Lập mô hình dự báo phá sản công ty phi tài chính Việt Nam - pdf 24

Link download miễn phí cho các bạn luận văn

i
Muc luc: • •
1. Giới thiệu..........................................................................................................................1
1.1 Đặt vẩn đề và mục đích bài nghiên cứu..............................................................1
1.2 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
2. Cơ sở lý thuyết..................................................................................................................7
2.1 Phá sản...................................................................................................................7
2.2 Chi phí phá sản......................................................................................................9
2.1.1. Chi phí trực tiếp........................................................................................... 9
2.1.2. Chi phí gián tiếp........................................................................................ 10
2.3 Ảnh hưởng của phá sản lên nền kinh tể quốc gia và ngành công nghiệp.......11
2.4 Nguyên nhân của phá sản...................................................................................13
2.4.1.Nguyên nhân bên ngoài.............................................................................14
2.4.2.Nguyên nhân bên trong.............................................................................19
2.5 Sự cần thiết một mô hình dự báo phá sản......................................................... 25
2.5.1. Tầm quan trọng đổi với ban quản lý ........................................................26
2.5.2.Tầm quan trọng đối với cổ đông..............................................................27
2.5.3..Tầm quan trọng đổi với nhà cung ứng và công ty...................................27
2.5.4.Tầm quan trọng với các nhà đầu tư .........................................................28
2.5.5..Tầm quan trọng với nhà tín dụng.............................................................29
2.5.6. Tầm quan trọng đổi với công nhân và công đoàn...................................29
2.6 Độ chính xác của mô hình dự báo phá sản.......................................................30
3. Tổng quan mô hình của các nghiên cứu trước đây.................................................... 31
3.1 Mô hình dự báo phá sản dựa vào sổ sách kế toán...........................................31
3.1.1.Mô hình dự báo phá sản của Beaver (1996)...........................................31
3.1.2.MÔ hình dự báo phá sản của Altman (1968)...........................................33
3.1.3.Mô hình dự báo phá sản của Ohlson (1980)...........................................35
3.1.4.MÔ hình dự báo phá sản của những nhà nghiên cứu sau đ ó .................36
3.2 Mô hình dự báo phá sản dựa trên yếu tổ thị trường........................................41
1Ễ Giói thiệu
1.1 Đặt vẩn đề và mục đích bài nghiên cứu
“Tính từ đầu năm 2011 đến nay, đã có hơn 50.000 DN tại TP Hà Nội và TP. Hồ
Chí Minh làm ăn thua lỗ, phá sản - đây là một con số đáng lo ngại. Nhưng chưa hết, thực
tế số doanh nghiệp đang trong tình trạng ngắc ngoải “chết lâm sàng” còn rất nhiều và dự
báo con số này còn tiếp tục gia tăng trong thời gian tói. Doanh nghiệp phá sản dẫn đến
những hệ lụy domino ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến nền kinh tế” (Báo An ninh
thủ đô ngày 8/1/2013).
Có thể thấy, phá sản của các doanh nghiệp vẫn còn là một vấn đề vô cùng nhức
nhối của nền kinh tế nước ta hiện nay. Chính phủ đã ban hành hàng loạt các phương án
