Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam



LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TRONG DOANH NGHIỆP 3
I. Vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp. 3
1. Vốn 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Phân loại vốn kinh doanh. 4
1.3. Vai trò và chức năng của vốn 7
2. Hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 8
2.1. Khái niệm 8
2.2. Mục đích, ý nghĩa và yêu cầu của việc phân tích hiệu quả sử dung vốn trong doanh nghiệp 9
2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả sử dụng vốn 9
2.4. Nội dung phân tích hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp 11
Chương II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM 14
I. Khái quát chung về Tổng công ty cà phê Việt Nam. 14
1.Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty cà phê Việt Nam 14
2.Quy mô và cơ cấu tổ chức của Tổng công ty 15
3.Chức năng và nhiệm vụ của Tổng công ty 19
4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam 20
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cà phê Việt Nam 20
1. Những nhân tố bên trong 20
2. Nhân tố bên ngoài. 23
III. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam 25
1. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian gần đây 25
1.1 Tình hình sản xuất và chế biến 26
1.2 Tình hình kinh doanh xuất nhập khẩu cà phê của Tổng công ty Việt Nam. 30
1.3. Công tác tài chính và vốn đầu tư 36
1.4 Chương trình phát triển cà phê chè vay vốn cơ quan phát triển Pháp AFD 37
1.5 Công tác khoa học công nghệ. 38
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam. 38
2.1 Phân tích khái quát. 38
2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ tài sản. 48
2.3. Phân tích tốc độ luân chuyển của TSLĐ( VLĐ). 55
2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn dưới góc độ nguồn vốn. 61
3. Đánh giá chung về quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cà phê 64
3.1 Thành tựu đạt được. 64
3.2. Những tồn tại và nguyên nhân. 66
Chương III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CÀ PHÊ VIỆT NAM 68
I. Phương hướng hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới. 68
1. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng công ty cà phê Việt Nam trong năm 2006. 68
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 70
2.1 Công tác tổ chức, sắp xếp đổi mới doanh nghiệp: 70
2.2 Về sản xuất nông nghiệp. 71
2.3. Về công tác chế biến. 71
2.4 Về kinh doanh xuất nhập khẩu. 72
2.5 Về công tác tài chính. 73
II. Một số kiến nghị 73
1. Kiến nghị với Nhà nước 73
2. Kiến nghị đối với Tổng công ty 74
III. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cà Phê Việt Nam 75
1. Tập trung đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. 75
2. Hình thành đồng bộ các thị trường huy động vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. 76
2.1. Tăng cường khai thác, tạo lập vốn từ bên trong. 76
2.2. Huy động vốn bằng hình thức liên doanh liên kết 78
2.3. Huy động vốn bằng phát hành trái phiếu Tổng công ty 78
2.4. Tiếp tục đẩy mạnh huy động vốn từ việc vay ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác 79
3. Tách các bộ phận của Tổng công ty để cổ phần hoá 79
4. Thực hiện tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh 80
5. Một số giải pháp khác 81
KẾT LUẬN 83
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
 
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


cũng tăng lên. Năm 2005 nguyên giá tài sản cố định là 1750 tỷ đồng (tăng lên 24,3% so với năm 2001), nguồn vốn kinh doanh cũng tăng từ 562 tỷ đồng năm 2001 lên 740 tỷ đồng năm 2005.
Tuy các chỉ tiêu về tài chính đều tăng nhưng kết quả sản xuất kinh doanh không mấy khả quan.. Từ năm 2001 đến năm 2004 số đơn vị lãi thường thấp hơn số đơn vị lỗ, số lỗ phát sinh thường cao hơn số lãi phát sinh. Riêng năm 2005 số đơn vị lãi đã lên tới 36 đơn vị, số phát sinh lãi là 97 tỷ đồng, số đơn vị lỗ là 7 đơn vị và số lỗ phát sinh là 7 tỷ đồng.
Tình hình nộp ngân sách Nhà nước đều tăng, năm 2004 nộp ngân sách Nhà nước tăng gấp đôi , năm 2005 nộp ngân sách Nhà nước là 65 tỷ đồng.
Đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng có sự biến động qua các năm : năm 2001 là 112,5 tỷ đồng nhưng năm 2004 đã tăng 124,5 tỷ đồng và chỉ còn 100,7 tỷ đồng vào năm 2005. Nguồn vốn này bao gồm vốn ngân sách, vốn vay tổ chức,Nhà nước và nguồn vốn khác.
Như vậy, tình tình tài chính của Tổng công ty trong 5 năm qua đã rất khả quan- là cơ sở phát triển cho các năm tiếp theo.
Về vấn đề lao động tiền lương : Tổng số lao động trong ngành cà phê đã giảm đi, năm 2005 chỉ còn 25.911 người, điều đó chứng tỏ, ngành cà phề đã áp dụng nhiều cải tiến kỹ thuật thay dần sức lao động , nhưng đồng thời quỹ lương cũng tăng dần. Thu nhập bình quân người lao động tăng dần lên : từ 600.000đ người/1 tháng (năm 2001) đến 710.000đ người/ tháng (năm 2005). Do đó chất lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng tăng lên, lao động ngày một hiệu quả hơn và đem lại nhiều lợi nhuận cho Tổng công ty .
1.4 Chương trình phát triển cà phê chè vay vốn cơ quan phát triển Pháp AFD
- Tổng kết chương trình phát triển cà phê chè gồm 22 dự án thành phần, các bộ, ngành, các tỉnh có liên quan tham gia ( tháng 3/2005 để đánh gia kết quả triển khai thực hiện chương trình dự án).
- Lập báo cáo đánh giá kết quả thực hiện chương trình phát triẻn 40.000 ha cà phê chè trình Chính Phủ và các Bộ, ngành có liên quan theo quy định.
- Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ để giải ngân kịp thời cho các dự án đầu tư chăm sóc cà phê chè năm 2005- 2006 thuộc nguồn vốn AFD.
- Triển khai các nhiệm vụ khoa học kỹ thuật để chỉ đạo sản xuất nông nghiệp góp phần ổn định và nâng cao chất lượng vườn cây.
- Lãnh đạo Tổng công ty đã chỉ đạo các ban chức năng thường xuyên kiểm tra, đối chiếu nguồn vốn AFD để giải ngân cho các dự án phát triển cà phê chè của các tỉnh và các đơn vị thành viên Tổng công ty, có kế hoạch đôn đốc thu nợ…
1.5 Công tác khoa học công nghệ.
- Tổng công ty đã từng bước củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý các hoạt động khoa học công nghệ trong toàn Tổng công ty, nhằm triển khai thực hiện công tác chuyên môn, chỉ đạo các đơn vị thành viên tăng cường công tác quản lý kỹ thuật trong việc chăm sóc, củng cố vườn cây nhằm ổn định và nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
- Bổ sung và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho các hoạt động chế biến, bảo quản sản phẩm tạo ra sản phẩm tốt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, đem lại hiệu quả kinh tế cao người sản xuất và xuất khẩu.
2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam.
2.1 Phân tích khái quát.
Tài sản của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ và đầu tư dài hạn và TSLĐ và đầu tư ngắn hạn. Để đảm bảo đầy đủ và kịp thời hai loại tài sản này, Tổng công ty cà phê trong những năm vừa qua đã nỗ lực tìm kiếm, huy động các nguồn tài trợ. Từ một doanh nghiệp Nhà nước mới thành lập với số lượng ít đơn vị thành viên thì nay Tổng công ty đã trở thành Tổng công ty lớn của Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông thôn. Sản phẩm của Tổng công ty đã có mặt ở hầu hết các thị trường lớn trên thế giới, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Trong những năm vừa qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối nghiêm trọng, nhưng Tổng công ty đã cố gắng nỗ lực tổ chức, đảm bảo vốn cho hoạt động kinh doanh mặc dù NVCSH là rất thấp, khả năng tài trợ vốn bằng chính nỗ lực của bản thân còn rất kém. Nhưng Tổng công ty đã cố gắng nỗ lực hết mình nhằm đem lại hiệu quả cao nhất..Hàng năm Tổng công ty vẫn xin cấp thêm vốn kinh doanh, hoãn nộp các khoản nợ còn tồn đọng…nhằm đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước cấp, để đảm bảo đủ vốn kinh doanh Tổng công ty đã đi vay tại các ngân hàng. Để đảm bảo đúng hạn để tiếp tục vay tiếp, đặc biệt là các khoản vay dài hạn thì Tổng công ty cần có các biện pháp sử dụng và quản lý các nguồn vốn một cách hợp lý nhất.
