Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa - pdf 24

Chia sẻ cho các bạn luận văn, link tải miễn phí:
Trung tâm Logistics và định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
- Vì các rào cảng thương mại được dỡ bỏ dần và các yêu cầu, chi phí dịch vụ
Logistics tăng, các MNCs đã thay đổi nguồn nguyên liệu, sản xuất và phân phối sản
phẩm. MNCs đang tìm những trung tâm công nghiệp và Logistics nơi cung cấp cho
hàng hoá đang chuyển tải các dịch vụ như đóng gói lại, dán nhãn, dán mã vạch, lắp ráp
và những dịch vụ GTGT khác. Phần lớn các cảng biển đang cạnh tranh để thu hút các
công ty quốc tế và các Logistics center. Thành công của một cảng trong bối cảnh như
vậy phụ thuộc rất lớn vào sự cải tiến của nó trong khả năng cung cấp đa dạng các dịch
vụ chất lượng cao. Các dịch vụ gia tăng trong cảng là chìa khoá để đảm bảo cho sự
phát triển thương mại lâu dài của cảng và nội địa.
- Giống như một số nước ở Đông Nam Châu Á, Việt Nam có lợi thế để thiết lập
và phát triển cảng thành trung tâm Logistics. Mặc dù cảng ở Việt Nam liên tục được
đầu tư để CNH-HĐH, nhưng các cảng này bị quản lý không hiệu quả, quá nhiều luật lệ
và bị gò bó. Cảng Việt Nam chưa có những nỗ lực tương xứng trong phát triển những
dịch vụ GTGT hiệu quả mà khách hàng hiện nay đòi hỏi.
- Việt Nam đầu tư ít hiệu quả vào việc xây dựng các cơ sơ vật chất phục vụ
Logistics như cảng biển, nhà kho so với nước đang phát triển khác. Đồng thời lại có
những trở ngại lớn như là không có khả năng thực hiện các chức năng Logistics mà nhà
vận tải hay người gửi hàng yêu cầu.
- Hiện tại và tương lai, sự thay đổi mau lẹ của môi trường kinh doanh trong ngành
vận tải khiến cho thành công hôm nay của một cảng không đảm bảo cho thành công
ngày mai. Theo đó, một trong những quan tâm hàng đầu của các cảng biển là tìm cách
tối ưu hoá lợi thế cạnh tranh. Nghiên cứu chỉ ra rằng một cảng có thể đạt được lợi thế
đủ sức cạnh tranh bằng cách cung cấp các dịch vụ GTGT tốt hơn trong khi giảm chi
phí. Lợi ích nói chung của việc xây dựng một trung tâm Logistics để cung cấp các dịch
vụ VAL là rất rõ ràng trong ví dụ về trung tâm Logistics thành công ở cảng Rotterdam.
- Cảng Rotterdam đã thành công nổi bật trong việc thu hút các ELCs và các hoạt
động thương mại trong khu vực cảng. Thực tế, Hà Lan thu hút 60% các ELCs của các
MNCs Châu Á và Bắc Mỹ đang hoạt động ở Châu Âu. Những công ty nước ngoài đã
thiết lập một ELC ở cảng của Hà Lan sau khi quyết định di chuyển trụ sở chính ở Châu
Âu, hay trung tâm khách hàng, trung tâm R&D tới Hà Lan. Đây là một trong những lý do quan trọng tại sao Hà Lan có thể đạt tỷ lệ tăng trưởng khá cao bất chấp môi trường
cạnh tranh khốc liệt ở Châu Âu.
- Không chỉ những cảng quốc tế hàng đầu như Rotterdam và Singapore mà những
cảng nhỏ hơn cũng rất thành công trong việc tự phát triển thành trung tâm Logistics
khu vực như Le Havre, Rouen và Barcelona ở Châu Âu. Vẫn có nhiều cơ hội cho các
cảng nhỏ hoạt động như một trung tâm Logistics bằng cách mở rộng, tận dụng vị trí và
quyền sử dụng đất cũng như kế thừa bài học từ những cảng lớn. Ví dụ như các cảng
Astoria, Long view, Vancouver (Mỹ) đã phát triển những trung tâm Logistics trên đất
trước đây sử dụng cho thương mại đường biển bằng cách cho thuê mặt bằng và cơ sở
vật chất.
- Các nghiên cứu chỉ ra rằng mặc dù vẫn là nhân tố quan trọng nhưng sự thu hút
tàu thuyền và xếp dỡ hàng hoá không còn là tâm điểm trong chiến lược phát triển
những cảng nhỏ. Gần đây, các cảng trong khu vực ESCAP đã cố gắng chuyển sự tập
trung từ các dịch vụ xếp dỡ hàng hoá truyền thống sang các dịch vụ Logistics gia tăng
để có thể cạnh tranh trong thị trường khu vực. Tiêu biểu là cảng Bangkok, TH&Tianjn
(Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc).
- Tóm lại có một thực tế là các dịch vụ VAL ở các trung tâm Logistics đang trở
thành động lực tăng trưởng mạnh cho các cảng. Hiện nay, khi nâng cao năng lực cạnh
tranh của cảng biển Việt Nam là một yêu cầu bức thiết, thì phát triển các dịch vụ VAL
sẽ là một giải pháp cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.

