Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS, vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, các yếu tố quyết định vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự; Phân tích làm rõ nội dung các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự; Khảo sát thực tiễn xét xử của Tòa án tại các phiên tòa sơ thẩm dân sự để phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự và quá trình thực hiện các quy định đó; Tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
ục các kí hiệu,
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................... 1
2. Tình hình nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài.............................. 3
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ....................................... 4
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài ......................... 4
6. Những điểm mới của luận văn ............................................................. 5
7. Kết cấu của luận văn ............................................................................ 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG VÀ
VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM
TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ .............. 7
1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRANH TỤNG TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ.................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của tranh tụng trong tố tụng dân sự .................. 7
1.1.2. Cơ sở của tranh tụng trong tố tụng dân sự ......................................... 16
1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN
TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ
THẨM DÂN SỰ................................................................................. 22
1.2.1. Khái niệm vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm dân sự.................................................................... 22
1.2.2. Các yếu tố quyết định vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự....................................................... 31
Kết luận chương 1 ......................................................................................... 41
Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ
THẨM DÂN SỰ ............................................................................... 43
2.1. TẠI THỦ TỤC BẮT ĐẦU PHIÊN TÒA CỦA PHIÊN TÒA SƠ THẨM...43
2.2. TẠI THỦ TỤC HỎI TẠI PHIÊN TÒA CỦA PHIÊN TÒA SƠ THẨM...45
2.3. TẠI THỦ TỤC TRANH LUẬN CỦA PHIÊN TÒA SƠ THẨM ..... 47
2.4. TẠI THỦ TỤC NGHỊ ÁN CỦA PHIÊN TÒA SƠ THẨM .............. 50
2.5. TẠI THỦ TỤC TUYÊN ÁN.............................................................. 58
Kết luận chương 2 ......................................................................................... 59
Chương 3: NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC
BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
DÂN SỰ............................................................................................. 60
3.1. CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA VIỆC NÂNG CAO VAI TRÒ
CỦA TÒA ÁN TRONG VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI
PHIÊN TÒA SƠ THẨM DÂN SỰ.................................................... 60
3.1.1. Yêu cầu của công cuộc cải cách tƣ pháp ở nƣớc ta ........................... 60
3.1.2. Yêu cầu nâng cao hiệu quả xét xử phục vụ sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội trong điều kiện mới................................................... 62
3.1.3. Yêu cầu đối với việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự...... 63
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TÒA ÁN TRONG
VIỆC BẢO ĐẢM TRANH TỤNG TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM
DÂN SỰ ............................................................................................. 67
3.2.1. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Tòa
án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự......... 67
3.2.2. Giải pháp về thực hiện pháp luật nhằm nâng cao vai trò của Tòa
án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự......... 73
Kết luận chương 3 ......................................................................................... 80
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................... 84
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Xây dựng và hoàn hiện bộ máy Nhà nƣớc, hệ thống pháp luật để góp
phần bảo vệ quyền con ngƣời, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là một
trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân ta đang ra
sức thực hiện. Thực hiện chủ trƣơng của Đảng về cải cách cách tƣ pháp, công
tác tƣ pháp nói chung và hoạt động xét xử giải quyết các vụ việc của Tòa án
nói riêng trong thời gian qua đã đạt đƣợc những thành tựu nhất định, góp
phần quan trọng vào việc đẩy mạnh xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội
chủ nghĩa và phát triển kinh tế xã hội của nƣớc ta.
Trong lĩnh vực tố tụng dân sự (TTDS), vấn đề vai trò của Tòa án trong
việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự đang thu hút sự quan
tâm rộng rãi của những nhà khoa học cũng nhƣ các nhà hoạt động thực tiễn.
