Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Những giải pháp chủ yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty dịch vụ tư vấn tài chính kế toán và kiểm toán (AASC) thực hiện



LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN 3
1.1. Khái quát nội dung và những đặc điểm trong quản lý chu trình bán hàng và thu tiền của doanh nghiệp 3
1.1.1. Đặc điểm của chu trình bán hàng và thu tiền 3
1.1.2. Kiểm soát nội bộ trong chu trình bán hàng và thu tiền 6
1.1.3. Các loại chứng từ, sổ sách sử dụng và trình tự hạch toán đối với chu trình bán hàng và thu tiền 8
1.2. Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính và vị trí của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 10
1.2.1. Khái niệm, mục tiêu, đối tượng và phạm vi của kiểm toán báo cáo tài chính 10
1.2.2. Phương pháp kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính 11
1.2.3. Khái quát quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 11
1.2.4. Vị trí kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 23
1.3. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 23
1.4. Trình tự kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 26
1.4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 26
1.4.2. Thực hiện kiểm toán 29
1.4.3. Kết thúc kiểm toán 37
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN DO CÔNG TY AASC THỰC HIỆN 39
2.1. Khái quát về Công ty AASC 39
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 39
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 42
2.1.3. Các loại hình dịch vụ cung cấp và khách hàng của Công ty AASC 46
2.1.4. Kết quả kinh doanh 50
2.2. Tổ chức kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền do Công ty AASC thực hiện 53
2.2.1. Quy định chung về kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của Công ty AASC 53
2.2.2. Thực hiện kiểm toán bán hàng và thu tiền tại các khách hàng do Công ty AASC thực hiện 63
2.3. Đánh giá chung về việc thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của Công ty AASC 96
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI AASC 101
3.1. Sự cần thiết và phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 101
3.1.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 101
3.1.2. Những phương hướng hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 102
3.2. Những giải pháp chủ yếu để hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 103
3.2.2. Hoàn thiện giai đoạn thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 110
3.2.3. Hoàn thiện giai đoạn kết thúc kiểm toán và lập báo cáo kiểm toán 112
3.3. Các kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 114
KẾT LUẬN 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO 117
 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ket-noi - Kho tài liệu miễn phí lớn nhất của bạn


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ket-noi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