2. Mục tiêu của đề tài:
Mục đích chính của đề tài là tìm ra các định hướng để giúp các cảng Việt Nam
phát triển thành trung tâm Logistics. Để đạt được mục tiêu đó cần:
- Dựa trên kinh nghiệm của Rotterdam là cảng lớn nhất thế giới đã thành công
trong việc tự xây dựng thành trung tâm Logistics và giao thông của khu vực Châu Âu
và thế giới.
- Bên cạnh đó học tập cảng Singapore và các cảng khác trong khu vực ESCAP
trong việc phát triển trung tâm Logistics cũng đem lại nhiều điều bổ ích.
- Dựa trên thực trạng phát triển ngành Logistics của Việt Nam. 3. Cấu trúc của đề tài
Chương I: Mô tả một trung tâm Logistics về lý thuyết. Nhằm làm rõ khái niệm, cơ
cấu tổ chức, hoạt động của trung tâm Logistics và các dịch vụ GTGT mà nó cung cấp
Chương II: Những dịch vụ giá trị gia tăng của các trung tâm Logistics trong khu
vực cảng biển.
Nhằm làm rõ ý: các nhà vận tải và nhà cung cấp dịch vụ Logistics chọn dịch vụ của
một cảng nào đó không chỉ dựa trên khả năng xếp dỡ hàng hoá mà còn dựa trên các
dịch vụ VAL. Vì vậy các dịch vụ VAL trở thành một phương tiện cạnh tranh mạnh mẽ
trong thị trường hiện nay.
Chương III: Phân tích mô hình thực tế trung tâm Logistics ở cảng Rotterdam Hà
Lan. Đây là cảng đầu tiên và thành công nhất trong việc phát triển thành trung tâm
Logistics; là tấm gương của nhiều cảng khác trên thế giới như cảng Singapore, các
cảng ở Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… Đó là lý do đề tài chọn
Rotterdam làm mô hình thực tế điển hình để phân tích.
Chương IV: Cơ hội và thách thức của các cảng biển Việt Nam trong việc phát
triển thành trung tâm Logistics.
Muốn đưa ra được những định hướng hiệu quả không thể chỉ dựa trên kinh nghiệm
của các cảng khác trên thế giới mà còn phải dựa vào thực tế tình hình Việt Nam.
Chương V: Định hướng phát triển các cảng biển thành trung tâm Logistics


VlE7KY9HO1jn01N

Xem thêm
Dự án đầu tư nâng cấp Cảng Hải Phòng: thực trạng và giải pháp
Thực trạng dịch vụ đại lý tàu biển và vài giải pháp phát triển dịch vụ đại lý của công ty VIETFRACHT
Đại lý tàu biển và phát triển hoạt động đại lý tàu biển ở cảng Hải Phòng
Phân tích tài chính, kinh tế xã hội dự án đầu tư thiết bị bốc xếp Than ở cảng Đà Nẵng
Định hướng phát triển cảng biển Việt Nam thành trung tâm Logisticsa
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status