giải cứu, hỗ trợ để góp phàn giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, khuyến khích doanh
nghiệp vượt khó, mở rộng thị trường sản xuất kinh doanh và chuẩn bị điều kiện phát triển
ổn định, bền vững, tránh cho doanh nghiệp đi vào bờ vực phá sản thông qua năm giải
pháp lớn bao gồm: điều hành vĩ mô (hạ nhanh lãi suất huy động và cho vay, ưu tiên vốn
tín dụng một số ngành...), chi tiêu công (đẩy nhanh đầu tư xây dựng cơ bản. ễ.), thuế và
phí (gia hạn thời gian nộp thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm tiền thuế đất...),
điều hành giá và trợ cấp, cải cách thủ tục hành chính thuế (giảm chi phí thủ tục cho doanh
nghiệp). (Nghị quyết 13/NQ-CP vào tháng 5/2012) . ễ. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt để
các doanh nghiệp tồn tại vẫn chính là sự chủ động, cương quyết của mỗi doanh nghiệp
đặc thù, đề ra những chiến lược sản xuất kinh doanh hợp lí, phù hợp hoàn cảnh để phát
triển.
Vậy thì vấn đề đặt ra ở đây là trong những năm trước khi phá sản hay giải thể,
các doanh nghiệp ở nước ta nhìn chung đã có những dấu hiệu nhận biết nào để từ đó các
doanh nghiệp có thể chủ động khắc phục, tập trung vào mối ưu tiên, quan tâm hàng đàu,
hạn chế được kết quả xấu cuối cùng là phá sản? Điều này đã thúc đẩy chúng tui tìm tòi và
nghiên cứu mô hình dự báo phá sản đối với các công ty phi tài chính ở Việt Nam, dựa
trên các thành tựu đạt được từ rất nhiều bài nghiên cứu của các quốc gia trên thế giói
trong nhiều thập kỉ qua. Mô hình được xây dựng dựa trên việc kiểm định 22 biến tài
chính thuộc bốn mảng quan trọng của doanh nghiệp là tỷ số đòn bẩy, tỷ số khả năng sinh
lọi, tỷ số vòng quay và tỷ số thanh khoản để nhận biết được các nhân tố nào đóng vai trò
quan trọng và đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đối vói khả năng phá sản tò đó sẽ
giúp các doanh nghiệp, các nhà đầu tư có những giải pháp, hướng đi thích hợp.
Đầu tiên ta sẽ bắt đàu với vói khái niệm phá sản.
Phá sản được xác định là việc công ty không có khả năng tiếp tục việc kinh doanh
hiện tại do có nghĩa vụ nợ cao (Pongsatat et alẾ 2004). Phá sản điển hình xảy ra khi hay
dòng tiền hoạt động của công ty thì không đủ để thực hiện nghĩa vụ hiện tại- tức là không
có khả năng trả các khoản nợ - hay là khi giá trị ròng của công ty là âm - tức là giá trị
của tài sản thì ừ hơn giả trị của khoản phải trả (Knox et alẵ, 2008)
Định nghĩa về phá sản khác nhau giữa các quốc gia. Ví dụ, ở Mỹ, có hai chương
luật về những công ty được xác định là phá sản ví dụ sự thanh lý trong chương 7 và sự tái
tổ chức trong chương 11 (Alman 1968). Tương tự, ở Nhật, có 3 luật cơ bản xếp những
công ty lớn nào là phá sản: Luật phục hồi công dân, Luật tái tổ chức doanh nghiệp và
Luật đóng cửa doanh nghiệp (Xu và Zhang 2008)ễ Bởi vì không có một định nghĩa tổng
quát hoá, có nhiều nghiên cứu như Beaver 1966 và Tavlin at al 1989 đã xác định phá sản
dựa theo các cơ sở và phạm vi kiến thức của họ.
Theo Luật phá sản Việt Nam năm 2001, doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả
năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình
trạng phá sản. Bên cạnh đó, mất khả năng thanh toán thường dựa trên tiêu chí không
thanh toán nợ đến hạn (dòng tiền) hay tổng nợ vượt quá tài sản có (bảng cân đối tài sản).
Dấu hiệu này để suy đoán doanh nghiệp đang mất khả năng thanh toán, chứ không có ý
nghĩa doanh nghiệp đã phá sản, càn phải thu hồi, phát mại và thanh lý sản nghiệp. Tuy
nhiên bởi vì chỉ càn các chủ nợ có yêu càu thì doanh nghiệp sẽ ngay lập tức lâm vào tình
trạng phá sản nên trong bài nghiên cứu này, dù một số ít công ty vẫn còn niêm yết nhưng

lRWCAwOJQl6v5UU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status