Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp vừa và nhỏ 3
1.1.2 Các đặc điểm của DNV&N so với doanh nghiệp lớn 6
1.1.3 Vai trò của DNV&N 9
1.2 Khái quát về tín dụng ngân hàng 13
1.2.1 Khái niệm tín dụng 13
1.2.2 Nguyên tắc tín dụng ngân hàng 15
1.2.3 Phân loại tín dụng của ngân hàng thương mại 16
1.2.4 Các cách tín dụng ngân hàng đối với DNV&N 18
1.3 Chất lượng tín dụng 19
1.3.1 Khái niệm chất lượng tín dụng 19
1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng thương mại 20
1.3.2.1 Lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng 20
1.3.2.2 Chỉ tiêu nợ quá hạn 22
1.3.2.3 Chính sách tín dụng hợp lý 23
1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng 26
1.3.3.1 Các nhân tố thuộc về ngân hàng 26
1.3.3.2 Các nhân tố thuộc về doanh nghiệp 27
1.3.3.3 Các nhân tố từ môi trường 28
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI (2004-2006) 30
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 30
2.1.1 Quá trình hình thành 30
2.1.2 Nhiệm vụ của chi nhánh 33
2.1.3 Kết quả hoạt động của chi nhánh năm 2006 35
2.2 Thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 40
2.2.1 Tình hình cho vay đối với DNV&N (2004-2006) 40
2.2.2 Chất lượng tín dụng đối với DNV&N 41
2.2.3 Những kết quả đạt được 48
2.2.4 Hạn chế và nguyên nhân 51
2.2.4.1 Từ phía khách hàng 52
2.2.4.2 Từ phía ngân hàng 54
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNV&N CỦA CHI NHÁNH NHNo & PTNT HÀ NỘI 56
3.1 Định hướng phát triển DNV&N 56
3.1.1 Định hướng phát triển DNV&N trong tương lai 56
3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 60
3.2 Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNV&N của chi nhánh NHNo & PTNT Hà Nội 63
3.2.1 Đa dạng hoá cách tín dụng đối với DNV&N 64
3.2.2 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ 64
3.2.3 Tăng cường kiểm tra, kiểm soát 65
3.2.4 Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng 67
3.2.5 Xây dựng một chính sách tín dụng hợp lý 67
3.3 Kiến nghị 68
3.3.1 Đối với chính phủ 68
3.3.2 Đối với NHNo & PTNT Việt Nam 69
3.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước 70
3.3.4 Đối với DNV&N 71
KẾT LUẬN 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO 76
 
 
 
