Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Đề tài Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương - Nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện



Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi vật thể tự nhiên thành vật phẩm đáp ứng nhu cầu của con người.
Trong mọi chế dộ xã hội, việc sáng tạo ra của cải vật chất không thể tách rời khỏi lao động, lao động là điều kiện tiên quyết sho sự phát triển của xã hội. Để tiến hành liên tục quá trình tái sản xuất, công việc đầu tiên là phải tái sản xuất sức lao động. Sức lao động mà con người bỏ ra được bồi hoàn dưới dạng thù lao lao động. Theo C.Mác:"Tiền công là giá trị hay giá cả của sức lao động nhưng lại biểu hiện ra bề ngoài thành giá trị hay giá cả của lao động". Trong nền kinh tế hàng hóa, thù lao lao động được biểu hiện bằng thước đo giá trị, gọi là tiền lương.
Tiền lươnglà biểu hiện bằng tiền của lao động sống mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian hay khối lượng công việc. Hay nói cách khác, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của khối lượng sản phẩm xã hội mà người lao động sử dụng để bù đắp hao phí lao động của mình trong quá trình sản xuất xã hội nhằm tái sản xuất sức lao động.
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


đợi. Công cụ này cũng được dùng để phân tích kết quả kinh doanh thực tế giữa năm hiện tại với các năm trước.
Phân tích quy trình thông tin kinh doanh (Business Information Framework).: Công cụ này dùng để phân tích có chiều sâu các kênh cung cấp thông tin chính trong KH liên quan đến các quy trình hoạt động kinh doanh chủ yếu từ việc nắm bắt các dữ liệu đầu vào, xử lý dữ liệu, chuyển đổi dữ liệu sang thông tin kế toán và quản trị, và chuyển đổi sang lập các báo cáo tài chính và báo cáo quản trị.
Sau khi hoàn thành giai đoạn này, KTV xác định các rủi ro (rủi ro kinh doanh, rủi ro thông tin và xử lý thông tin) mà KTV phải đảm bảo chắc chắn rằng các rủi ro này được kiểm soát thích hợp để giảm các rủi ro xuống mức chấp nhận được.
Đánh giá rủi ro kiểm soát.
Dựa trên hiểu biết ở Giai đoạn 1, KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát nội bộ ở những vùng trọng yếu đối với công tác kế toán, lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị của KH. Mục tiêu của công việc này là xác định liệu các thủ tục kiểm soát của KH để ngăn cản các rủi ro sai sót trọng yếu hoạt động có hiệu quả hay không. KTV sẽ thử nghiệm các thủ tục kiểm soát bằng cách xem xét và đánh giá:
Cơ cấu tổ chức.
Bộ phận quản lý của KH: Pphù hợp với cơ sở pháp lý của công ty KH; đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh KH có kỷ luật và hiệu quả; thiết lập thủ tục kiểm soát bảo vệ tài sản; thiết lập các thủ tục ngăn chặn và phát hiện các hành vi sai sót hay gian lận; cho phép việc lập và duy trì hệ thống sổ sách và chứng từ kế toán phù hợp.
Lập kế hoạch: Llập và theo dõi việc thực hiện các kế hoạch công việc hàng năm và các dự toán kinh doanh.
Hệ thống kế toán theo dõi các nghiệp vụ phát sinh của KH: Ssự tồn tại của hệ thống kế toán riêng biệt hay hệ thống phân tích phù hợp trong công ty KH cho phép nắm bắt được tình hình tài chính của KH; các nguyên tắc kiểm tra và phê duyệt các nghiệp vụ phát sinh; chu trình xử lý kế toán gồm việc sử dụng hệ thống máy tính xử lý dữ liệu và hệ thống sổ sách kế toán/chứng từ đi kèm.
Chức năng giám sát: sSự tồn tại của các quy định, các hướng dẫn và thủ tục bằng văn bản, sự phê duyệt và uỷ quyền về ký duyệt và quyền hạn.
Sự phù hợp của các điều khoản hợp đồng của Công ty với các thông lệ áp dụng, các quy định pháp luật và luật thuế hiện hành.
Xác định rủi ro kiểm toán.
Giai đoạn này sẽ xử lý tất cả các rủi ro còn lại đã được xác định ở Giai đoạn 1 - “Tìm hiểu Quy trình Hoạt động kinh doanh của Công ty” mà chưa được làm giảm thiểu bởi hệ thống kiểm soát nội bộ và các thử nghiệm thực hiện ở Giai đoạn 2. Giai đoạn này cũng tập trung vào các thủ tục kiểm toán cụ thể và cả các thủ tục do KH yêu cầu thêm bao gồm:
Kiểm tra các sổ kế toán trên cơ sở chọn mẫu.
Kiểm tra các chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu.
Đối chiếu các tài khoản ngân hàng.
