Đánh giá kết quả phẫu thuật của chấn thương và vết thương gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức - pdf 24

Chia sẻ cho các bạn luận văn y

ĐẶT VẤN ĐỀ

Chấn thương gan (CTG) và vết thương gan (VTG) là bệnh cảnh hay gặp trong chấn thương bụng, đứng thứ hai sau chấn thương lách.Gan là một tạng đặc, đơn lớn nhất trong cơ thể nằm ở phần trên của ổ bụng. Bình thường gan chứa khoảng 2000ml máu, vì vậy khi vỡ gan có nguy cơ chảy máu nhiều đe doạ đến tính mạng người bệnh.
Phẫu thuật chấn thương gan và vết thương gan là một phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi sự hiểu biết sâu về giải phẫu, sinh lý của gan, hồi sức, kỹ thuật mổ.Mặc dù vậy, tỷ lệ tai biến, biến chứng trong và sau mổ còn khá cao.Theo Dương Trọng Hiền tỷ lệ biến chứng do cắt gan trong chấn thương gan là 52,2%.Theo Pruvot thì tỷ lệ biến chứng là 41%.
Ngày nay, nhờ những hiểu biết sâu về sinh lý, giải phẫu, thương tổn giải phẫu, cơ chế chấn thương cũng như sự phát triển của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớp vi tính, chụp cộng hưởng từ , mà chúng ta có thể chẩn đoán và đánh giá được mức độ thương tổn của gan cũng như kiểm soát được quá trình điều trị trong chấn thương gan, vết thương gan. Thực tế điều trị bảo tồn trong chấn thương gan đã được thực hiện và áp dụng nhiều nơi trên thế giới cũng như ở Việt Nam với tỷ lệ thành công cao.Bên cạnh đó những chấn thương gan và vết thương gan phải điều trị bằng phẫu thuật cũng chiếm một tỷ lệ không nhỏ, do tổn thương nặng, phức tạp không đáp ứng với điều trị bảo tồn. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá kết quả phẫu thuật của chấn thương và vết thương gan tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức” với mục tiêu:
1. Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, tổn thương trong mổ của bệnh nhân chấn thương và vết thương gan.
2. Đánh giá kết quả phẫu thuật chấn thương và vết thương gan từ 01/01/2006 đến 30/ 6/2011.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Vài nét về dịch tễ học chấn thương gan, vết thương gan.
1.1.1.Tình hình trên thế giới.
Những hiểu biết về giải phẫu gan là một yếu tố quyết định để điều trị tổn thương gan.Chính vì vậy từ xa xưa khi hiểu biết về giải phẫu, chức năng gan chưa đầy đủ hầu hết các phẫu thuật viên đều bị lạc lối trong xử trí tổn thương gan[32]. Galien cách đây 200 năm cho rằng gan người được phân chia như gan lợn, dịch mật được chảy đến túi mật bằng các mạch máu của gan, thậm chí người ta còn cho rằng tĩnh mạch cửa là một động mạch và còn ví gan như là tim của ổ bụng [13].Thời kỳ này điều trị tổn thương gan rất đơn giản, De Chauliac đã mô tả một cách điều trị tổn thương gan bằng thụt rượu vang và ăn kiêng 5-7 ngày nếu bệnh nhân yếu thì có thể cho thêm canh gà [34].
Bước sang thế kỷ 18 có sự phát triển của ngành giải phẫu thông qua phẫu tích tử thi, nhưng các nhà giải phẫu vẫn trung thành với cách phân chia gan thành nhiều thuỳ như gan súc vật Cuvier (1835),Duvernoy (1835), Fowler (1872), Gurlt (1830). Theo họ, gan được chia thành hai hay ba thuỳ, thuỳ đuôi hay thuỳ Spiegel được Sylvius mô tả năm 1378, thuỳ vuông được Von Haller mô tả năm 1764 [13].Larrey được coi là người đầu tiên xử trí thành công tổn thương gan bằng phẫu thuật với cách đổ rượu và mật ong vào tổn thương gan sau đó cho bệnh nhân ăn nhiều chất nhầy và duy trì chế độ ăn kiêng giống như De Chauliac [34].
Cho đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 Rex (1888) được coi là người đặt nền móng cho giải phẫu hiện đại của gan. Năm 1913 qua các công trình của Hjortsjo, Healey, Shroy đã chia gan phải thành phân thuỳ trước và sau, gan trái thành thuỳ giữa và thuỳ bên. Nhờ những hiểu biết này đã phát triển phẫu thuật cắt gan theo các rãng của gan. Năm 1890 Tiffany đã thông báo một ca cắt u gan, sau đó là Lucke cắt u gan trái. Năm 1911 Wendel thông báo cắt gan phải toàn bộ do ung thư [13]. Tuy nhiên vấn đề khó khăn nhất của các phẫu thuật viên gặp phải là cầm máu. Đầu tiên Kouznétoff và Pensky dùng những mũi khâu chữ U liên tục, phải đến mười năm sau Hough mới sử dụng kỹ thuật này[5][25][29].
Một bước tiến quan trọng trong cầm máu tạm thời là phương pháp Pringle do J. Hoggath Pringle một phẫu thuật viên người Scotland mô tả năm 1890 và vẫn còn sử dụng cho đến ngày nay. Năm 1928 Raven đã báo cáo cắt gan trái do ung thư di căn bằng kỹ thuật Pringle, sau đó phẫu tích cắt tĩnh mạch trên gan trái trước khi cắt gan trái [5][13][34].


L4i5HOkRp76hpem
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status