Pháp luật Việt Nam về đăng ký giao dịch bảo đảm - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Giới thiệu một số vấn đề lý luận về đăng ký giao dịch bảo đảm (ĐKGDBD). Khái quát lịch sử hình thành, phát triển của pháp luật Việt Nam về ĐKGDBD qua các thời kỳ. Khảo sát thực tiễn ĐKGDBD của Việt Nam: những nội dung chủ yếu của ĐKGDBD pháp luật hiện hành, thẩm quyền đăng kí giao dịch bảo đảm, điều kiện đối với tài sản bảo đảm, nguyên tắc ĐKGDBD, thủ tục và thời hạn ĐKGDBD, quản lý nhà nước về ĐKGDBD. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ĐKGDBD: Pháp điển hóa các quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm thông qua xây dựng dự án Luật đăng ký giao dịch bảo đảm; thiết lập, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động này qua mạng Internet; xây dựng cơ sở pháp lý để thành lập và tổ chức hoạt động cơ quan đăng ký tập trung các giao dịch bảo đảm; xây dựng chức danh đăng ký viên
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2007

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế của nƣớc ta, kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (ĐTNN) là
một bộ phận quan trọng. Theo chủ trƣơng đƣờng lối, chính sách của Đảng, thu hút
đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài sẽ góp phần khai thác các nguồn lực trong nƣớc và nƣớc
ngoài, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, tạo nên sức mạnh tổng hợp phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển đất nƣớc.
Quả thực, kể từ khi ban hành Luật ĐTNN lần đầu tiên năm 1986 cho đến
nay, hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng
và tác động tích cực tới sự tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam.
Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, tính từ năm 1988 đến hết tháng 6
năm 2006, cả nƣớc đã cấp giấy phép đầu tƣ cho trên 7.550 dự án đầu tƣ nƣớc ngoài
với tổng vốn cấp mới 68,9 tỷ USD, trong đó có 6.390 dự án còn hiệu lực với tổng
vốn đầu tƣ đăng ký là 53,9 tỷ USD, vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt
trên 28 tỷ USD. Về hình thức đầu tƣ, hình thức 100% vốn nƣớc ngoài chiếm 75,4%
về số dự án và 53,1% về tổng vốn đăng ký; hình thức liên doanh chiếm 21,4% về số
dự án và 36,0% về tổng vốn đăng ký; tỷ lệ còn lại thuộc các hình thức đầu tƣ hợp
doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn. Khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ngày càng đóng góp tỷ trọng lớn trong tổng đầu tƣ phát triển kinh tế-xã hội,
chiếm khoảng 20% giai đoạn 1996-2000 và khoảng 18% giai đoạn 2001-2005.
Đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào GDP cũng ngày càng gia tăng.
Nếu nhƣ năm 2000 khu vực đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp khoảng 12,7% GDP thì
đến năm 2005, tỷ trọng này đã tăng lên khoảng 15,5%. Mức đóng góp vào ngân
sách nhà nƣớc của khu vực này cũng tăng từ gần 350 triệu USD năm 2000, đến năm
nay dự kiến sẽ đạt khoảng 1 tỷ USD.
Thực tế cho thấy đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần tích cực thúc đẩy sự chuyển
dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam theo hƣớng công nghiệp hoá hiện đại hoá: 35% giá trị
sản xuất công nghiệp của cả nƣớc thuộc khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài; nhiều ngành công nghiệp quan trọng ra đời từ các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, chẳng hạn nhƣ
công nghiệp dầu khí, lắp ráp ô tô, xe máy, công nghệ và thông tin, hoá chất, điện tử
và điện gia dụng. Đầu tƣ nƣớc ngoài cũng kích thích các ngành dịch vụ phát triển
nhanh, đặc biệt là viễn thông, giao thông vận tải, tài chính, ngân hàng, khách sạn
cao cấp.
Quan trọng hơn, đầu tƣ nƣớc ngoài đã trở thành cầu nối giữa nền kinh tế Việt
Nam và nền kinh tế thế giới, thúc đẩy phát triển thƣơng mại, du lịch và tạo điều
kiện để Việt Nam hội nhập ngày càng chủ động và sâu hơn vào nền kinh tế thế giới.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu to lớn và rất quan trọng đã đạt đƣợc,
hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài những năm qua cũng đã bộc lộ những mặt
yếu kém, hạn chế, bất cập, thậm chí còn dẫn đến giải thể doanh nghiệp, nhất là các
doanh nghiệp liên doanh.
Sở dĩ có tình trạng này là do rất nhiều yếu tố khách quan và chủ quan làm
giảm sút hiệu quả của hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam, trong đó
có nguyên nhân xuất phát từ các tranh chấp trong các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài (bất đồng về chiến lƣợc kinh doanh, phƣơng thức quản lý điều hành
doanh nghiệp, tài chính, quyết toán công trình, v.v.). Thực tiễn hoạt động của các
DN có vốn ĐTNN đã phát sinh nhiều vấn đề tranh chấp đòi hỏi phải có sự giải
quyết thoả đáng của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các cơ quan tƣ pháp (Trọng tài,
Toà án) cũng nhƣ thiện chí của các bên trong các vụ tranh chấp.
