Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế - pdf 24

Link tải miễn phí cho anh em:
MỤC LỤC

Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN 6
1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý
về hành vi rửa tiền
6
1.1.1. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý
về hành vi rửa tiền trên thế giới
6
1.1.2. Lược sử hình thành và phát triển của các quy định pháp lý
về hành vi rửa tiền tại Việt Nam
8
1.2. Quy định về rửa tiền trong một số Công ước quốc tế, 40+9 khuyến
nghị của FATF và trong pháp luật một số nước trên thế giới
10
1.2.1. Quy định về rửa tiền trong một số Văn kiện pháp lý quốc tế 10
1.2.1.1. Công ước Viên năm 1988 10
1.2.1.2. Công ước 141 về tội phạm rửa tiền; phát hiện, bắt giữ và
tịch thu các khoản tiền và tài sản do phạm tội mà có
11
1.2.1.3. Công ước Palermo năm 2000 12
1.2.1.4. Một số Công ước quốc tế khác 13
1.2.2. 40+9 Khuyến nghị của Lực lượng đặc nhiệm tài chính về
chống rửa tiền quốc tế (FATF)
14
1.2.3. Quy định về rửa tiền trong pháp luật một số nước trên thế giới 15
1.2.3.1. Pháp luật của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ 15
1.2.3.2. Pháp luật của Liên bang Nga 16
1.2.3.3. Pháp luật của Úc 18
1.2.3.4. Pháp luật của Vương quốc Anh 18
1.2.3.5. Pháp luật của Cộng hoà Pháp 19
1.2.3.6. Pháp luật của Thái Lan 20
1.2.3.7. Pháp luật của Liên bang Thụy Sĩ 20
1.2.3.8. Pháp luật của Vương quốc Bỉ 21
1.2.3.9. Pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 22
1.3. Quy định về hành vi rửa tiền trong pháp luật Việt Nam 23
Chương 2: TỘI RỬA TIỀN TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT
NAM VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG
27
2.1. Khái niệm rửa tiền, dấu hiệu pháp lý đặc trưng và khung
hình phạt của tội rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009
30
2.1.1. Khái niệm rửa tiền 30
2.1.2. Khách thể của tội phạm 31
2.1.3. Mặt khách quan của tội phạm 32
2.1.4. Chủ thể của tội phạm 34
2.1.5. Mặt chủ quan của tội phạm 36
2.1.6. Hình phạt 38
2.2. Thực trạng của hoạt động rửa tiền và tội rửa tiền tại Việt
Nam hiện nay
39
2.3. Một số vướng mắc trong việc áp dụng các quy định của tội
rửa tiền trong Bộ luật Hình sự Việt Nam
49
Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH
VỀ TỘI RỬA TIỀN TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM
54
3.1. Kinh nghiệm quốc tế và một số nước trên thế giới trong việc
quy định về tội rửa tiền và việc hoàn thiện quy định về tội
rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa, "rửa tiền" không còn là một thuật ngữ mới
mẻ. Trên thực tế, hoạt động rửa tiền đã bùng nổ ở nhiều quốc gia gây ra
những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, đặc biệt ở các nước đang
phát triển hay ở các nước có nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi.
Hiện nay, hầu hết các quốc gia đã quy định "rửa tiền" là hành vi phạm tội,
đồng thời đưa ra các biện pháp phòng, chống nạn rửa tiền song song với nó là
các hình phạt thích đáng [60 tr. 3].
Hoạt động rửa tiền của bọn tội phạm ngày càng trở thành vấn đề mang
tính toàn cầu, hậu quả của nó đối với nền kinh tế trong nước và thế giới rất
lớn. Tiến hành chống nạn rửa tiền là một yêu cầu hết sức bức thiết không chỉ
của riêng một quốc gia nào mà là yêu cầu của toàn thế giới. Tội phạm về rửa
tiền hoạt động ngày càng tinh vi, tầm hoạt động xuyên quốc gia với quy mô
lớn và thường có tổ chức, đồng thời rửa tiền là hoạt động đi liền sau các hoạt
động phạm tội khác. Do đó, ngay từ năm 1988 đã có hàng loạt các Công ước
quốc tế về phòng, chống rửa tiền ra đời.
Mặc dù không thể thống kê chính xác số lượng tiền, tài sản liên quan
đến hoạt động phạm tội rửa tiền, do tính bí mật, tính xuyên quốc gia và tính
phức tạp của nó, các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng sự ảnh hưởng của
dòng tiền "bẩn" trong hệ thống tài chính đã gây ra những rủi ro nghiêm trọng
cho hệ thống tài chính của các quốc gia, ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của
nền kinh tế, đến an ninh quốc gia và an ninh toàn cầu.
Tại Việt Nam, thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm
2008, tại Kỳ họp thứ IV, Quốc hội đã thảo luận và cho ý kiến về dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự. Ngày 29/6/2009, Quốc hội
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999
sửa tội danh của Điều 251 từ tội "hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà
có" thành tội "rửa tiền"; đồng thời quy định về hành vi rửa tiền một cách rõ
ràng hơn, tạo cơ sở pháp lý để đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm rửa tiền.
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau đối với một số dấu hiệu pháp
lý của tội rửa tiền. Mặc dù tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251 Bộ luật
Hình sự hiện hành có sự khác biệt và tiến bộ hơn nhiều so với quy định của
Bộ luật Hình sự năm 1999, nhưng từ khi ban hành cho đến nay đã xuất hiện
nhiều quan điểm khác nhau [15] dẫn đến khó khăn cho việc áp dụng.
Điều 251 Bộ luật Hình sự hiện hành quy định theo hướng liệt kê các
hành vi bị coi là rửa tiền sẽ dễ dẫn đến sự không linh hoạt trong áp dụng pháp
luật khi xuất hiện các nhóm hành vi mới (Luật phòng, chống rửa tiền quy định
hai nhóm hành vi mới ngoài các hành vi quy định trong Bộ luật Hình sự coi là
