Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó với nước ta từ khi đổi mới đến nay - pdf 24

Download miễn phí Đề án Lí thuyết của chủ nghĩa Mác-LêNin về nền kinh tế thị trường và sự vận dụng lí thuyết đó với nước ta từ khi đổi mới đến nay



Trong lịch sử ra đời và phát triển của chủ nghĩa xã hội thế giới, chính sách kinh tế mới của Lênin xuất hiện vào những năm đầu tiên, ở nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Từ đó, mỗi khi quá trình cách mạng gặp khó khăn, hay khi một nước vừa giành được chính quyền, bước vào chặng đường đầu thời kì quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, thì những người cách mạng lại nhớ tới chính sách kinh tế mới của Lênin.
Ý nghĩa của chính sách kinh tế mới được thể hiện trước hết ở việc khôi phục nền kinh tế Xô viết sau chiến tranh. .Chỉ trong một thời gian ngắn đã tạo ra một bước phát triển quan trọng biến “nước Nga” đói thành một nước có nguồn lương thực dồi dào. Từ đó khắc phục khủng hoảng chính trị, củng cố lòng tin nhân dân vào sự thắng lợi tất yếu và bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


xuất. Nó mang lại phần thưởng cho những người làm tốt, làm giỏi và hình phạt cho những người làm ăn kém cỏi. Về phương diện này thì qui luật giá trị đảm bảo sự bình đẳng đối với người sản xuất.
Tuy nhiên qui luật giá trị cũng có mặt trái của nó. Trong quá trình thực hiện sự bình tuyển đối với người sản xuất qui luật giá trị đã phân hóa người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo. Từ đó dẫn đến quan hệ đối kháng về lợi ích kinh tế giữa quan hệ kẻ giàu –người nghèo, quan hệ chủ-thợ, quan hệ tư sản-vô sản. Đây chính là một trong những khuyết tật của nền kinh tế hàng hóa và kinh tế thị trường.
b. Qui luật cung cầu
Cung cầu là sự khái quát hóa hai lực lượng cơ bản của thị trường là người bán và người mua người sản xuất và người tiêu dùng, của hai khâu trong quá trình tái sản xuất là sản xuất và tiêu dùng.
Sức cầu : là hình thức biểu hiện biểu hiện của nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường được đảm bảo bằng khối lượng tiền tệ với giá cả nhất định. Nói cách khác cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Giữa cầu và nhu cầu có mối liên hệ với nhau. Có thể có nhu cầu về hàng hóa, song nếu không có tiền đảm bảo theo giá cả nhất định của hàng hóa thì sẽ không xuất hiện cầu.
Cầu hàng hóa phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà trước hết là phụ thuộc vào nhu cầu mua sắm. Nếu nhu cầu mua sắm lớn thì có khả năng tăng cầu và ngược lại. Nhân tố khác ảnh hưởng tới cầu hàng hóa là khả năng mua sắm của chủ thể kinh tế.
Sức cung : Cung là khối lượng hàng hóa và dịch vụ mà các chủ thể kinh tế mang bán trên thị trường với giá cả nhất định. Giữa cung và giá cả có mối liên hệ với nhau. Nhìn chung khi giá cả hàng hóa tăng lên sẽ kích thích tăng sản xuất và do đó sẽ tăng cung.
Cung cầu về hàng hóa và giá cả thị trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Giá cả thị trường là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trên thị trường. Giá cả thị trường chính là giao điểm giá cả giữa người mua và người bán, gọi là giá cả cân bằng. ở điểm giá cả cân bằng cung cầu về số lượng hàng hóa cân bằng với nhau.
Như vậy mối quan hệ tác động qua lại giữa cung cầu về số lượng hàng hóa với giá cả thị trường đã hình thành nên qui luật cung cầu. Qui luật cung cầu có tác dụng điều tiết sản xuất và tiêu dùng, biến đổi dung lượng và cơ cấu thị trường và quyết định giá cả thị trường .
c. Qui luật cạnh tranh
Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được của sản xuất hàng hóa. Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất- kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ để thu được nhiều lợi ich nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích. lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh.