toán chu trình bán hàng và thu tiền của Công ty AASC
Quy trình kiểm toán tại Công ty thường được thực hiện qua các bước sau:
Sơ đồ 2.2: Quy trình kiểm toán tại Công ty AASC
Khảo sát, đánh giá khách hàng
Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
Lập kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán
Thực hiện kiểm toán
Soát xét chất lượng và phát hành báo cáo kiểm toán
Bước 1: Khảo sát và đánh giá khách hàng
Trước khi quyết định ký một hợp đồng Công ty cần tiến hành khảo sát, đánh giá để chấp nhận khách hàng. Đối với mỗi khách hàng tiềm năng cụ thể cần thu thập các thông tin chi tiết hơn, càng nhiều càng tốt để có căn cứ xác đáng đánh giá, chấp nhận khách hàng. Các thông tin cần thu thập trong giai đoạn này bao gồm: nhu cầu của khách hàng về dịch vụ kiểm toán (mục đích mời kiểm toán, yêu cầu về dịch vụ cung cấp, báo cáo…), các thông tin chung về khách hàng (loại hình doanh nghiệp, địa chỉ, hồ sơ pháp lý, ngành nghề sản xuất kinh doanh chính…), cơ cấu tổ chức hoạt động (địa bàn hoạt động, cơ cấu tổ chức, nhân sự, các bên có liên quan), tình hình kinh doanh (mặt hàng cung cấp chính, đặc điểm của hoạt động kinh doanh, đặc điểm của sản phẩm, quy trình sản xuất…), hệ thống kế toán…
Bước 2: Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ
Sau khi khảo sát, đánh giá về khách hàng đưa đến quyết định chấp nhận khách hàng Công ty cần tiến hành ký kết hợp đồng cung cấp dịch vụ trong đó nêu rõ trách nhiệm pháp lý của các bên, quyền và nghĩa vụ, giá phí của dịch vụ cung cấp…
Bước 3: Lập kế hoạch và chương trình kiểm toán
Trên cơ sở các thông tin, tài liệu đã thu thập được đoàn kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán chi tiết cho từng khoản mục, công việc cụ thể. Đặc biệt tập trung vào các công việc sau:
- Đánh giá rủi ro đối với từng khoản mục trên báo cáo tài chính để đưa ra các giải pháp phù hợp cho việc phòng ngừa các rủi ro còn chứa đựng trong các báo cáo tài chính.
- Xác định mục tiêu, nội dung tiến hành kiểm toán đối với các khoản mục cụ thể (Trong đó xác định rõ các thủ tục phân tích, các thử nghiệm cơ bản, quy mô chọn mẫu, ... áp dụng cho từng khoản mục).
- Xác đinh quy mô kiểm toán: cách, biện pháp tổ chức lực lượng cũng như thời gian, phạm vi thực hiện kiểm toán.
Kế hoạch chi tiết này sẽ được lập phù hợp với chương trình kiểm toán tiên tiến nhất đang được áp dụng thống nhất trong Công ty nhằm đảm bảo cho việc thực hiện kiểm toán có hiệu quả nhất.
Bước 4: Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Với chương trình kiểm toán đã lập một cách khoa học và thích hợp cho mỗi khách hàng, trong giai đoạn này kiểm toán viên sẽ tiến hành công việc kiểm toán theo các kế hoạch chi tiết đã lập.
* Rà soát đánh giá thực hiện các thử nghiệm hệ thống kiểm soát nội bộ:
Kiểm toán viên sẽ phân tích môi trường kiểm soát chung, xem xét hệ thống kế toán và thủ tục kiểm soát hiện có tại khách hàng. Việc phân tích này giúp kiểm toán viên có những đánh giá ban đầu về mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ các chế độ, chuẩn mực kế toán cũng như các qui định của luật kế toán… để có thể thực hiện các thủ tục kiểm toán cần thiết.
Việc rà soát hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm đạt được các mục tiêu sau đây:
- Nắm vững các qui trình kiểm soát nội bộ tại đơn vị được kiểm toán
- Đảm bảo rằng các hệ thống kiểm soát và các qui trình áp dụng tại đơn vị đều hoạt động có hiệu quả
- Đánh giá cơ cấu tổ chức, cơ chế ra quyết định và chế độ báo cáo
- Đánh giá chất lượng kiểm soát nội bộ của các cán bộ quản lý và các nhân viên chủ chốt.
- Đánh giá việc tuân thủ các quy định của Nhà nước trong việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, thống kê.
* Thực hiện các thủ tục phân tích:
Các thủ tục phân tích được sử dụng tương đối nhiều trong cuộc kiểm toán. Các thủ tục này giúp kiểm toán viên xác định nội dung, phạm vi của các thủ tục kiểm toán khác cần thực hiện. Thủ tục này bổ sung cho kiểm tra chi tiết, kiểm tra tính hợp lý của các số liệu và kiểm tra toàn bộ Báo cáo tài chính trong khâu soát xét cuối cùng của kiểm toán viên.
Các thủ tục phân tích được sử dụng trong giai đoạn này gồm: phân tích dọc và phân tích ngang.
* Kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra chi tiết số dư:
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ phát sinh được thực hiện trên cơ sở áp dụng phương pháp chọn mẫu của kiểm toán viên. Kiểm toán viên chọn mẫu phải đảm bảo rằng mẫu được chọn phải thay mặt cho cả tổng thể, đảm bảo rằng thông qua việc kiểm tra các nghiệp vụ chọn mẫu có thể thu thập được các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và hợp lý, làm cơ sở cho việc đưa ra ý kiến của kiểm toán viên.
Việc kiểm tra chi tiết số dư sẽ được thực hiện với tất cả các khoản mục có số dư trên Bảng cân đối kế toán (cần thiết phải được theo dõi chi tiết theo đối tượng hay theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ).
Bước 5: Giai đoạn phát hành Báo cáo kiểm toán
* Soát xét lại hồ sơ kiểm toán trước khi rời khỏi văn phòng khách hàng
* Tổng kết công việc đã thực hiện.
* Lập tài liệu soát xét 3 cấp, tổng hợp các sai sót để đề nghị điều chỉnh, dự thảo phục vụ cho mục đích kiểm soát chất lượng.
* Sau khi kiểm soát thông qua thì sẽ tiến hành gửi các bản dự thảo cho khách hàng và họp thông báo kết quả kiểm toán.
* Thông báo các bản dự thảo, ban hành báo cáo, thư quản lý.
Tại AASC, chương trình kiểm toán được lập theo một mẫu chung thống nhất. Tuy nhiên, đối với các khách hàng khác nhau thì chương trình kiểm toán cũng có những điểm khác biệt phụ thuộc vào đặc điểm riêng của từng khách hàng. Đối với một số khách hàng lớn và thường xuyên của Công ty như: bưu chính viễn thông, lương thực, bảo hiểm…thì Công ty AASC cũng đã xây dựng chương trình kiểm toán riêng cho các đơn vị này theo đặc điểm riêng của các đơn vị.
Thực tế tại AASC, chương trình kiểm toán được xây dựng theo khoản mục cho nên đối với chu trình bán hàng và thu tiền, chương trình kiểm toán đối với các khoản mục có liên quan được chi tiết như sau:
AASC
Chương trình kiểm toán
Tên khách hàng:
Niên độ kế toán: Tham chiếu:
Doanh thu
Mục tiêu
- Tất cả các thu nhập từ việc bán sản phẩm và dịch vụ được hạch toán một cách chính xác (tính đầy đủ, tính chính xác)
- Nguyên tắc hạch toán thu nhập được áp dụng chính xác và phù hợp với các chuẩn mực kế toán là cơ sở áp dụng để thực hiện kiểm toán
- Chia cắt niên độ được thực hiện một cách chính xác (tính đầy đủ, tính hiện hữu)
Thủ tục kiểm toán
Tham chiếu
Người
thực hiện
Ngày thực hiện
1. Thủ tục phân tích
- So sánh với kỳ trước, với kế hoạch, nếu có biến động bất thường cần tìm hiểu rõ nguyên nhân
- So sánh tỷ trọng lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD với doanh thu thuần giữa kỳ này với kỳ trước để đánh giá khả năng sinh lời từ doanh thu bán sản phẩm qua các kỳ.
- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ bất thường
- Lập bảng phân tích doanh thu theo thuế suất, theo từng tháng và theo từng loại doan...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status