Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản




Mở đầu .
CHƯƠNG I
LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN
1.1.Lý thuyết chuỗi giá trị 3
1.2.Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản 7
1.2.1. Đối với các hoạt động hỗ trợ 7
1.2.1.1 Đối với hoạt động hậu cần đầu vào 7
1.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất thuỷ sản 8
1.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra 9
1.2.1.4. Đối với hoạt động Marketing và bán hàng 10
1.2.1.5. Đối với hoạt động dịch vụ khách hàng 11
1.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ 11
1.2.2.1. Hoạt động quản trị nhân lực 11
1.2.2.2. Phát triển công nghệ 11
1.2.2.3. Hoạt động đảm bảo nguyên liệu 12
1.2.2.4. Cơ sở hạ tầng doanh nghiệp 12
1.3. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam và khả năng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam 12
1.3.1. Đặc điểm thuỷ sản Việt Nam 12
1.3.2. Vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị nhằm thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam 16
1.3.2.1.Hoạt động hậu cần đầu vào của ngành thuỷ sản 16
1.3.2.2.Hoạt đông sản xuất thuỷ sản 17
1.3.2.3.Hoạt động hậu cần đầu ra đối với hàng thuỷ sản 18
1.3.2.4.Hoạt động Marketing và bán hàng thuỷ sản 18
1.3.2.5.Hoạt động dịch vụ khách hàng 19
1.3.2.6. Đối với các hoạt động hỗ trợ 20

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

2.1.Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 22
2.1.1.Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây 22
2.1.2.Một số đặc điểm về thị trường Nhật Bản 25
2.1.2.1.Tình hình kinh tế Nhật Bản trong những năm gần đây 25
2.1.2.2. Đặc điểm về thói quen tiêu dùng hàng thuỷ sản ở Nhật Bản 27
2.1.2.3. Quy định luật pháp đối với hàng thuỷ sản của Nhât Bản 28
2.1.3.Cơ cấu hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 30
2.1.4.Hình thức xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
35
2.2.Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 36
2.2.1. Đối với các hoạt động cơ sở 36
2.2.1.1. Đối với hoạt động hậu cần đầu vào thuỷ sản 36
2.2.1.2. Đối với hoạt động sản xuất chế biến thuỷ sản 38
2.2.1.3. Đối với hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản 42
2.2.1.4. Đối với hoạt động Marketting và bán hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam 44
2.2.2. Đối với các hoạt động hỗ trợ 45
2.2.2.1. Hoạt động bảo đảm nguyên liệu 45
2.2.2.2. Vấn đề áp dụng khoa học kỹ thuật 48
2.2.2.3. Về nguồn nhân lực 49
2.2.2.4. Về cơ sở hạ tần doanh nghiệp 50
2.4. Đánh giá tình hình vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nhiệp Việt Nam 51
2.4.1.Những điểm mạnh trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam 51
2.4.2.Những điểm yếu trong vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt nam 54


CHƯƠNG III
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN

3.1.Định hướng và mục tiêu phát triển của thuỷ sản Việt Nam đến năm 2010
57
3.1.1.Mục tiêu phat triển của thuỷ sản Việt Nam đến 2010 57
3.1.2. Định hướng xuất khẩu thuỷ sản vào thị trường Nhật Bản đến năm 2010 58

3.2.Một số giải pháp đẩy mạnh vận dụng lý thuiyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản 60
3.2.1.Giải pháp về nguyên liệu 60
3.2.2.Giải pháp về đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản 63
3.2.2.1. Đầu tư những phương tiện đánh bắt hiện đại 63
3.2.2.2.Nâng cao năng lực đánh bắt thuỷ sản 65
3.2.2.3.Nuôi trồng có hiệu quả 65
3.2.3.Các giải pháp về sản xuất và chế biến 67
3.2.3.1.Các doanh nghiệp nên đầu tư công nghệ trong sản xuất và chế biến nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất 67
3.2.3.2.Nâng cao năng lực chế biến thuỷ sản ở các doanh nghiệp 67
3.2.3.3. Nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm đối với hàng thuỷ sản 68
3.2.4.Các giải pháp về hoạt động hậu cần đầu ra thuỷ sản 71
3.2.4.1. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước đặc biệt là Nhật Bản 71
3.2.4.2.Xây dựng thương hiệu cho hàng thuỷ sản Việt Nam 72
3.2.4.3.Tạo dựng niềm tin, uy tín trong hoạt động kinh doanh với các doanh nghiệp Nhật Bản 73
3.2.5. Đẩy mạnh hoạt động Marketting và hoạt động bán hàng trên thị trường Nhật Bản 74
3.2.5.1.Phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Nhật Bản 74
3.2.5.2.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại thuỷ sản sang thị trường Nhật bản 75
3.2.6.Xây dựng cơ sỏ hạ tầng doanh nhiệp vững chắc 76
3.2.7. Về khoa học công nghệ 77
3.2.8.Phát triển nguồn nhân lực 77
3.2.9. Về dịch vụ khách hàng 78
3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước 78

