Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Một số giải pháp phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập bằng cách tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Công thương Hà Tây



Lời mở đầu 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 1
3. Phương pháp nghiên cứu 2
4. Kết cấu luận văn 2
Chương I: Những vấn đề cơ bản về thanh toán quốc tế và cách thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ hàng nhập khẩu 3
I.1. Khái quát chung về hoạt động thanh toán quốc tế 3
I.1.1. Khái niệm 3
I.1.2. Vai trò của thanh toán quốc tế 3
I.1.3. Các cách thanh toán quốc tế 4
I.2. cách tín dụng chứng từ 5
I.2.1. Định nghĩa thư tín dụng và các bên tham gia 5
I.2.2. Các loại thư tín dụng (Letter of Credit-L/C) 7
I.2.3. Bộ chứng từ 7
I.2.4. Qui trình nghiệp vụ thanh toán L/C 8
I.3. Vai trò của NH trong thanh toán hàng nhập theo cách L/C 9
I.3.1. Vai trò của ngân hàng khi phát hành L/C 9
I.3.2. Vai trò của ngân hàng khi thanh toán L/C nhập khẩu 9
I.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập bằng cách thanh toán tín dụng chứng từ 10
I.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng 10
I.4.2. Các nhân tố khách quan 11
Chương II: Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây 13
II.1. Giới thiệu khái quát về NHCT Hà Tây 13
II.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHCT Hà tây 14
II.2.1. Công tác huy động vốn 14
II.2.2. Công tác đầu tư vốn 15
II.2.3. Công tác kinh doanh đối ngoại 15
II.2.4. Một số hoạt động khác của NHCT HT 15
II.3. Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại NHCT Hà Tây 16
II.3.1. Thủ tục và qui trình thực hiện tại NHCT Hà Tây 16
II.3.2. Thực trạng thanh toán L/C hàng nhập tại NHCT Hà Tây 16
II.3.3. Đánh gía chung 18
II.3.4. Những tồn tại và nguyên nhân 20
Chương III: Một số giải pháp phát triển thanh toán hàng nhập bằng cách tín dụng chứng từ tại NHCT Hà tây 23
III.1. Phương hướng phát triển hoạt động thanh toán hàng nhập tại NHCT Hà Tây 23
III.2. Một số giải pháp mở rộng cách thanh toán hàng nhập tại NHCT Hà tây 24
III.2.1. Giải pháp đối với Ngân hàng 24
III.2.2. Giải pháp đối với doanh nghiệp nhập khẩu 26
III.3. Một số kiến nghị 27
III.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước 27
III.3.2. Kiến nghị đối với NHCT Việt Nam và NHCT Hà Tây 27
III.3.3. Kiến nghị đối với khách hàng 28
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo
 