Kiểm tra tính hợp lý của tài khoản phải thu và phải trả bằng thủ tục gửi thư xác nhận tới các khách hàng và nhà cung cấp được chọn và kiểm tra chứng từ gốc trên cơ sở chọn mẫu.
Kiểm kê các tài sản quan trọng (tiền mặt tại quỹ, hàng tồn kho, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, và các tài sản quan trọng khác).
So sánh dự toán với thực tế và điều tra các sai số lớn/xu hướng biến động ngoài dự kiến.
Thu thập các thư giải trình để chứng minh cho các bằng chứng bằng miệng liên quan đến kiểm toán.
Kiểm soát rủi ro kiểm toán.
Giai đoạn này thường được thực hiện với các tài khoản trọng yếu nhưng có mức rủi ro thấp. Ngoài ra, thủ tục kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và các quy định trong quá trình lập báo cáo kiểm toán, gồm các công việc:
Đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng (going concern).
Gửi thư xác nhận đối với các nghiệp vụ liên quan đến bên thứ ba.
Xác định khả năng xảy ra tranh chấp trong tương lai.
Đánh giá rủi ro gian lận (fraud risk).
Xem xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo (subsequent events).
2.2. Thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương - nhân viên tại Công ty ABC do Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Kiểm toán và Tư vấn ACPA thực hiện
2.2.1. Giới thiệu về khách hàng
ABC là công ty liên doanh100% vốn nước ngoài với hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh các loại thực phẩm và tinh bột sắn theo Giấy phép Đầu tư số 4365/GP do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư của Việt Nam, hiện nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp tháng 8 năm 1994 và đã được chuyển đổi sang công ty 100% vốn nước ngoài vào tháng 10 năm 2003. Thời hạn hoạt động của giấy phép đầu tư là 30 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư đầu tiên. Hiện nay vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty lần lượt là 221.000785.000 USD và 7.00650.000 USD.
Công ty đăng ký văn phòng thay mặt tại Vĩnh Phúc, một nhà máy tại Vĩnh Phúc, trụ sở chính tại Hà Nội và có 3 chi nhánh ở Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra công ty còn có 2 trung tâm bán hàng tại Vinh và Hải Phòng. Công ty vừa xây dựng hoàn thành một nhà máy đóng gói sản phẩm tại Linh Trung, thành phố HCM vào năm 2004. Tháng 3 năm 2005, Công ty thiết lập một chi nhánh mới tại Tây Ninh và một nhà máy chuyên sản xuất tinh bột.
Sản phẩm của công ty được tiêu thụ khắp cả nước thông qua hệ thống đại lý phân phối lớn ở từng khu vực.
2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán
Định kỳ, đối với KH, dù là KH mới hay cũ, Ban Giám đốc ACPA đều gửi Đề xuất cung cấp dịch vụ chuyên môn (Proposal to provide professional services) tới KH để giới thiệu những dịch vụ mới nhất mà công ty cung cấp đồng thời nêu lên những quyền lợi mà KH được hưởng. Sau khi KH đồng ý chỉ định ACPA tiếp tục KT (với KH cũ) hay mời kiểm toán (với KH mới), công ty tiến hành tìm hiểu sơ bộ và lập Bản đánh giá KH (Client evaluation). Thông qua đó, Ban Giám đốc có quyết định ký hợp đồng KT hay không. Hợp đồng KT bao gồm các điều khoản của một hợp đồng kinh tế thông thường như quy định về phạm vi KT, thời gian KT, trách nhiệm của công ty KT và KH, phí KT… Đối với ABC là KH cũ (đã được ACPA KT lần đầu trong năm tài chính 2004), Ban Giám đốc quyết định tiếp tục KT KH này.
Đồng thời, Giám đốc công ty tiến hành chỉ định Trưởng nhóm KT thực hiện hợp đồng đã ký kết, giao Trưởng nhóm chuẩn bị cho khâu lập nhóm KT và phân công công việc cho từng thành viên (Bản phân công công việc-Assigned works). Nhóm KT sẽ tiến hành lập hồ sơ KT, gồm các giấy tờ làm việc (WPs), bản tham chiếu cụ thể cho từng khâu công việc (Table of content). Với ABC, nhóm kiểm toán gồm có 6 thành viên: 1 chủ nhiệm KT, 1 KTV và 4 trợ lý KT.
Tìm hiểu quy trình hoạt động kinh doanh.
Tìm hiểu tổng quan về khách hàng thông qua Bảng phân tích quy trình kinh doanh (BAF - Business Analysis Framework), Bảng phân tích quy trình thông tin kinh doanh (BIF - Business Information Framework), Bảng phân tích hoạt động (BPR - Business Performance Review) (nếu có) để tìm hiểu tình hình kinh doanh của khách hàng như môi trường hoạt động, thông tin, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà cung cấp, chủ sở hữu, quản lý, quá trình kinh doanh, nhân lực, công nghệ, các chỉ tiêu tài chính, các chính sách tài chính kế...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status