Kết luận 81
Ngày nay, khi mà toàn cầu hoá ngày càng phát triển thì hội nhập Kinh tế quốc tế là xu hướng tất yếu đối với mỗi một quốc gia.Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó.Từ sau đổi mới đến nay đến nay,Việt Nam đã mở rộng quan hệ với rất nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nhờ vậy mà trình độ phát triển kinh tế ở nước ta tăng nhanh trong những năm qua.Và Nhật Bản được xác định là một trong những thị trường hàng đầu trong quan hệ Thương mại quốc tế của Việt Nam đó chính là Nhật Bản.
Việt Nam và Nhật Bản là hai quốc gia có nhiều nét tương đồng về bề dày lịch sử ,văn hoá ,bởi vậy từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã có những bước phát triển đầy ấn tượng. Nhật Bản hiện là đối tác Thương mại lớn nhất,nhà cung cấp vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) lớn nhất và là nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam.Với những cơ sở đó, Nhật Bản luôn được xem là thị trường xuất nhập khẩu số một của Việt Nam. Một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản chính là mặt hàng thuỷ sản. Xuất khẩu thuỷ sản đã đạt được những thanh tựu to lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của đất nước.Tuy nhiên hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của nước ta sang thị trường Nhật Bản còn gặp nhiều khó khăn bởi Nhật Bản là một thị trường lớn và rất khắt khe, đòi hỏi sản phẩm phải có chất lượng cao. Hơn thế hàng thuỷ sản của Việt Nam gặp phải rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn trên thị trường Nhật Bản.
Các doanh nghiệp Việt Nam khi tiếp cận thị trường Nhật bản, đã có một số doanh nghiệp vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của doanh nghiệp mình.Tuy nhiên, việc vận dụng lý thuyết chuối giá trị của các doanh nhiệp còn chưa mang tính hệ thống, mới chỉ là nghĩ đến đâu thì vận dụng đến đó. Những doanh nghiệp này chưa hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc về cách vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị như thế nào cho hiệu quả. Còn hầu hết các doanh nghiệp còn lại vẫn vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị trong hoạt động xuất khẩu của mình. Những doanh nghiệp này mới chỉ tập trung vào một số lĩnh vực nhất định như sản xuất, hay chế biến, nuôi trồng thuỷ sản. Chính vì vậy mà hiệu quả xuất khẩu đạt được là chưa cao, chưa nâng cao được giá trị cho khách hàng.
Xuất phát từ thực tế đó,với những kiến thức về lý luận và thực tế có được trong quá trình nghiên cứu, tui muốn đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.Vì vậy mà tui đã lựa chọn đề tài “ Vận dụng lý thuyết Chuỗi giá trị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam ” làm đề tài luận văn.
Kết cấu của luận văn gồm 3 chương :
- Chương I : Lý thuyết chuỗi giá trị và vận dụng vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp
- Chương II : Thực trạng vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị vào xuất khẩu thuỷ sản của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản
- Chương III : Các giải pháp nhằm thúc đẩy việc vận dụng lý thuyết chuỗi giá trị của các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam sang Nhật Bản
Trong quá trình làm bài luận văn này,do kinh nghiệm và kiến thức thực tế chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót.Vì vậy tui rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để bài viết được hoàn chỉnh hơn. tui xin chân thành Thank TS- Trần Văn Hoè, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi, đã giúp tui hoàn thành bài luận văn này. tui cũng xin Thank các bác,các cô các chú tại Viện Kinh tế và chính trị thế giới, đặc biệt là thạc sĩ Bùi Trường Giang đã tạo điều kiện thuận lợi để tui hoàn thành bản báo cáo này
CHƯƠNG I :
LÝ THUYẾT CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ VẬN DỤNG VÀO XUẤT KHẨU THUỶ SẢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP

1.1. Lý thuyết chuỗi giá trị
Môi trường kinh doanh là tổng hợp các yếu tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Trong đó Môi trường bên ngoài bao gồm các yếu tố tự nhiên, kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội…Môi trường bên ngoài còn bao gồm cả môi trường quốc gia và môi trường quốc tế. Môi trường bên trong là tổng hợp các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố về nhan lực, công nghệ, tài chính, bộ máy quản lý, yếu tố văn hoá, triết lý kinh doanh của doanh nghiệp…Như vậy môi trường kinh doanh là một tổng thể các quan hệ phức tạp.Các doanh nghiệp khi tiến hành kinh doanh thì chịu sự tác động trực tiếp của môi trường kinh doanh. Do vậy việc phân tích môi trường kinh doanh là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp khi họ tiến hành kinh doanh. Việc phân tích môi trường kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp có thể tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đồng thời tạo điều kiện cho họ xây dựng và thực hiện chiến lược thành công cũng như điều chỉnh chiến lược cho phù hợp. Các công cụ phân tích môi trường kinh doanh bao gồm các mô hình phân tích môi trường hiện tại của doanh nghiệp. Một trong những mô hình rất quan trọng và được sử dụng phổ biến ở các doanh nghiệp đó chính là lý thuyết chuỗi giá trị .
Lý thuyết chuỗi giá trị được sử dụng để xác định một cách có hệ thống các thế mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Thông qua việc đánh giá những thế mạnh và điểm yếu đó mà các nhà quản lý có thể hiểu sâu hơn về khả năng của doanh nghiệp. Mô hình được xây dựng dựa trên cơ sở giả định rằng mục tiêu kinh tế cơ bản của doanh nghiệp là tạo ra giá trị. Lượng giá trị ở đây được tính bằng tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo cách phân Chuỗi giá trị, các hoạt động khác nhau của doanh nghiệp có tác dụng làm tăng thêm giá trị. Khi các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì thì họ phải tién hành một loạt các hoạt động, từ hậu cần đầu vào, sản xuất, hậu cần đầu ra, bán hàng, dịch vụ khách hàng cho đến các hoạt động hỗ trợ sản phẩm. Mỗi hoạt động trong số đó có thể làm tăng giá trị của sản phẩm hay dịch vụ.Các hoạt động của doanh nghiệp để tạo ra giá trị có thể được phân chia thành hai loại cơ bản là các hoạt động cơ sở và các hoạt động hỗ trợ. Sau đây là mô hình chuỗi giá trị:


F6S910mSg943Ef0

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status