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


t lớn nhưng chịu rủi ro cao. Lúc này, NH không chỉ tham gia với vai trò trung gian thanh toán đơn thuần mà đã cam kết ràng buộc trách nhiệm trong tín dụng thư. Do đó, để giảm thiểu rủi ro cho chính NH và cho cả người NK, Ngân hàng phải căn cứ vào hợp đồng, vào đơn xin mở cũng như các qui định, tập quán thanh toán để phát hành một L/C chặt chẽ, bổ sung được những điều khoản bất lợi hay chưa chặt chẽ của hợp đồng.
Thông qua nghiệp vụ phát hành, ngân hàng cũng phát huy vai trò trung gian tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ như tài trợ nhập khẩu, tư vấn về các thủ tục trong thương mại quốc tế, tư vấn trợ giúp về nghiệp vụ mua bán ngoại tệ và phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh....
I.3.2. Vai trò của ngân hàng khi thanh toán L/C nhập khẩu
Tiến hành thanh toán là NH đã thực hiện trách nhiệm cam kết của mình khi phát hành L/C. Việc kiểm tra chứng từ phù hợp theo đúng L/C qui định và trên tinh thần của UCP có ý nghĩa quan trọng đối với cả NH và người NK. Vì các sai sót ở các bước sẽ trực tiếp gây rủi ro cho NH: rủi ro về lừa đảo hay rủi ro khi chính NH phát hành không hành động đúng theo UCP mà L/C đã dẫn chiếu.
Với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao, ngân hàng còn có vai trò thông báo, tư vấn cho khách hàng về thực trạng của bộ chứng từ. Bên cạnh đó ngân hàng còn thực hiện vai trò trung gian tài chính khi thực hiện các dịch vụ như tài trợ thanh toán, mua bán ngoại tệ...góp phần không nhỏ giúp cho quá trình thanh toán và nhận hàng của doanh nghiệp diễn ra nhanh chóng, an toàn và thuận tiện.
Tóm lại, vai trò của NH phát hành khi phát hành và thanh toán L/C có quan hệ chặt chẽ với nhau. Những điều khoản khi phát hành ảnh hưởng trực tiếp đến những điều kiện thanh toán và ngược lại. Vì vậy NH phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa hai khâu để đạt được hiệu quả vừa phòng tránh được rủi ro.
I.4. Một số nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động thanh toán hàng nhập bằng cách thanh toán tín dụng chứng từ
I.4.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
* Chất lượng dịch vụ của ngân hàng
Dịch vụ của ngân hàng trong thanh toán tín dụng chứng từ rất đa dạng.
- Dịch vụ phát hành L/C: Phải đảm bảo nhanh chóng, tiện lợi, an toàn cho doanh nghiệp. Dịch vụ này được thực hiện tốt sẽ hỗ trợ chặt chẽ cho hợp đồng thương mại của doanh nghiệp, thậm chí hạn chế được những điều khoản bất lợi của người nhập khẩu trong hợp đồng.
- Dịch vụ bảo lãnh L/C: Để tránh rủi ro và hỗ trợ tạo sự tin tưởng cho các bên tham gia.
* Kỹ năng của nhân viên ngân hàng
Các bên tham gia giao dịch hoàn toàn dựa trên chứng từ. Vì vậy kỹ thuật kiểm tra và xử lý tốt sẽ giúp giảm thiểu rủi ro cho cả NH và doanh nghiệp, là cơ sở cho việc thanh toán diễn ra nhanh chóng và an toàn đồng thời góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng ở trong nước và quốc tế.
* Chính sách tài trợ nhập khẩu của ngân hàng
Các hợp đồng ngoại thương thường có giá trị lớn khiến cho các doanh nghiệp (DN) khó khăn trong việc huy động vốn để thực hiện thanh toán toàn bộ, thêm vào đó là thời hạn ký quỹ dài làm cho DN bị đọng vốn lớn. Vì vậy NH có chính sách tài trợ hợp lý sẽ hỗ trợ cho DN trong thanh toán, từ đó thúc đẩy hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp phát triển. Đó cũng là cơ sở cho hoạt động thanh toán hàng nhập của NH phát triển.
* Qui mô hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NH là hoạt động chính tạo ra nguồn vốn ngoại tệ cho NH. Có nguồn ngoại tệ dồi dào và hoạt động kinh doanh ngoại tệ hiệu quả NH mới có thể thoả mãn được nhu cầu ngoại tệ của DN trong thanh toán. Hơn nữa, hoạt động kinh doanh ngoại hối còn cung cấp những công cụ hữu hiệu để phòng ngừa rủi ro cho các nguồn thu, chi ngoại tệ của các doanh nghiệp X-NK.
I.4.2. Các nhân tố khách quan
* Chính sách và pháp luật của nhà nước
Các chính sách kinh tế vĩ mô tác động trực tiếp đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là lĩnh vực X-NK, một lĩnh vực gắn liền với hoạt động TTQT. Việc ban hành các chính sách kinh tế hợp lý cho hoạt động X-NK là nhân tố quan trọng tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp kinh doanh X-NK an tâm, tin tưởng, đẩy mạnh phát triển hoạt động kinh doanh. Một hành lang pháp lý ổn định và thông thoáng sẽ giúp ích cho DN trong tìm kiếm đối tác và thoả thuận giao dịch. Hoạt động ngoại thương có phát triển, các NH mới có thể phát huy tốt vai trò trung gian thanh toán của mình.
Khách hàng (KH) là những người tham gia trực tiếp vào hoạt động ngoại thương, các NH chỉ là trung gian giúp cho quá trình thanh toán của KH diễn ra nhanh chóng và thuận lợi, giảm thiểu rủi ro. Muốn mở rộng hoạt động TTQT, phải mở rộng KH cả về số lượng lẫn chất lượng. Có như vậy KH mới mở rộng được quan hệ ngoại thương của mình, từ đó giúp NH phát huy tốt vai trò trung gian thanh toán.
Nhận xét
Với ưu thế vượt trội bởi khả năng dung hoà được lợi ích của cả hai bên nhập khẩu và xuất khẩu, cách tín dụng chứng từ đang ngày càng khẳng định vai trò của nó trong hoạt động TTQT. Đặc biệt với các doanh nghiệp nhập khẩu của Việt Nam, uy tín trên thị trường quốc tế chưa rộng và chưa vững chắc thì việc áp dụng cách tín dụng chứng từ trong thanh toán hàng nhập là nhu cầu tất yếu. Để nền kinh tế đất nước phát triển bắt kịp với khu vực, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cần phát huy tốt hơn nữa vai trò trung gian thanh toán của mình, góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp và thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế.
Việc tìm hiểu và phân tích những vấn đề lý luận chung về thanh toán quốc tế và cách thanh toán tín dụng chứng từ phục vụ hàng nhập khẩu, là cơ sở để đối chiếu thực tế hoạt động thanh toán hàng nhập bằng cách tín dụng chứng từ tại một ngân hàng cụ thể - Ngân hàng Công thương Chi nhánh Tỉnh Hà Tây (NHCT HT).
Chương II:
Thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu bằng cách tín dụng chứng từ tại nhct hà tây
II.1. Giới thiệu khái quát về NHCT Hà Tây
Ngân hàng Công thương Hà Tây là một chi nhánh của ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở tại Thị xã Hà Đông-Tỉnh Hà Tây. Ngân hàng có nhiệm vụ huy động vốn trong xã hội và thực hịên những dịch vụ ngân hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận, góp phần ổn định và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây. Chi nhánh NHCT HT là NH chuyên doanh được thành lập theo Quyết định số 127/QĐNHNN ngày 30/08/1991 của Thống Đốc Ngân hàng Việt Nam. Phạm vi hoạt động kinh doanh đối với các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh Hà Tây và một số vùng lân cận.
Cơ cấu tổ chức Ngân hàng Công Thương Hà Tây bao gồm:
- Ban lãnh đạo
- 7 phòng chức năng vừa trực tiếp kinh doanh đồng thời làm chức năng hướng dẫn, nghiên cứu tham mưu cho ban giám đốc chỉ đạo tất cả các đơn vị trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế chính sách và pháp luật.
- 3 chi nhánh cấp 2 và một phòng giao dịch với chức năng kinh doanh tương đối toàn diện trong các nghiệp vụ đầu tư và cho vay, công tác huy động vốn, tiền tệ kho quỹ và kế toán thanh toán.
- 16 quỹ tiết kiệm cơ sở.
* Sơ đồ mô hình tổ chức của NHCT HT
Ban giám đốc
Phòng tổ chức hành ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status