nghiệp hoá 7
1.4. Nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ 7
1.5. Phát triển nông nghiệp nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị 8
2. Những thành tựu đạt được thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn 8
3. Những vấn đề còn tồn tại 10
4. Những biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 11
4.1. Phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh kế 11
4.2. Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp 12
4.3. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ 12
4.4. Phát triển cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đô thị hoá nông thôn 13
4.5. Đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp nông thôn 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam cất cánh từ một nền nông nghiệp, nông nghiệp Việt Nam chiếm 30% giá trị xuất khẩu và 25% trong tổng GDP quốc gia, 76% dân số sống ở nông thôn, giai đoạn 1997 – 1998 lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp tạo ra công ăn việc làm cho hơn 66% lao động cả nước. Thu nhập danh nghĩa của người dân nông thôn tăng 12% trong thời kỳ 1992 – 1993 đến 1997 -1998, trong đó nông nghiệp đóng góp 81%. Phát triển nông nghiệp và nông thôn được coi là cơ sở để phát triển kinh tế, phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế 2001 – 2010 và kế hoạch 5 năm 2001 – 2005. Phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gần với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng đa dạng của nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm vững chắc yêu cầu an toàn lương thực cho xã hội: tạo nguồn nguyên liệu có khối lượng lớn, chất lượng cao, giá thành hạ, đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của công nghiệp chế biến: tăng giá trị và khối lượng hàng xuất khẩu, tăng thêm việc làm và thu nhập cho người lao động; phân công lại lao động xã hội, hình thành các điểm công nghiệp gắn liền với đô thị hoá tại chỗ, mở mang thị trường sản phẩm và dịch vụ cho công nghiệp. Để thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp và nông thôn cần chú trọng đến vấn đề thuỷ lợi hoá, áp dụng công nghệ tiến bộ, nhất là công nghệ sinh học, cơ giới hoá, điện khí hoá; phát triển mạnh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ, du lịch… tăng cường xây dựng kết cấu hạ tầng…Nghiên cứu vấn đề công nghiệp hóa, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn giúp chúng ta hiểu thêm về quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một vấn đề quan trọng và khó khăn bậc nhất trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Xuất phát từ thực tiễn trên, em đã chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn ở nước ta hiện nay” làm nội dung đề án kinh tế chính trị.
Trong khuôn khổ đề án này, chỉ giới hạn trên cơ sở đánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn ở Việt Nam trong thời gian qua, qua đó đề xuất một vài ý kiến nhằm góp phần đẩy mạnh quá trinh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn ở nước ta trong thời gian tới.
Đề án được kết cấu làm 2 chương chính :
Chương I : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Chương II : Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp – nông thôn.
CHƯƠNG I :
CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ
TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH
1. Công nghiệp hoá, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH
1.1. Khái niệm công nghiệp hoá
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy khoá VI và Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công sang sử dụng một các phổ biến sức lao động cùng với công nghệ phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Công nghiệp hoá ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
Thứ nhất, công nghiệp hoá phải gắn liền với hiện đại hoá, phải tranh thủ ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, tiếp cận kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt.
Thứ hai, công nghiệp hoá nhằm mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Ở nước ta, công nghiệp hoá nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, tăng cường sức mạnh để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Thứ ba, công nghiệp hoá trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Trong điều kiện kinh tế hiện nay, Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng. Công nghiệp không xuất phát từ chủ quan của nhà nước mà nó đòi hỏi phải vận dụng các quy luật khách quan mà trước hết là các quy luật thị trường.
Thứ tư, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế, vì thế mở cửa nền kinh tế, phát triển các quan hệ kinh tế quốc tế là tất yếu đối với đất nước ta.
1.2. Tính tất yếu của quá trình công nghiệp hoá
Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu, cơ sở vật chất - kỹ thuật thấp kém, trình độ của lực lượng sản xuất chưa phát triển, quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa mới chưa được thiết lập. Nhiệm vụ quan trọng của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là phải xây dựng cơ sở vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, trong đó có công nghiệp và nông thôn hiện đại, có văn hoá và khoa học tiến bộ. Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội cần xây dựng trên những thành tựu mới nhất, tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật. Và quá trình công nghiệp hoá là quá trình xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Trong xu thế khu vực hoá và toàn cầu hóa về kinh tế đang phát triển, đất nước ta cần nắm lấy những thời cơ để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá.
1.3. Tác dụng của công nghiệp hoá
Công nghiệp hóa trước hết là quá trình thực hiện mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm cải biến xã hội nông nghiệp thành một xã hội công nghiệp, tạo ra những điều kiện vật chất kỹ thuật cần thiết về con người và khoa học - công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để không ngừng tăng năng suất lao động làm cho nền kinh tế tăng trưởng nhanh; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho nhân dân, thực hiện công bằng tiến bộ xã hội, bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Quá trình công nghiệp hoá tạo ra cơ sở vật chất để làm biến đổi về chất lượng sản xuất nhờ đó mà nâng cao vai trò của con người lao động, củng cố và phát triển khối liên minh công nông tri thức; thúc đẩy quá trình phân công lao động xã hội, quy hoạch vùng lãnh thổ theo hướng chuyên canh tập trung.
Công nghiệp hoá tạo ra tiền đề để xây dựng, phát triển, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân. Thành công của sự nghiệp công nghiệp hoá là nhân tố quyết định sự thắng lợi của con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã chọn lựa.
2 Mục tiêu, quan điểm công nghiệp hoá Việt Nam
2.1. Mục tiêu công nghiệp hoá
Tại Đại hội Đảng lần thứ VIII và Đại hội Đảng IX, Đảng ta đã xác định: “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cáo rõ rệt đời s
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status