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


- QĐ/NH/QĐ ngày 27/6/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ( nay là Thống đốc NHNN Việt Nam).
Chi nhánh NHNo & PTNT Thành phố Hà Nội ( nay là NHN0 & PTNT Hà Nội) trên cơ sở 28 cán bộ cùng với 21 công ty, xí nghiệp thuộc lĩnh vực Nông, Lâm, Ngư nghiệp được điều động từ Ngân hàng Công-Nông-Thương Thành phố Hà Nội và 12 chi nhánh Ngân hàng phát triển Nông nghiệp huyện được đổi tên từ các chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện đã hội tụ về trụ sở chính tại số 77 phố Lạc Trung Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Với 1182 lao động, 18 tỷ nguồn vốn, chủ yếu tiền gửi ngân sách huyện và 16 tỷ dư nợ mà hầu hết là nợ cho vay các xí nghiệp Quốc doanh, các hợp tác xã đã trở thành nợ tồn đọng. Trụ sở, phương tiện, kho tang không đáp ứng được yêu cầu kinh doanh. NHN0 & PTNT Hà Nội sớm phải hoạt động trong môi trường cạnh tranh với các ngân hàng đã có bề dày hoạt động kinh doanh và có nhiều lợi thế hơn hẳn, không những thế còn luôn trong tình trạng thiếu vốn, thiếu tiền mặt. Những năm đầu cùng sự hỗ trợ nguồn vốn của Ngân hàng phát triển Nông nghiệp Trung ương cũng chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu vay vốn của Liên hiệp các công ty Lương thực Hà Nội để mua gạo cho nhân dân nội thành, một phần nhu cầu tiền mặt chi lương cho các doanh nghiệp.
Nhận rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp xây dựng và đổi mới đất nước, mà trọng tâm là phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần đổi mới nông thôn ngoại thành Hà Nội. NHN0 & PTNT Hà Nội đã nhanh chóng khai thác nguồn vốn để đầu tư cho các thành phần kinh tế mà trước hết là đầu tư cho nông nghiệp. Nhờ có những quyết sách táo bạo đổi mới nhận thức kiên quyết khắc phục điểm yếu nhất là thiếu vốn, thiếu tiền mặt, nhờ vậy chỉ sau hơn hai năm hoạt động từ năm 1990 trở đi NHN0 & PTNT Hà Nội đã có đủ tiền mặt và nguồn vốn thoả mãn cơ bản các nhu cầu tín dụng và tiền mặt cho khách hàng.
Tháng 9 năm 1991, 7 Ngân hàng huyện thị : Mê Linh, Hoài Đức, Đan Phượng, Thạch Thất, Ba Vì, Phú Thọ, Thị xã Sơn Tây được bàn giao về Vĩnh Phú và Hà Tây.
Tiếp theo đó thực hiện mô hình hai cấp từ tháng 10/1995 NHN0 & PTNT Hà Nội đã bàn giao 5 ngân hàng Sóc Sơn, Đông Anh, Thanh Trì, Từ Liêm, Gai Lâm về NHN0 & PTNT Việt Nam. Lúc này NHN0 & PTNT Hà Nội lại đứng trước một thử thách mới đó là mang tên Ngân hàng Nông nghiệp nhưng lại phục vụ các thành phần kinh tế không mang đáp ứng của sản xuất nông nghiệp ngay giữa nội đô Thành phố Hà Nội.
Để đứng vững, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường, NHN0 & PTNT Hà Nội đã chủ động mở rộng mạng lưới để huy động và đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng của các thành phần kinh tế trên địa bàn nội thành.
Năm 1994 thành lập Ngân hàng khu vực Chợ Hôm (nay là Hai Bà Trưng).
Năm 1995 thành lập Ngân hàng khu vực Đồng Xuân (nay là Hoàn Kiếm).
Năm 1996 thành lập các Ngân hàng Quận Tây Hồ, Ba Đình, Thanh Xuân.
Năm 1997 thành lập Ngân hàng Quận Cầu Giấy.
Năm 2000 thành lập Ngân hàng Quận Đống Đa và khu vực Tam Trinh.
Năm 2001 thành lập 10 phòng giao dịch.
Năm 2002 thành lập 2 Ngân hàng Chương Dương và Tràng Tiền PLAZA và 11 phòng giao dịch thì đến năm 2002 NHN0 & PTNT Hà Nội có 33 phòng giao dịch huy động nguồn vốn và dịch vụ Ngân hàng.
Sau 15 năm phấn đấu, xây dựng và từng bước trưởng thành, NHN0 & PTNT Hà Nội đã đi những bước vững chắc với sự phát triển toàn diện trên các mặt huy động nguồn vốn, tăng trưởng đầu tư và nâng cao chất lượng tín dụng, thu chi tiền mặt, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và các hoạt động khác.
Về nguồn vốn: Từ 18 tỷ khi mới thành lập, đến 5/2003 NHN0 & PTNT Hà Nội đã huy động được 7500 tỷ, tăng 415 lần bình quân tăng 30% mỗi năm, trong đó nguồn vốn ngoại tệ chiếm 11% đến nay có thể đáp ứng các nhu cầu tín dụng nội, ngoại tệ của các doanh nghiệp.
Về dư nợ 2300 tỷ, tăng 143 lần, trong đó dư nợ tài trợ nhập khẩu gần 50 triệu USD, chất lượng được tín dụng đặc biệt chú trọng đã nâng dần hiệu quả kinh doanh của NHNo và PTNT Hà Nội.
Từ 2006 thực hiện đề án cơ cấu lại ngân hàng và đề án kinh doanh trên địa bàn đô thị loại I giai đoạn 2006 – 2010, Hoạt động mô theo hình ngân hàng kinh doanh đa cấp. NHNo & PTNT Hà Nội có 11 chi nhánh cấp II và 37 PGD trực thuộc. Tổng nguồn vốn huy động đến hết năm 2006 là 12.845 tỷ đồng, dư nợ 2.419 tỷ đồng, Tổng kim ngạch XNK trên 150 triệu USD, Doanh số kinh doanh ngoại hối đạt trên 100 triệu USD.
2.1.2 Nhiệm vụ của chi nhánh
F Huy động vốn
Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.
phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu và thực hiện các hình thức huy động vốn khác ( phát hành trái phiếu, vay Ngân hàng Nhà nước và các Tổ chức tín dụng khác).
Tiếp nhận vốn tài trợ, tín thác, uỷ thác đầu tư từ chính phủ ( chủ yếu thông qua Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước… ), các tổ chức quốc tế, quốc gia và cá nhân ở trong nước, nước ngoài đâu tư cho các chương trình kinh tế - chính trị - xã hội tại Việt Nam có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.
Được phép vay vốn các tổ chức tài chín, tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài khi được Tổng giám đốc NHNo & PTNT Việt Nam cho phép bằng văn bản.
Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
Việc huy động vốn có thể bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ, vàng và các công cụ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
F Cho vay
Cho vay ngắn hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân đáp ứng nhu cầu vốn cho SX-KD, dịch vụ, đời sống.
Cho vay trung hạn, dài hạn đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển SX-KD, dịch vụ, đời sống.
Đồng tiền cho vay: Nội tệ (VNĐ), Ngoại tệ ( USD và các loại ngoại tệ khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam).
Chiết khấu các loại giấy tờ có giá( bao gồm cả nội tệ và ngoại tệ).
Cho vay theo chương trình dự án và kế hoạch của Chính phủ.
Cho vay tài trợ các chương trình, dự án vì mục tiêu nhân đạo, văn hoá xã hội.
F Kinh doanh ngoại hối
Mua bán ngoại tệ, kinh doanh vàng bạc, kim khí quý, đá quý.
Thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mở thư tín dụng (L/C) cho khách hàng, bảo lãnh hợăc tái bảo lãnh tín dụng, bảo lãnh dự thầu và nghiệp vụ bảo lãnh, tái bảo lãnh cho các Doanh nghiệp, tổ chức tài chính – tín dụng trong và ngoài nước hoạt động tại Việt Nam .
F Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ gồm:
Cung ứng các phương tiện thanh toán
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ cho khách hàng
Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN và của NHNo & PTNT Việt Nam.
F Kinh doanh các dịch vụ ngân hàng khác
Thu, phát tiền mặt, máy rút tiền tự động, phát hành thẻ ghi nợ. thẻ tín dụng, trả lương qua tài khoản, phát triển các đại lý chấp nhận thẻ, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, tín dụng, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam cho phép.
Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status