Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học dẫn xuất Carboxyl của Naphthalene và Quinolizine - pdf 25

Link tải miễn phí đồ án


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN ............................................................................ 1
1.1 Các dẫn xuất naphthalene và hoạt tính sinh học của chúng ....................... 1
1.1.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 1
1.1.2 Một số công trình nghiên cứu vế dẫn xuất naphthalene .............................. 2
1.2. Các dẫn xuất quinolizine và hoạt tính sinh học của chúng ......................... 8
1.2.1 Giới thiệu chung ........................................................................................... 8
1.2.2 Một số công trình nghiên cứu về dẫn xuất quinolizine ................................ 8
1.3 Phản ứng ngưng tụ Stobbe ............................................................................ 10
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............. 12
2.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 14
2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 16
2.3 Phương pháp khảo sát hoạt tính sinh học ................................................... 16
2.3.1 Nguyên lý.................................................................................................... 16
2.3.2 Cách tiến hành ........................................................................................... 17
2.3.2.1 Chuẩn bị chủng vi khuẩn và pha hỗn dịch vi khuẩn ......................... 17
2.3.2.2 Láng vi khuẩn lên đĩa thạch .............................................................. 17
2.3.2.3 Đặt khoanh giấy kháng sinh .............................................................. 17
2.3.2.4 Đọc và phân tích kết quả ................................................................... 18
CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM..................................................................... 19
3.1 Phương tiện nghiên cứu ................................................................................ 19
3.1.1 Hóa chất ..................................................................................................... 19
3.1.2 Thiết bị và công cụ ..................................................................................... 19
3.2 Tổng hợp ......................................................................................................... 20
3.2.1 Tổng hợp diethyl succinate ........................................................................ 20
3.2.2 Tổng hợp 3,4-dimethoxybenzaldehyde (1a) ............................................... 20
3.2.3 Tổng hợp (E)-4-(3,4-dimethoxyphenyl)-3-(ethoxycarbonyl)but-3-enoic acid
(2a) ......................................................................................................................... 21
3.2.4 Tổng hợp ethyl 4-acetoxy-6,7-dimethoxynaphthalene-2-carboxylate
(3a) ...................................................................................................................... 21
3.2.5 Tổng hợp dẫn xuất 4-acetoxy-6,7-dimethoxy-2-carboxylic acid (4a) ....... 22
3.2.6 Tổng hợp (E)-3-ethoxycarbonyl)-4-(pyridin-2-yl)but-3 enoic acid (2b) ... 23
3.2.7 Tổng hợp ethyl 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylate (3b) ......................... 23
3.2.8 Tổng hợp 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylic acid (4b) ........................... 24
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................ 25
4.1 Tổng hợp dẫn xuất 4-hydroxy-6,7-dimethoxy-2-carboxylic acid (4a) ......... 25
4.1.1 Khảo sát tỉ lệ mol tác chất ......................................................................... 29
4.1.2 Khảo sát thời gian phản ứng ..................................................................... 30
4.1.3 Khảo sát nhiệt độ phản ứng ...................................................................... 31
4.2 Tổng hợp 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylic acid (4b) ................................. 33
4.3 Đánh giá hoạt tính sinh học ............................................................................. 37
4.3.1 Đánh giá hoạt tính sinh học của 4-hydroxy-6,7-dimethoxy-2-carboxylic acid
(4a) ............................................................................................................................ 37
4.3.1.1 Thử hoạt tính độc tế bào .................................................................... 37
4.3.1.2 Khảo sát tính kháng khuẩn ................................................................ 37
4.3.2 Khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của 4-oxo-4H-quinolizine-2-carboxylic acid
(4b) ..................................................................................................................................... 39
.
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ kĩ thuật thì cuộc sống
con người ngày càng được nâng cao. Song vấn đề sức khỏe con người càng bị đe dọa
khi xuất hiện nhiều bệnh mới và khả năng kháng thuốc của vi khuẩn ngày càng cao. Vì
vậy, việc nghiên cứu tổng hợp và tìm ra các chất mới có trong tự nhiên có hoạt tính
sinh học cao là yêu cầu cấp thiết hiện nay. Đó là nhiệm vụ hàng đầu của Ngành Hóa
học nói chung và Hóa Hữu cơ nói riêng.
Qua nghiên cứu thì các dẫn xuất của naphthlene và hợp chất dị vòng được xem
là các chất kháng sinh tiềm năng với khả năng kháng nấm, kháng khuẩn, kháng viêm,
kháng oxy hóa, kháng HIV và kháng ung thư tốt. Vì vậy, việc nghiên cứu các hợp chất
này được quan tâm rất nhiều những năm gần đây. Năm 2008, Shrikant Anant và cộng
sự đã cô lập được hợp chất 1-hydroxy-5,7-dimethoxy-2-naphthalene carboxaldehyde
(HDNC), qua kết quả nghiên cứu in vivo cho thấy hợp chất HDNC có hoạt tính kháng
tế bào ung thư ruột kết HTC116 theo một cơ chế nhất định và gây ra cái chết theo lập
trình của tế bào.
Với hi vọng tìm ra nhóm chất mới chứa khung sườn naphthalene và quinolizine
có nhiều tiềm năng về hoạt tính sinh học ứng dụng trong y học như kháng oxy hóa,
kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, độc tính đối với tế bào… chúng tui thực hiện
đề tài “Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính sinh học dẫn xuất carboxyl của
naphthalene và quinolizine”.
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
1.1 Các dẫn xuất naphthalene và hoạt tính sinh học của chúng
1.1.1 Giới thiệu chung
Naphthalene là chất được tạo bởi sự ngưng tụ của hai vòng benzene ở vị trí
ortho. Nó chiếm phần lớn trong nhựa than đá, thường được sản xuất bằng cách ngưng
tụ và tách từ nhựa than đá của các khí lò cốc hay dầu mỏ bằng phản ứng loại alkyl
của các methylnapthalene. Ở Mỹ, hầu hết naphthalene được sản xuất từ dầu hỏa. Nó
được sử dụng như chất trung gian trong việc sản xuất chất làm dẻo phthalate, nhựa
thông, thuốc nhuộm, thuốc đuổi côn trùng và nhiều vật liệu khác
[19]
.