Nhận thức đƣợc bản chất của tranh chấp kinh tế (TCKT), đặc điểm, đặc
trƣng của TCKT, nguyên nhân dẫn đến TCKT trong các DN có vốn ĐTNN nói
chung cũng nhƣ trong doanh nghiệp liên doanh (DNLD) nói riêng, để từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cũng nhƣ tìm ra các cơ chế, giải pháp giải quyết tranh
chấp một cách phù hợp và hiệu quả nhất là vấn đề rất cần thiết đối với bản thân
những nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã và sắp đầu tƣ vào Việt Nam cũng nhƣ đối với
những nhà quản lý hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài của Việt Nam.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề «Giải quyết
tranh chấp kinh tế giữa các bên liên doanh trong doanh nghiệp liên doanh tại
Việt Nam » làm đề tài cho luận văn cao học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ở trong và ngoài nƣớc
Cũng nhƣ ở Việt Nam, ở các nƣớc khác những vấn đề liên quan đến hoạt
động đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhƣng đối với vấn
đề về giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD thì chƣa có công trình nghiên cứu
một cách toàn diện và hệ thống, mà chỉ có một số công trình nghiên cứu đề cập đến
vấn đề này ở góc độ này hay góc độ khác. Đó là «Liên doanh quốc tế: thực tiễn và
kỹ thuật soạn thảo hợp đồng» của tác giả ngƣời Đức Klaus Langefeld-Wirth, đã
đƣợc dịch ra tiếng Pháp và xuất bản ở Paris năm 1992 (Nhà xuất bản GLN Joly) hay
bài bình luận dài 12 trang có tên là «Trọng tài giải quyết tranh chấp về đầu tư nước
ngoài tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam» của Kajuo Iwaski - Giáo sƣ
Trƣờng Đào tạo phát triển quốc tế GSIO, Đại học Tổng hợp Nagoya, Nhật Bản, bản
dịch ra tiếng Việt.
Tại Việt Nam, từ khi có Luật ĐTNN ở nƣớc ta (ban hành lần đầu tiên năm
1987), nhất là khi trong đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam xuất hiện một loại
chủ thể kinh tế mới - DN có vốn ĐTNN, đã xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu
các khía cạnh pháp lý đối với loại hình doanh nghiệp này (vốn của DNLD, môi
trƣờng pháp lý của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam, các hình thức đầu tƣ
nƣớc ngoài, chính sách thuế đối với các DN có vốn ĐTNN), nhƣng rất ít đề tài
nghiên cứu về giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD. Các công trình nghiên
cứu của các học giả Việt Nam về các vấn đề nêu trên cũng có ý nghĩa quan trọng về
mặt khoa học, đã góp phần làm sáng tỏ và thống nhất đƣợc một số các vấn đề pháp
lý về DN có vốn ĐTNN tại Việt Nam, chẳng hạn nhƣ:
- Về khung pháp lý đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại Việt Nam - Luận văn
«Hoàn thiện khung pháp lý đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam» của tác giả
Lê Mạnh Tuấn (bảo vệ năm 1996).
- Về thực trạng của hoạt động giải quyết TCKT tại toà án nhân dân - Luận
văn thạc sĩ Luật học «Giải quyết TCKT tại toà án nhân dân qua thực tế tại toà án
nhân dân thành phố Hà Nội» của tác giả Phạm Tuấn Anh (bảo vệ năm 1999).
- Về địa vị pháp lý về tài sản của DNLD tại Việt Nam (Bài viết của tác giả
Nguyễn Trung Tín: «Địa vị pháp lý về tài sản của DNLD trên lãnh thổ Việt Nam»
(tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật, số 12/2000), v.v.
Tại Việt Nam, nơi mà hệ thống các văn bản pháp luật về đầu tƣ nƣớc ngoài
chƣa đƣợc ban hành đồng bộ; thủ tục hành chính trong quá trình cấp giấy phép đầu
tƣ còn nhiều phiền hà; chính sách đầu tƣ nƣớc ngoài chƣa đƣợc thông thoáng, chƣa
thật sự khuyến khích các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài nên các học giả mới chỉ tập trung
nghiên cứu khắc phục những bất cập về thủ tục hành chính, về chính sách đầu tƣ mà
chƣa chú trọng đến việc ban hành các quy định pháp luật về giải quyết TCKT của
các DN có vốn ĐTNN. Đó cũng chính là lý do giải thích vì sao cho đến nay chƣa có
công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề này.
Trong phạm vi luận văn này, tác giả chỉ mong muốn đƣợc đóng góp một số ý
kiến, quan điểm về vấn đề TCKT cũng nhƣ giải quyết TCKT giữa các bên trong
DNLD tại Việt Nam trong thời gian qua, đồng thời có những nhìn nhận, đánh giá về
hệ thống pháp luật ĐTNN cũ cũng nhƣ các quy định pháp luật đầu tƣ mới sẽ đƣợc
áp dụng trong thời gian tới có liên quan đến vấn đề giải quyết TCKT giữa các bên
trong DNLD tại Việt Nam. Có thể nói, công trình này là luận văn cao học đầu tiên
nghiên cứu một cách tƣơng đối đầy đủ và toàn diện về vấn đề giải quyết TCKT giữa
các bên trong DNLD tại Việt Nam.
3. Mục đích và nghiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích một cách khoa học các khái niệm tranh
chấp, tranh chấp kinh tế, đặc điểm của TCKT, các loại TCKT cũng nhƣ phân biệt
TCKT với các loại tranh chấp khác, tác giả đi sâu phân tích về TCKT và vấn đề
thực trạng giải quyết TCKT giữa các bên trong DNLD trong thời gian qua. Tác giả
cũng trình bày một số vụ án điển hình về TCKT giữa các bên trong DNLD, phân

S03TznzTk819adU
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status