Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông - pdf 24

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Chương I 6
Lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 6
1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp 6
1.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp 6
1.1.2. Vai trò của vốn trong doanh nghiệp 7
1.2. Nội dung cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp 9
1.2.1. Cơ chế huy động vốn 9
1.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 10
a) Vốn góp ban đầu 10
b) Lợi nhuận không chia 10
c) Phát hành cổ phiếu mới 12
1.2.1.2. Nguồn vốn nợ 14
b) Nguồn vốn tín dụng thương mại 16
c) Phát hành trái phiếu công ty 16
d) Tín dụng thuê mua 19
e) Vay của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp 20
1.2.2. Cơ chế sử dụng vốn 21
1.2.2.1. Quản lý vốn lưu động 21
a) Quản lý dự trữ, tồn kho 21
D là toàn bộ lượng hàng hoá cần sử dụng trong một năm 22
b) Quản lý tiền mặt 23
c) Quản lý các khoản phải thu 25
1.2.2.2. Quản lý vốn cố định 25
Khấu hao hàng năm = 26
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế quản lý vốn tại doanh nghiệp 27
1.3.1. Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp 27
1.3.1.1. Chi phí vốn 27
1.3.1.2. Đòn bẩy tài chính 28
DFL = 28
Tỷ lệ thay đổi của EPS 28
DFL = 28
EBIT 28
R là chi phí lãi vay 28
1.3.1.3. Các hoạt động quản lý khác trong doanh nghiệp 28
1.3.1.4. Yếu tố con người 29
1.3.1.5. Các nhân tố khác 30
1.3.2. Các yếu tố ngoài doanh nghiệp 30
1.3.2.1. Sự quản lý của Nhà nước 30
1.3.2.2. Thực trạng của nền kinh tế 31
a) Về thị trường tài chính 31
b) Sự ổn định của nền kinh tế 32
c) Mức độ mở cửa của nền kinh tế 32
Chương II 33
Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông 33
2.1. Khái quát về công ty Dệt len Mùa đông 33
2.1.1 Tổng quan về công ty Dệt len Mùa Đông 33
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Dệt len Mùa Đông 33
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Dệt len Mùa Đông 34
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 35
2.1.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty 36
2.1.4. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty 38
Thuế thu nhập doanh nghiệp 39
2.2. Thực trạng cơ chế quản lý vốn tại Công ty dệt len Mùa Đông 40
2.2.1. Cơ chế huy động vốn 40
2.2.1.1. Nguồn vốn chủ sở hữu 40
Bảng 2.2: Tình hình tăng giảm vốn Chủ sở hữu 41
Chỉ tiêu 41
Bảng 2.3: Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu 42
Đơn vị: nghìn đồng 42
2.2.1.2. Nguồn vốn nợ 43
Bảng 2.4: Kết cấu nguồn vốn nợ 44
Chỉ tiêu 44
Bảng 2.5: kết cấu nguồn vốn nợ theo nguồn hình thành 46
Năm 2003 46
2.2.2. Cơ chế sử dụng vốn 47
2.2.2.1. Quản lý vốn lưu động 47
a) Quản lý dự trữ - tồn kho 47
b) Quản lý tiền mặt 48
Tiền mặt 49
1. Tiền mặt tại quỹ 49
2. Tiền gửi ngân hàng 49
c) Quản lý các khoản phải thu 49
2.2.2.2. Quản lý vốn cố định 52
Chỉ tiêu 52
Năm 2003 52
TSCĐ và đầu tư dài hạn 52
2.3. Đánh giá cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa đông 55
2.3.1. Những thành tựu đạt được 55
2.3.2. Những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn tại công ty 56
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế trong cơ chế quản lý vốn của công ty 59
2.3.3.1. Những nguyên nhân chủ quan 59
2.3.3.2. Những nguyên nhân khách quan 63
Chương 3 66
Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông 66
3.1. Định hướng phát triển công ty 66
3.2. Giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông 68
3.2.1. Cổ phần hoá công ty 68
3.2.2. Tham gia là thành viên của Tổng công ty Dệt may Việt Nam 71
3.2.3. Xây dựng đội ngũ cán bộ tài chính chuyên trách 72
3.2.4. Mở rộng các cách huy động vốn 72
3.2.4.1. Tín dụng ngân hàng 73
3.2.4.2. Nguồn vốn chiếm dụng 73
3.2.4.3. Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên 74
3.2.4.4. Phát hành các công cụ tài chính 74
3.2.4.5. Sử dụng cách thuê mua tài sản 75
3.2.5. Tăng cường quản lý công nợ 75
3.2.6. Thực hiện tiết kiệm toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn 77
3.2.7. Nghiên cứu, đoán sự biến động của tỷ giá và có các biện pháp ngăn ngừa rủi ro tỷ giá 79
3.2.8. Hoàn hiện công tác Marketing 80
3.2.9. Một số giải pháp khác 81
3.2.9.1. Đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty 81
3.2.9.2. Xây dựng cơ chế khen thưởng, khuyến khích hợp lý 81
3.2.9.3. Công khai các bản báo cáo tài chính 82
3.3. Kiến nghị 82
3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước 82
3.3.1.1. Nhà nước cần có biện pháp kiềm chế lạm phát, ổn định nền kinh tế 82
3.3.1.2. Đẩy mạnh sự phát triển của thị trường tài chính 83
3.3.1.3. Đẩy mạnh tiến trình đàm phán ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tăng cường ký kết các hiệp định thương mại với các quốc gia khác trên thế giới 83
3.3.1.4. Triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 84
3.3.2. Kiến nghị với các bộ, ngành liên quan 84
Kết luận 86
Danh mục tài liệu tham khảo 88
Mở đầu
Hiện nay, trên thế giới đang diễn ra quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ. Không nằm ngoài xu thế đó, Việt Nam cũng đang có những bước tiến quan trọng trong việc hội nhập nền kinh tế quốc tế. Điều này đã giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam có được những cơ hội thuận lợi để phát triển và vươn rộng ra thị trường thế giới. Nắm bắt được cơ hội này, công ty Dệt len Mùa Đông đã có những chuyển biến tích cực, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh và thị trường tiêu thụ.
Tuy nhiên, toàn cầu hoá không chỉ đem lại những cơ hội mà còn cả thách thức cho các doanh nghiệp. Sức ép của cạnh tranh về mặt hàng, về chất lượng cũng như về giá cả đã và đang làm cho Công ty gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tình hình ngành dệt may thế giới cũng biến động bất lợi cho ngành dệt may Việt Nam: giá nguyên liệu đầu vào tăng, các nước là thành viên của WTO được bỏ hạn ngạch dệt may nên đã chiếm mất thị phần của các nước khác trong đó có Việt Nam... Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty Dệt len Mùa Đông nói riêng phải tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả hơn và có các biện pháp cần thiết để chủ động đương đầu với những thách thức mới. Trong đó, vấn đề quan trọng nhất là công ty phải không ngừng mở rộng khả năng huy động vốn đồng thời phải sử dụng các đồng vốn đấy một cách có hiệu quả nhất.
Chính vì vậy, sau thời gian thực tập tại Công ty Dệt len Mùa Đông, qua nghiên cứu, tìm hiểu về hoạt động của Công ty, em đã quyết định chọn đề tài "Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn tại công ty Dệt len Mùa Đông" làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp.