Canh trạnh bao gồm cạnh tranh chiếm các nguồn nguyên liệu, giành các nguồn lực sản xuất ; cạnh tranh về khoa học và công nghệ; cạnh tranh để chiếm các thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư chiếm các hợp đồng; các đơn đặt hàng, cạnh tranh bằng giá cả và phi giá cả, bằng chất lượng hàng hóa và dịch vụ, bằng những dịch vụ lắp đặt, bảo hành, sữa chữa, bằng các cách thanh toán, bằng các thủ đoạn kinh tế và phi kinh tế... Cạnh tranh có nhiều loại : cạnh tranh giữa người mua và người bán, cạnh tranh giữa người bán với nhau hay giữa người mua với nhau : cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh trong giới hạn quốc gia và quốc tế.
Trong nền sản xuất hàng hóa cạnh tranh có vai trò to lớn. Nó buộc người sản xuất- kinh doanh phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng phương pháp công nghệ mới, nhạy bén, năng động, tổ chức quản lí có hiệu quả ... Thực tế cho thấy ở đâu có và lúc nào thiếu cạnh tranh hay có biểu hiện độc quyền thì ở đó thường trì trệ, bạo thủ, kém hiệu quả vì mất đi cơ chế có tác dụng đào thải cái lạc hậu, bình tuyển cái tiến bộ để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Bên cạnh những vai trò to lớn đó, cạnh tranh cũng để lại những tác hại : cạnh tranh làm xuất hiện và phát triển các hình thức lừa đảo, đầu cơ, làm hàng giả, trốn lậu thuế, ăn cắp bản quyền, mua chuộc hối lộ, tung tin phá hoại uy tín đối thủ... vừa vi phạm pháp luật, vừa làm đồi bại các quan hệ xã hội. Cạnh tranh chạy theo lợi nhuận và lợi ích riêng làm các nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, nền kinh tế luôn ở trạng thái bất ổn định vì khủng hoảng, thất nghiệp, lạm phát, làm tăng sự phân hoá giàu nghèo, những bất công xã hội.
6- Các ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế thị trường
a .Ưu điểm
Tác dụng đầu tiên và to lớn nhất của kinh tế thị trường đó là kích thích việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất lao động nâng cao trình độ xã hội hoá sản xuất .
Kinh tế thị trường lấy lợi nhuận làm động lực hoạt động do đó để thu được lợi nhuận, đòi hỏi các doanh nghiệp phải thường xuyên áp dụng kỹ thuật mới, hợp lí hoá sản xuất làm cho năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội tăng lên. Nhờ đó mà nền kinh tế thị trường tuy mới ra đời đến nay khoảng 5 thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất xã hội cao chưa từng thấy trong xã hội loài người.
Bên cạnh đó kinh tế thị trường còn có chức năng động và khả năng thích ứng nhanh chóng. Điều này xuất phát từ một nguyên tắc của nền kinh tế thị trường đó là : người nào đưa ra thị trường hàng hóa trước tiên người đó sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Mặt khác, nếu nhận thức được sản phẩm của mình không có người mua hay lượng cầu đang giảm dần, thì người sản xuất sẽ không sản xuất nữa. Điều đó dẫn tới sự tiết kiệm hao phí lao động xã hội. Vì vậy trong kinh tế thị trường luôn luôn diễn ra sự đổi mới. Nhiều sản phẩm trước đây vẫn bán nay mất đi vì không có nhu cầu, nhiều sản phẩm mới với chất lượng, quy cách, phẩm chất ngày càng hoàn thiện hơn xuất hiện.
Ngoài ra trong kinh tế thị trường có rất nhiều hàng hóa và dịch vụ. Đó là một nền kinh tế dư thừa chứ không phải là một nền kinh tế thiếu hụt. Do vậy nền kinh tế thị trường tạo điều kiện vật chất thõa mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu, vật chất, văn hóa và sự phát triển toàn diện của con người.
b. Nhược điểm
Tuy nhiên bên cạnh những ưu thế, kinh tế thị trường cũng có những khiếm khuyết của nó. Đó trước hết là tình trạng khủng hoảng và thất nghiệp.
Khủng hoảng sản xuất thừa là đặc trưng của nền kinh tế phát triển. ở đây hàng hóa sản xuất ra cung vượt cầu có thể thanh toán dẫn đến tình trạng dư thừa hàng hóa. Tình trạng này sẽ làm cho hàng loạt công ti bị phá sản gây ra lãng phí cho xã hội.
Gắn liền với khủng hoảng là thất nghiệp, một căn bệnh nan giải của kinh tế thị trường. Việc gia tăng tình trạng thất nghiệp đã đẩy nhiều người lâm vào cảnh cuộc sống khó khăn dẫn đến tăng hố ngăn cách giàu cùng kiệt trong xã hội và làm x...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status