rửa tiền) và có thể trong tương lai sẽ xuất hiện những hành vi rửa tiền khác
mà pháp luật chưa điều chỉnh. Hành vi rửa tiền thường được thực hiện bởi các
nhóm hay các tổ chức tội phạm trong nước hay xuyên quốc gia, vì vậy công
tác đấu tranh chống tội phạm này gặp nhiều khó khăn. Tội phạm bị phát hiện
thường đưa ra xét xử đối với tội phạm nguồn nên tội danh rửa tiền ít áp dụng
trên thực tế.
Vì những lý do trên, tui đã chọn vấn đề "Hoàn thiện quy định về tội
rửa tiền trong luật hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế" làm
đề tài nghiên cứu luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 có hiệu lực thi hành quy định về
hành vi rửa tiền tại Điều 251 Bộ luật Hình sự năm 1999 quy định tội danh
"Tội hợp pháp hóa tiền, tài sản do phạm tội mà có" đến khi Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 1999 được ban hành sửa Điều 251
thành tội danh "tội rửa tiền". Đã có những đề tài, công trình nghiên cứu của
các nhà luật học nghiên cứu về tội này trên cơ sở quy định của Bộ luật Hình
sự năm 1999 và pháp luật quốc tế. Có thể nêu ra một số bài viết về vấn đề này
như sau: Nguyễn Xuân Yêm - Học viện Cảnh sát nhân dân: Phòng chống các
loại tội phạm ở Việt Nam thời kỳ đổi mới, Nxb Công an nhân dân, 2005; Nông
Xuân Trường, Viện Khoa học kiểm sát: Tìm hiểu về việc phòng chống tội
phạm rửa tiền trên thế giới, Tạp chí Kiểm sát, số 9, 2005;...
Từ khi Bộ luật Hình sự năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009
đến nay đã có một số đề tài nghiên cứu như: Lê Đăng Doanh, Trần Thị Hồng
Nhạn: Tìm hiểu về tội rửa tiền - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng,
Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 1, tháng 10 (số 19), 2010; Nguyễn Ngọc Minh -
Học viện Cảnh sát nhân dân: Nghiên cứu phạm vi chủ thể của tội phạm rửa tiền
trong luật hình sự Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 12(237), 2011;
Thông tin khoa học pháp lý - Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2011),
Chuyên đề: Nghiên cứu các giải pháp pháp lý phòng chống rửa tiền ở Việt
Nam trong xu thế hội nhập, số 8+9, năm 2011;... Tuy nhiên, vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ các vấn đề liên quan đến tội rửa tiền.
Đề tài luận văn nghiên cứu một số khía cạnh cơ bản nhất về mặt lý
luận cũng như thực tiễn áp dụng các quy định của tội rửa tiền theo quy định
tại Điều 251 Bộ luật Hình sự hiện hành.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ một số khía cạnh cơ bản nhất về
mặt lý luận những nội dung của tội rửa tiền theo quy định của Bộ luật Hình sự
Việt Nam hiện hành, nghiên cứu phân tích thực trạng tội rửa tiền tại Việt Nam.
Nghiên cứu, so sánh và học hỏi kinh nhiệm của một số nước trên thế giới
nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật hình sự của Việt Nam đối với tội.
rửa tiền. Xác định những bất cập trong thực tiễn để đề xuất những giải pháp
tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật trong thời gian tới và nâng cao hiệu
quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền.
- Nhiệm vụ:
Với mục đích nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào giải quyết những
nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu sự phát triển của quy định pháp
luật đối với tội phạm này trong lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam, làm sáng
tỏ một số khía cạnh cơ bản nhất vấn đề lý luận đối với tội rửa tiền trong Bộ
luật Hình sự Việt Nam. Đồng thời so sánh quy định về tội rửa tiền theo luật
hình sự Việt Nam với quy định về tội rửa tiền trong luật hình sự của một số
nước nhằm làm sáng tỏ bản chất pháp lý của tội rửa tiền theo quy định của
luật hình sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng việc áp dụng Điều 251 Bộ
luật Hình sự Việt Nam về tội rửa tiền. Trên cơ sở phân tích những thiếu sót,
khuyết điểm và những vướng mắc của việc áp dụng pháp luật hình sự liên
quan đến việc xác định hành vi rửa tiền trên thực tế, đề xuất những giải pháp
cụ thể nhằm góp phần tạo sự nhận thức và áp dụng pháp luật được thống nhất.
Tìm ra nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phục vụ công tác
đấu tranh phòng, chống tội rửa tiền.
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn nghiên cứu quy định về tội rửa tiền theo quy định tại Điều 251
Bộ luật Hình sự Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích các quy định về loại tội này
trong luật hình sự của một số nước trên thế giới. Cụ thể nghiên cứu các vấn đề
sau: Cơ sở pháp lý, cơ sở khoa học của tội rửa tiền; Các trường phái, các quan
điểm của một số nước trên thế giới trong việc xác định hành vi rửa tiền, chủ
thể của loại tội này và một số cơ sở khoa học khác nhằm xác định trách nhiệm


75F9819qZJ0v4E8
Xem thêm
Giải pháp phòng, chống rửa tiền qua hệ thống Ngân hàng Việt Nam
Phòng, chống rửa tiền qua hệ thống ngân hàng Việt Nam
Hoàn thiện quy định về tội rửa tiền trong Luật Hình sự Việt Nam trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế
Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng
Những vụ rửa tiền 'động trời'
Pháp luật về phòng chống rửa tiền trong hoạt động ngân hàng
cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy mọi chủ đề
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status