Chương I
Lý luận cơ bản về cơ chế quản lý vốn của doanh nghiệp

1.1. Vốn và vai trò của vốn trong doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm về vốn của doanh nghiệp
Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đầu vào như: lao động, vốn và công nghệ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ. Trong các yếu tố đó, yếu tố giữ vai trò quan trọng nhất đó chính là vốn, nếu thiếu vốn doanh nghiệp sẽ không thể tiến hành sản xuất kinh doanh có hiệu quả được.
Chúng ta có thể hiểu vốn là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời hay nói cách khác vốn là tổng giá trị tài sản cố định và tài sản lưu động của doanh nghiệp.
Vốn của doanh nghiệp có những đặc điểm chủ yếu là:
- Vốn phải được quản lý chặt chẽ và gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Không thể có vốn vô chủ và không có ai quản lý.
- Vốn phải được tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định thì mới có thể tham gia vào sản xuất kinh doanh.
- Vốn phải vận động để sinh lời, đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn cả của những tài sản vô hình như: lợi thế thương mại, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
Để có thể quản lý vốn một cách có hiệu quả, doanh nghiệp cần phân loại vốn. Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà vốn của doanh nghiệp có các loại khác nhau:
- Phân loại theo nguồn hình thành thì vốn của doanh nghiệp bao gồm 2 loại chính là vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc về các chủ sở hữu của doanh nghiệp. Nếu chia nhỏ hơn thì vốn chủ sở hữu bao gồm các bộ phận như: vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia, vốn do phát hành cổ phiếu mới... Còn nợ phải trả là phần vốn không thuộc sở hữu của các chủ sở hữu của doanh nghiệp, bao gồm các khoản vốn chiếm dụng và nợ vay.


lpx87p8WTecC0I5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status