Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội - pdf 24

Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội



LỜI MỞ ĐẦU 1
Phần 1.Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp .3
1.1.Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. 3
1.1.1.Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu. 3
1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu. 4
1.1.3.Vai trò và nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu. 5
1.2. Phân loại và tính giá nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. 6
1.2.1. Phân loại nguyên vật liệu. 6
1.2.2. Tính giá nguyên vật liệu. 8
1.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. 13
1.3.1. Chứng từ kế toán sử dụng. 13
1.3.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp thẻ song song. 14
1.3.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 15
1.3.4. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu theo phương pháp sổ số dư. 16
1.4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp. 17
1.5. Chuẩn mực kế toán quốc tế và kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu. 26
1.5.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế về hạch toán nguyên vật liệu. 26
1.5.2. Kinh nghiệm một số nước về hạch toán nguyên vật liệu. 27
1.5.2.1. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Mỹ. 27
1.5.2.2. Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu tại Pháp. 28
Phần 2.Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội 31
2.1. Đặc điểm chung của Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. 31
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty. 35
2.1.3. Đặc điểm tổ chức kinh doanh. 41
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty. 44
2.1.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán 44
2.1.4.2. Chức năng,nhiệm vụ của các bộ phận. 45
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty. 48
2.1.5.1. Những thông tin chung về tổ chức công tác kế toán. 48
2.1.5.2.Hệ thống chứng từ kế toán. 49
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản kế toán. 50
2.1.5.4. Hệ thống sổ kế toán. 51
2.1.5.5. Hệ thống báo cáo kế toán. 53
2.2. Thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 53
2.2.1. Đặc điểm, phân loại, và quản lý nguyên vật liệu tại Công ty. 53
2.2.1.1. Đặc điểm nguyên vật liệu. 53
2.2.1.2. Phân loại nguyên vật liệu. 54
2.2.1.3. Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty. 55
2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu tại Công ty. 57
2.2.2.1. Tính giá nguyên vật liệu nhập kho. 57
2.2.2.2. Tính giá nguyên vật liệu xuất kho. 58
2.2.3. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại Công ty. 59
2.2.3.1. Tổ chức chứng từ kế toán. 59
2.2.3.2. Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu. 65
2.2.4. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu tại Công ty. 71
2.2.4.1. Tài khoản sử dụng. 71
2.2.4.2. Hạch toán nghiệp vụ nhập kho nguyên vật liệu. 72
2.2.4.3. Hạch toán nghiệp vụ xuất kho nguyên vật liệu. 74
2.2.4.4. Hạch toán kết quả kiểm kê nguyên vật liệu. 74
2.2.4.5. Hạch toán đánh giá lại nguyên vật liệu. 74
2.2.4.6. Sổ kế toán tổng hợp. 74
Phần 3.Hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội 77
3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 77
3.2. Đánh giá công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 79
3.2.1. Những ưu điểm. 79
3.2.2. Những vấn đề còn tồn tại. 82
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty Xây dựng Dân dụng Hà Nội. 84
KẾT LUẬN 91

Phần 1
Cơ sở lý luận về hạch toán nguyên vật liệu
trong các doanh nghiệp xây lắp
1.1.Đặc điểm hạch toán nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp.
1.1.1.Đặc điểm và vai trò của nguyên vật liệu.
Khái niệm, đặc điểm của nguyên vật liệu.
*Khái niệm: Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất và là cơ sở vật chất để hình thành nên sản phẩm mới.
*Đặc điểm:
Về mặt nội dung: Nguyên vật liệu bao gồm nhiều thứ như: vôi, cát, gạch, đá, sỏi, xi măng, sắt thép,…Đây là những nguyên vật liệu rất đặc trưng của ngành xây lắp, khác hẳn với nguyên vật liệu của các ngành sản xuất khác như: sợi trong doanh nghiệp dệt, da trong doanh nghiệp đóng giày, vải trong doanh nghiệp may mặc,…Khi tham gia vào quá trình sản xuất, dưới tác dụng của lao động, nguyên vật liệu bị tiêu hao toàn bộ hay bị thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật chất của sản phẩm.
Về mặt giá trị: Giá trị nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra một sản phẩm xây lắp thường rất lớn, có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Khi tham gia vào quá trình sản xuất toàn bộ giá trị của nguyên vật liệu được chuyển dịch một lần vào giá trị sản phẩm.
Về mặt khối lượng: Khối lượng nguyên vật liệu lớn, chẳng hạn khối lượng của xi măng, sắt thép, cát, đá,… có thể lên đến hàng nghìn tấn trong một công trình.
Chi phí vận chuyển của nguyên vật liệu phục vụ cho việc sản xuất thi công một đơn vị sản phẩm xây lắp cũng khác nhau trong từng giai đoạn cụ thể, ví dụ với một tòa nhà cao tầng thì chi phí vận chuyển nguyên vật liệu để xây tầng 1 nhỏ hơn nhiều so với chi phí vận chuyển cùng lượng nguyên vật liệu đó để xây tầng thứ 15, 16 (chi phí này được tính vào chi phí nhân công).
Vai trò của nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất. Trong các doanh nghiệp xây lắp, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, từ 70% - 75%.
Trong quá trình sản xuất thi công các công trình, nguyên vật liệu chuyển dịch toàn bộ giá trị của nó vào giá trị sản phẩm. Có thể nói nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, không có nguyên vật liệu thì sẽ không có sản phẩm.
Nguyên vật liệu có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sản phẩm. Số lượng nguyên vật liệu nhiều thì số lượng sản phẩm sẽ nhiều và ngược lại. Mặt khác, muốn sản phẩm có chất lượng tốt thì nguyên vật liệu cũng phải có chất lượng tốt. Vì vậy, một chính sách quản lý và sử dụng nguyên vật liệu có hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Hơn nữa, trong các doanh nghiệp xây lắp, khối lượng nguyên vật liệu rất lớn, nếu công tác quản lý không tốt sẽ gây thất thoát, lãng phí một lượng nguyên vật liệu đáng kể, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong xu thế thị trường hiện nay, với nguồn lực như nhau thì việc tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào sẽ đem lại lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, quyết định sự thành công trong công tác kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, nguyên vật liệu có vai trò đặc biệt quan trọng trong các doanh nghiệp xây lắp. Do vậy, việc tổ chức quản lý nguyên vật liệu là việc làm rất cần thiết và quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Thực hiện tốt việc này sẽ tạo điều kiện cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
1.1.2.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu.
Nguyên vật liệu trong các doanh nghiệp xây lắp có đặc điểm là số lượng lớn, nhiều chủng loại và hay bị ảnh hưởng bởi các tác động bên ngoài. Vì vậy, yêu cầu quản lý nguyên vật liệu là một yêu cầu cấp thiết và cần được thực hiện đồng bộ ở tất cả các khâu từ thu mua, dự trữ đến bảo quản và sử dụng.
Trong khâu thu mua, nguyên vật liệu phải được quản lý về khối lượng, quy cách, chủng loại, giá mua, thuế và chi phí thu mua. Mỗi loại nguyên vật

9N1BzPz8Hzc4V6R
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status