Sau đây là một vài khái quát về thực trạng sử dụng vốn tại Tổng công ty cà phê Việt Nam trong một vài năm qua.
Bảng 5: Tình hình sử dụng, quản lý tài sản của Tổng công ty cà phê Việt Nam Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
1. TSCĐ và Đầu tư dài hạn
1101701
1220439
1294792
2. TSLĐ và Đầu tư ngắn hạn
1726141
2055479
2390885
3. Nợ phải trả
2646752
3102919
3475595
_ Nợ ngắn hạn
1855562
2221189
2515411
_ Nợ dài hạn
777065
853810
931689
_ Nợ khác
14125
27920
28495
4. NVCSH
181089
172998
205517
5. Doanh thu thuần
2446336
3146437
4290796
6. Lợi nhuận thuần
-73872
-50067
-25928
( Nguồn: Ban tài chính - kế toán Tổng công ty cà phê Việt Nam)
Qua bảng trên ta thấy, nguồn vốn của Tổng công ty cà phê Việt Nam tăng dần qua 3 năm.Tính đến 31/12/2005, TSCĐ và đầu tư dài hạn của Tổng công ty cà phê Việt Nam là 1.294.792 triệu đồng ( chiếm 35,13% tổng tài sản của Tổng công ty), TSLĐ và đầu tư ngắn hạn là 2.390.885 triệu đồng ( chiếm 64,87% tổng tài sản). Ta thấy cơ cấu là được coi là hợp lý bởi vì phần TSLĐ phải cần nhiều để quay vòng vốn nhanh, đáp ứng kịp thời chiến lược kinh doanh của công ty. Nếu năm 2003, tỷ lệ giữa TSCĐ và đầu tư dài hạn trên tổng tài sản là 38,96% thì đến năm 2004 tỷ lệ này đã giảm còn 37,25%. Như vậy, cả TSCĐ và TSLĐ của Tổng công ty đều tăng nhưng tỷ lệ tăng của TSLĐ vẫn lớn hơn nhiều chứng tỏ khả năng thu hút nguồn tài sản này có hiệu quả.
Các khoản nợ phải trả của Tổng công ty cà phê Việt Nam cũng tăng dần từ 2.646.752 triệu đồng năm 2003, năm 2005 đã lên tới 3.475.595 triệu đồng. Ta thấy, mỗi doanh nghiệp mà có số nợ phải trả tăng dần có thể xảy ra hai trường hợp: có thể hoạt động đem lại hiệu quả cao nên mở rộng sản xuất cần vay vốn nhiều hay hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không trả được nợ làm khoản nợ tăng lên. Nhưng qua bảng số liệu trên ta thấy, hoạt động của Tổng công ty cà phê Việt Nam ngày càng có hiệu quả. Doanh thu thuần tăng lên rõ rệt: năm 2003 doanh thu thuần là 2.446.336 triệu đồng, năm 2004 là 3.146.437 triệu đồng và năm 2005 đã lên tới 4.290.796 triệu đồng. Như vậy, nợ phải trả của Tổng công ty tăng lên là hợp lý. Các khoản nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và nợ khác đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, giữa các khoản nợ có mức tăng không giống nhau. Nợ ngắn hạn tăng nhiều hơn nợ dài hạn, cho thấy nhu cầu vay ngắn hạn lớn hơn. Sở dĩ có điều này, bởi vì Tổng công ty cà phê Việt Nam cần vay v

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status