So sánh Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt - pdf 24

Chia sẻ cho anh em tiểu luận kinh tế Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệt

LỜI MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế là một trong những mục tiêu quan trọng mà bất kì quốc gia nào
cũng muốn đạt đến. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, không hoàn toàn giống nhau về những điều
kiện để phát triển. Có những quốc gia rất được ưu ái, có nhiều thuận lợi để phát triển,
đặc biệt là về mặt tự nhiên, họ có nguồn tài nguyên phong phú, tạo bước đẩy đưa nền
kinh tế phát triển cao. Bên cạnh đó cũng có rất nhiều những quốc gia được xếp vào danh
sách những nước cùng kiệt tài nguyên, mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore,…là những ví dụ
điển hình. Như chúng ta biết, thực tế hiện nay đã cho thấy những sự thật rất trái ngược
nhau, ở một nước có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển đất nước thì lại có nền kinh tế
chưa thật sự phát triển như những gì mong đợi, nói một cách thẳng thắn hơn, họ vẫn còn
trong tình trạng kém phát triển. Nhưng những gì mà bạn nhìn thấy ở Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore,..thì đây lại là một khác biệt lớn. Họ có một nền kinh tế phát triển cao,
nằm trong nhóm những con rồng châu á, GDP bình quân đầu người cao,…Vậy, con
đường phát triển mà họ đi ra sao? Họ đã chọn mô hình tăng trưởng kinh tế nào để có
được những thành công như ngày hôm nay? Có những điểm tương đồng hay khác biệt
nào giữa những con đường phát triển ở những quốc gia Đông Á này?
Đi tìm lời giải cho những bài toán trên, nhóm chúng tui đã chọn đề tài: “ Mô hình
tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và
khác biệt”
CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ:
1.1 Giới thiệu chung:
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế phổ biến của thế giới hiện nay. Tuy nhiên trong
nền kinh tế thế giới, con đường phát triển kinh tế thị trường là muôn hình, muôn vẻ. Có
những quốc gia phát triển kinh tế thị trường theo con đường cổ điển hay tuần tự như các
nước Âu- Mỹ, nhưng cũng có những quốc gia phát triển kinh tế thị trường theo con
đường rút ngắn. Các nhà kinh tế học đã chỉ ra các kiểu rút ngắn, chẳng hạn như Nhật Bản
là rút ngắn cổ điển, còn NICs là rút ngắn hiện đại. Mỗi quốc gia có một mô hình tăng
trưởng riêng của nó. Trong đó có sự nổi lên của các quốc gia Đông Á, được ví như những
con rồng châu Á với tốc độ tăng trưởng vượt bậc. Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore là một
trong những con rồng đó.
Đề tài của chúng tui nghiên cứu về mô hình tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore qua các thời kỳ đồng thời tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt
nhằm đưa ra cái nhìn rõ hơn về sự phát triển thần kỳ của các nước trên.