Naphthalene
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc nghiên cứu tổng hợp cũng
như xác định hoạt tính sinh học của các chất mới đã và đang phát triển mạnh mẽ
những năm gần đây. Qua đó, đã xác định được rất nhiều chất mới có hoạt tính sinh học
cao. Và naphthalene đã được chứng minh là một chất kháng sinh tiềm năng có thể
chống lại rất nhiều tác nhân gây bệnh ở người một cách hiệu quả.
Chẳng những có nhiều ứng dụng trong công nghiệp mà các dẫn xuất
naphthalene còn chiếm giữ vị trí chủ chốt trong số các hợp chất có dược tính cao với
độc tính thấp như: Hemigossypol và Marmelin.

1.1.2 Một số công trình nghiên cứu về dẫn xuất của napthalene
S.Goksu và các cộng sự đã tổng hợp các dẫn xuất 4-bromo-methoxynapthalene-
2-carboxylic acid và 4,6-dimethoxynapthalene-2-carboxylic acid. Sau khi tổng hợp họ
tiến hành khảo sát hoạt tính sinh học bằng phương pháp khuếch tán trên đĩa thạch của
Bauer-Kirby, sử dụng môi trường thạch Mueller-Hinton[9]
với sự hiệu chỉnh nhỏ và so
sánh với các chất kháng khuẩn quen thuộc là tetracycline và metilmicin. Kết quả cho
thấy chúng có khả năng kháng 15 loại vi khuẩn gây bệnh như Klebsiella pneumoniae
FMC, Bacillus megaterium NRS, Bacillus brevis FMC3, Pseudomonas aeroginosa,
Bacillus subtilis var. niger, Aeromonas hydrophila ATCC 7966, Enterococcus faecalis
ATCC 15753, Pseudomonas pyocyanea, Bacillus megaterium EU, Mycobacterium
smegmatis, Bacillus megaterium DSM32, Staphylococcus aerogenes, Streptococcus
faecalis, Mycobacterium smegmatis CCMMicrococcus luteus LA trong điều kiện in-
vitro[24]
.


uE0h8754v041tA2

Tối ưu hóa quy trình chiết lutein ester từ hoa cúc vạn thọ Tagetes
Bài giảng Nghiên cứu sơ bộ thành phần hoá học và tác dụng
Lưu chất siêu tới hạn – SCO2 trong công nghệ trích ly dùng
Nghiên cứu thành phần hoá học có trong cây hàn the
Khảo sát khả năng phòng trừ bệnh thối nhũn Địa lan
Nghiên cứu đo quang xác định các nguyên tố chuyển tiếp
Thành phần hóa học của dây khai (coptosapelta tomentosa
Nghiên cứu quá trình tự phân bã nấm men bia để thu nhận chế
Nghiên cứu thành phần hoá học có trong cây phèn đen
Xây dựng qui trình phát hiện escherichia coli trong thực
Phương pháp xác định hàm lượng Vitamin
cau hoi trac nghiem sinh hoa chuong enzyme
Nghiên cứu thu nhận enzyme xylanase từ chủng nấm Aspergillus niger

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status