Tranh tụng trong TTDS là gì? Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự trong điều kiện cải cách tƣ pháp đƣợc thể
hiện ra sao? Việc nghiên cứu một số vấn đề mang tính lý luận, pháp luật thực
định và thực trạng về vai trò của của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại
phiên tòa sơ thẩm dân sự sẽ góp phần mở ra một hƣớng đi mới trong việc
hoàn thiện và thực hiện pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ở nƣớc ta hiện
nay nhằm nâng cao chất lƣợng xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự (VADS), hạn
chế đến mức thấp nhất tỷ lệ các quyết định, bản án dân sự sơ thẩm bị hủy, sửa
do vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Quá trình nghiên cứu này cũng
không nằm ngoài định hƣớng cải cách tƣ pháp đƣợc đề cập trong Nghị quyết
số 08 - NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị về một số nhiệm vụ trọng
tâm công tác tƣ pháp trong thời gian tới: “Việc phán quyết của Tòa án phải
căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy
đủ, toàn diện chứng cứ, ý kiến của kiểm sát viên… nguyên đơn, bị đơn và
những người có quyền, lợi ích hợp pháp để ra những bản án, quyết định đúng
pháp luật, có sức thuyết phục và trong thời hạn pháp luật quy định…” [10,
tr.3-4] và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến
lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 “Đổi mới việc tổ chức phiên tòa xét xử,
xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và
người tham gia tố tụng theo hướng đảm bảo tính công khai, dân chủ, nghiêm
minh; nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, coi đây là
khâu đột phá của hoạt động tư pháp…” [12, tr.5]. Chính vì vậy, tác giả chọn
đề tài: “Vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm dân sự” làm luận văn thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu
Quá trình xây dựng Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) và sau khi Bộ
luật này đƣợc ban hành đã có một số công trình nghiên cứu khoa học pháp lý
đƣợc công bố đã có đề cập tới vấn đề này nhƣ bài “Bản chất của tranh tụng
tại phiên tòa” của PGS.TS Trần Văn Độ đăng trên tạp chí Khoa học Pháp lý
số 4/2004; Kỷ yếu hội thảo của Nhà pháp luật Việt – Pháp ngày 18/01/2002
“Một số nội dung về nguyên tắc tố tụng xét hỏi và tranh tụng. Kinh nghiệm
của Pháp trong việc tuyển chọn, bồi dưỡng, bổ nhiệm và quản lý Thẩm
phán”; luận văn thạc sỹ luật học “Những nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm
phán trong tố tụng dân sự - Thực tiễn và yêu cầu cần hoàn thiện” của tác giả
Bùi Thị Huyền bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật năm 2002; luận văn thạc sỹ
luật học “Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm – một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà bảo vệ tại Trƣờng Đại học Luật năm
2002; đề tài cấp bộ “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tư pháp dân
sự ở Việt Nam hiện nay” do Viện Nhà nƣớc và pháp luật của Viện Khoa học
xã hội Việt Nam thực hiện năm 2010; đề tài cấp cơ sở “Tranh tụng trong tố

tụng dân sự Việt Nam trước yêu cầu cải cách tư pháp” do Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội thực hiện năm 2011 v.v… Tuy nhiên, do mục đích nghiên cứu và
phạm vi nghiên cứu các công trình này mới chỉ đề cập đến một số nội dung
của đề tài dƣới dạng riêng biệt chƣa nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ
thống các vấn đề liên quan về vai trò của Tòa án trong tranh tụng tại phiên tòa
sơ thẩm dân sự. Ngoài ra, các công trình này đều đƣợc thực hiện trƣớc khi
BLTTDS đƣợc sửa đổi, bổ sung. Trong khi đó Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật
tố tụng dân sự (LSĐBSBLTTDS) đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khoá XII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 29 tháng 3 năm
2011 có một số quy định mới có liên quan đến vấn đề này nhƣ quy định tại
Điều 23a về nguyên tắc bảo đảm quyền tranh luận trong tố tụng dân sự.
3. Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận về
tranh tụng trong TTDS và vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng
tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, nội dung các quy định của pháp luật liên quan
đến vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự; phát hiện những bất cập, vƣớng mắc trong các quy định này và thực
tiễn thực hiện từ đó đƣa ra những kiến nghị nhằm nâng cao vai trò của Tòa án
trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự theo tinh thần cải
cách tƣ pháp.
Với mục đích trên, việc nghiên cứu đề tài có các nhiệm vụ:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS, vai trò
của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, các
yếu tố quyết định vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên
tòa sơ thẩm dân sự;
- Phân tích làm rõ nội dung các quy định của pháp luật liên quan đến
vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự;
- Khảo sát thực tiễn xét xử của Tòa án tại các phiên tòa sơ thẩm dân sự
để phát hiện những vƣớng mắc, bất cập trong các quy định của pháp luật liên
quan đến vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ
thẩm dân sự và quá trình thực hiện các quy định đó;
- Tìm ra những giải pháp để nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo
đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về tranh tụng
trong TTDS và vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa
sơ thẩm dân sự, các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò của Tòa án
trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự của pháp luật Việt
Nam và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án Việt Nam.
Đề tài có nhiều nội dung khác nhau, trong phạm vi của một luận văn thạc
sỹ không thể xem xét giải quyết hết mọi vấn đề liên quan đến tranh tụng và vai
trò của Tòa án mà chủ yếu tập trung vào việc nghiên cứu các vấn đề sau:
- Một số vấn đề lý luận về tranh tụng trong TTDS nhƣ khái niệm, ý
nghĩa và cơ sở của tranh tụng trong TTDS;
- Một số vấn đề lý luận về vai trò của Tòa án trong việc bảo đảm tranh
tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự nhƣ khái niệm, các yếu tố quyết định vai trò
của Tòa án trong việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự;
- Thực trạng các quy định của pháp luật về vai trò của Tòa án trong
việc bảo đảm tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự và thực tiễn thực hiện
các quy định này của ngành Tòa án nhân dân (TAND) nói chung và các
TAND ở tỉnh Quảng Nam nói riêng từ năm 2005 đến nay.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu đề tài
Để thực hiện việc nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cơ sở phƣơng pháp
luận của chủ nghĩa Mác – Lênin (chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa


0D63hP82dD2O1M5
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status