Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại trung tâm kinh doanh hội sở ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam - Techcombank




LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1. Khái quát về hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng 5
1.1.1. Khái niệm về hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng 6
1.1.2 Đặc điểm của hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng 10
1.1.2.1. Bảo lãnh Ngân hàng là một mối quan hệ đa phương 10
1.1.2.2. Bảo lãnh Ngân hàng mang tính chất độc lập 10
1.1.2.3. Bảo lãnh Ngân hàng là hoạt động ngoại bảng 11
1.1.2.4. Bảo lãnh ngân hàng tiến hành trên cơ sở chứng từ 12
1.1.3. Phân loại hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng 12
1.1.3.1 Phân loại bảo lãnh theo mục đích bảo lãnh 12
1.1.3.2. Phân loại bảo lãnh theo cách phát hành 16
1.1.3.3. Phân loại bảo lãnh theo cách thanh toán 18
1.1.3.4. Phân loại bảo lãnh theo bản chất của bảo lãnh 19
1.1.4. Quy trình hoạt động bảo lãnh Ngân hàng 20
1.2. Chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng 21
1.2.1. Khái niệm chất lượng hoạt động Bảo lãnh tại Ngân hàng 21
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh Ngân hàng 24
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bảo lãnh 29
1.3.1. Các nhân tố chủ quan 30
1.3.2. Các nhân tố khách quan 33
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH - HỘI SỞ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƯƠNG VIỆT NAM 36
2.1. Khái quát về Trung tâm kinh doanh Hội sở Techcombank 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm kinh doanh Hội sở 36
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống Techcombank và của Trung tâm kinh doanh - Hội sở 41
2.1.2.1. Công tác huy động vốn 45
2.1.2.1. Công tác sử dụng vốn 47
2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ 50
2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động Bảo lãnh tại ngân hàng Techcombank và tại TTKD – HO 53
2.2.1. Quy trình hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng Techcombank 54
2.2.2. Thực trạng chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng thương mại cổ phần Techcombank 56
2.3. Đánh giá chất lượng hoạt động bảo lãnh tại TTKD-HO 60
2.3.1. Kết quả đã đạt được 60
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 62
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH - HỘI SỞ NGÂN HÀNG TECHCOMBANK 66
3.1.1. Định hướng phát triển chung của Techcombank. 66
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Techcombank 68
3.2.1. Công tác chỉ đạo điều hành và hoạch định chiến lược kinh doanh 68
3.2.2. Công tác thẩm định khách hàng 70
3.2.3. Nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động bảo lãnh 74
3.2.4. Hoàn thiện và cải tiến quy trình bảo lãnh 77
3.2.5. Giải pháp về tài sản đảm bảo 77
3.2.6. Giải pháp về nhân lực và một số giải pháp khác 78
3.3. Một số kiến nghị 81
3.3.1. Đối với Ngân hàng Nhà nước 81
3.3.1.1. Hỗ trợ các NHTM trong việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh 82
3.3.1.2. Tăng cường việc kiểm tra, thanh tra hoạt động bảo lãnh 83
3.3.2. Đối với Quốc Hội, Chính phủ và các cơ quan chức năng 83
KẾT LUẬN 86


Bước sang thời kỳ đổi mới, nền kinh tế nước ta đã có nhiều thay đổi to lớn tạo ra rất nhiều cơ hội và thách thức cho các thành phần trong nền kinh tế mở rộng và phát triển. Hệ thống Ngân hàng có tiền thân là Nha Tín dụng, được thành lập ở nước ta năm 1951 cũng nằm trong xu thế phát triển đó. Nhất là trong những năm gần đây, cùng với sự mở cửa mạnh mẽ của nền kinh tế, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng đã đóng góp nhiều ảnh hưởng tích cực vào những thay đổi của bộ mặt kinh tế nước ta.
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính vô cùng quan trọng trong nền kinh tế. Với chức năng như một mắt xích liên kết giữa tất cả các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp, các đơn vị tổ chức xã hội… và đặt chúng vào chu kỳ vận động chung của tiền tệ. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống Ngân hàng cũng không năm ngoài một quy luật chung nhất đối với tất cả các thành phần, đó là sự rủi ro ngày càng cao hơn trong quá trình hoạt động, kinh doanh khi nền kinh tế thật sự mở cửa. Hơn nữa, hệ thống ngân hàng với việc kinh doanh dựa trên một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền tệ càng khiến mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cao hơn. Bằng việc vay để cho vay, ngân hàng thu lợi nhuận từ việc hưởng chênh lệch giữa lãi suất đi vay và lãi suất cho vay. Chính từ hai nghiệp vụ này mà mức độ rủi ro của ngân hàng được đánh giá là cao hơn so với các ngành và lĩnh vực khác.
Nền kinh tế đang ngày càng phát triển với những thuận lợi và khó khăn thách thức các thành phần kinh tế cạch tranh vươn lên tồn tại và phát triển, đòi hỏi giữa chúng phải có sự gắn kết chặt chẽ trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra một hiệu quả xã hội lớn. Mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế ngày càng chặt chẽ không chỉ trong quá trình cung cấp, tiêu thụ, mua bán hàng hoá, mà còn trong cả quá trình tham gia các hoạt động tín dụng tại các Ngân hàng. Hệ thống Ngân hàng với chức năng nhiệm vụ của mình, đang hoạt động ngày càng hiệu quả không chỉ đóng vai trò là người cung cấp các dịch vụ tín dụng mà còn là trung gian liên kết giữa các thành phần kinh tế trong quá trình thanh toán. Việc hạn chế rủi ro trong sản xuất kinh doanh của bản thân Ngân hàng cùng được đặt song song với việc hạn chế rủi ro trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, do vậy đã có rất nhiều công cụ phòng chống rủi ro được đưa ra nhằm hạn chế thấp nhất tổn thất xã hội phải gánh chịu. Bảo lãnh Ngân hàng là một trong các công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả và đắc lực cho các thành phần kinh tế hoạt động an toàn, hiệu quả trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa.
Ngoài chức năng chính là hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh, Bảo lãnh còn tạo cơ hội cho các thành phần nắm bắt được nhiều cơ hội kinh doanh, tăng vòng quay của tiền tệ trong quá trình chu chuyển vốn, tạo hiệu quả lớn cho xã hội.
Hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng ra đời và ngày càng trở nên quan trọng trong các giao dịch, quan hệ giữa các thành phần kinh tế, tuy nhiên Bảo lãnh Ngân hàng là một hoạt động còn mới so với các hoạt động truyền thống khác của Ngân hàng. Do vậy, nghiệp vụ Bảo lãnh vẫn cần được hoàn thiện và cần nâng cao chất lượng trong việc thực hiện tại Ngân hàng. Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng không chỉ mang lại lợi nhuận cao hơn cho Ngân hàng mà quan trọng hơn là tạo ra sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của toàn bộ nền kinh tế.
Xuất phát từ lý do đó, sau một thời gian thực tập tại phòng Tín Dụng – Trung tâm kinh doanh - Hội sở, Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), em đã chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động Bảo lãnh Ngân hàng tại Trung tâm kinh doanh - Hội sở Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam” làm chuyên đề thực tập của mình.

57Qh40drUp75j8e
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status