1.2 Khái niệm tăng trưởng kinh tế:
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hay tổng sản
lượng quốc gia (GNP) hay quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người
(PCI) trong một thời gian nhất định. Nói cách khác tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng
sản phẩm xã hội (tính toàn bộ hay tính bình quân đầu người) trong một thời gian nhất
định.
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản sản phẩm
trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản
xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một
năm tài chính).
Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của
tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời
gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc
nội cộng với thu nhập ròng.
Tăng trưởng kinh tế là sự mở rộng sản lượng bởi một sự gia tăng các hoạt động kinh
tế sử dụng các công nghệ sản xuất hiện có.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng giá trị sản lượng hàng hóa và dịch vụ của một nước
ở một thời điểm nào đó trong điều kiện có công ăn việc làm đầy đủ.
Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số
quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu
người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng cùng kiệt khổ.
1.3 Mô hình tăng trưởng Kinh tế:
Mô hình tăng trưởng kinh tế, có thể hiểu một cách nôm na, đó là cách thức tổ chức
huy động và sử dụng các nguồn lực để đảm bảo có sự tăng trưởng về kinh tế qua các
năm, với một tốc độ hợp lý. “Cách thức” nói ở đây là rất đa dạng, bao gồm cả đầu vào (là
gia công, sản xuất, chế biến hay dịch vụ là chủ yếu); đầu ra (hướng nội hay hướng ngoại
4
là chủ yếu); phát triển các vùng, miền, các loại hình doanh nghiệp, tập đoàn; sự phối hợp
giữa Nhà nước và thị trường trên từng lĩnh vực… Lựa chọn theo cách nào, áp dụng mô
hình nào là tùy thuộc vào điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể ở mỗi nước trong mối
quan hệ với thế giới đương đại và được quyết định bởi ý chí chủ quan của lãnh đạo mỗi
nước.
Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng
kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hay sự kết hợp của cả hai mô hình
này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. Thực tiễn tăng trưởng kinh
tế đã chứng minh những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và thể hiện được tính thần
kỳ trong lịch sử phát triển là các nền kinh tế hướng ngoại như trường hợp của Nhật Bản,
Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore,...Trong khoảng thời gian ngắn, các nền
kinh tế này được công nghiệp hoá nhanh chóng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
này có thể đạt tới hai con số trong nhiều năm liên tục và nhanh chóng biến các nước này
thành các nước công nghiệp hoá. Hiện tại, trường hợp của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và
Nga (nhóm BRIC) đang thể hiện sự quá trình tăng trưởng cao tiềm tàng và ổn định trong
nền kinh tế toàn cầu hoá. Nguồn lực tăng trưởng của các nước này là điều kiện nhân khẩu
thuận lợi, cải cách mạnh cơ cấu kinh tế và khai thác triệt để động lực của toàn cầu hoá.
Như vậy tăng trưởng kinh tế là quá trình tích luỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế
từ các nguồn lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ
mạnh của chính sách, lòng tự hào dân tộc hay những yếu tố khác trong điều kiện toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế cao là mục tiêu mà nhiều quốc
gia kỳ vọng trong vòng chưa đến 10 năm tổng sản phẩm quốc nội tăng lên gấp đôi như
trường hợp của nền kinh tế Hoa Kỳ trong hoảng thời gian 1992- 2000, tổng sản phẩm
quốc nội của nước này đã tăng lên gấp đôi nhờ dựa vào việc chuyển dịch mạnh cơ cấu từ
cơ cấu kinh tế công nghiệp sang cơ cấu kinh tế tri thức.
Tuy nhiên, quá trình tăng trưởng của các quốc gia không phải lúc nào cũng thành
công. Có những quốc gia thực hiện chiến lược tăng trưởng hướng nội không thành công
như Băng-la-đét, Mi-an-ma...Có những quốc gia thực hiện tăng trưởng hướng ngoại
nhưng chủ yếu dựa vào vay nợ nước ngoài sử dụng thiếu hiệu quả đã rơi vào gánh nặng
nợ nước ngoài đặc biệt là các nước châu Mỹ La tinh như Ác-hen-ti-na...Có quốc gia thực
hiện tăng trưởng nhưng rơi vào bẫy thu nhập trung bình và chưa có sự cải thiện đáng kể
thu nhập như Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a...
Một trường hợp khác của tăng trưởng không thành công là trường hợp quốc gia công
nghiệp hoá cao (điển hình là Hà Lan vào những năm 1970) tìm thấy một mỏ dầu và do
yêu cầu của khai thác dầu là mặt hàng có lợi nhuận cao cho nên một khối lượng lớn các
nguồn lực từ các ngành công nghiệp có trình độ công nghệ cao đã di chuyển sang ngành
dầu mỏ là ngành có trình độ công nghệ trung bình. Điều này mặc dù có làm tăng GDP
song cơ cấu kinh tế đã bị lệch lạc thể hiện ở các ngành không phải công nghệ cao được
mở rộng trong khi các ngành công nghệ cao được mở rộng không tương xứng với mục
tiêu đặt ra của công nghiệp hoá. Đây là quá trình tăng trưởng ngược so với mong đợi
trong công nghiệp hoá hay còn gọi là tăng trưởng không có tương lai. Mà một điển hình
có thể nhắc đến là Gha-na, một đất nước đối mặt với điều kiện đặc thù trong lựa chọn
chiến lược phát triển. Vào đầu những năm 1960, thu nhập bình quân đầu người của Gha-na và Hàn Quốc ngang nhau. Song sau 30 năm, Hàn Quốc trở thành một nước công
nghiệp hoá mới trong khi đó Gha-na vẫn là một nước chậm phát triển. Nguyên nhân của
tình hình này là do Gha-na chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ một nền kinh tế phát huy có
hiệu quả các ngành có lợi thế so sánh sang một nền kinh tế phát huy các ngành không có
lợi thế so sánh. Trong khi đó, Hàn Quốc lại tập trung phát triển mạnh các ngành có lợi thế
so sánh và sử dụng có hiệu quả chính sách thương mại chiến lược.
Mô hình nhà nước tăng trưởng: Đây có thể được hiểu là một sự phối hợp giữa nhà
nước, các ngành kinh tế và các thể chế tài chính. Trong đó, Nhà nước hướng dẫn, chỉ
đạo, điều tiết hoạt động kinh tế nhưng vẫn tuân thủ luật chơi của nền kinh tế thị trường.sử
dụng hợp lí các nguồn lực, các yếu tố phục vụ cho sự phát triển của đất nước để tạo ra
một sự tăng trưởng cao trong tương lai.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA NHẬT
BẢN, HÀN QUỐC VÀ SINGAPORE:



E6zlpKfxO2t32n6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status