Một số vấn đề về hợp đồng dân sự vô hiệu - thực trạng và hướng hoàn thiện - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Phân tích và luận giải các khái niệm cơ bản của hợp đồng dân sự (HĐDS) vụ hiệu; phân loại chúng; đánh giá ý nghĩa của quy định này và hậu quả cũng như cách xử lý khi HĐDS vụ hiệu xảy ra. Khái quát được quá trình hình thành và phát triển của chế định HĐDS vụ hiệu qua các giai đoạn quan hệ pháp luật dân sự (PLDS) khác nhau của Việt Nam. Tìm hiểu và chọn lọc các quy định của một số nước trên thế giới như: Pháp, Nhật, Đức, Mỹ … để thấy được tính hiện đại và sự tương quan với sự ghi nhận của PLDS Việt Nam. Nghiên cứu thực tiễn quá trình áp dụng quy định này; những mặt tích cực, hạn chế thông qua những vụ việc cụ thể. Đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về HĐDS vụ hiệu và phần nào định hướng cho nhà làm luật trong tương lai
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU 7
1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự vô hiệu 7
1.1.1. Khái niệm hợp đồng dân sự và sự tác động của hợp đồng dân
sự trong quan hệ pháp luật dân sự
7
1.1.2. Hiệu lực của hợp đồng dân sự và việc vô hiệu của hợp đồng
dân sự
10
1.1.3. Đặc điểm của hợp đồng dân sự vô hiệu 20
1.2. Phân loại hợp đồng dân sự vô hiệu 24
1.2.1. Căn cứ vào tính chất trái pháp luật của quan hệ pháp luật dân
sự trong hợp đồng
24
1.2.2. Căn cứ vào mức độ của sự vô hiệu 28
1.3. Hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 31
1.3.1. Nguyên tắc khi xử lý hợp đồng dân sự vô hiệu 31
1.3.2. Nội dung hậu quả pháp lý của hợp đồng dân sự vô hiệu 32
1.4. Khái quát quá trình phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam
về hợp đồng dân sự vô hiệu
43
1.4.1. Giai đoạn 1945 đến năm 1991 43
1.4.2. Giai đoạn từ 1991 đến 2005 45
1.4.3. Giai đoạn từ 2005 đến nay 46
1.5. Pháp luật một số nước trên thế giới quy định về hợp đồng dân
sự vô hiệu
46
1.5.1. Năng lực hành vi 46
1.5.2. Giả tạo 47
1.5.3. Trái đạo đức và trái pháp luật 48
1.5.4. Hình thức 48
1.5.5. Nhầm lẫn 49
1.5.6. Lừa dối 50
1.5.7. Đe dọa 51
Chương 2: THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP HỢP
ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
53
2.1. Khái quát tình hình hợp đồng dân sự vô hiệu 53
2.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu trong
một số trường hợp
54
2.2.1. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều kiện năng lực của
chủ thể khi tham gia giao kết hợp đồng
54
2.2.2. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm tính tự nguyện của chủ
thể khi tham gia quan hệ pháp luật hợp đồng
62
2.2.3. Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức luật định 79
2.3. Nhận xét pháp luật về hợp đồng dân sự vô hiệu và thực tiễn
áp dụng
84
2.3.1. Những mặt tích cực 84
2.3.2. Những mặt hạn chế 89
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VỀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ VÔ HIỆU
100
3.1. Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng dân sự 100
3.1.1. Ghi nhận thêm trường hợp dẫn tới nhầm lẫn 100
3.1.2. Bổ sung yếu tố nhầm lẫn về chủ thể cũng dẫn tới hợp đồng vô hiệu 101
3.1.3. Điều kiện "không chấp nhận" và mối tương quan để "Tòa án
tuyên bố giao dịch vô hiệu"
103
3.1.4. Khái niệm "nhầm lẫn" 104
3.2. Người thứ ba trong trường hợp hợp đồng dân sự vô hiệu do bị
lừa dối, bị đe dọa
104
3.3. Điều kiện dẫn tới hợp đồng dân sự vô hiệu do bị đe dọa 106
3.3.1. Điều kiện về hành vi cố ý buộc bên kia thực hiện giao dịch 106
3.3.2. Điều kiện ràng buộc để hợp đồng có thể bị tuyên vô hiệu do bị
đe dọa
107
3.4. Giả tạo dẫn tới hợp đồng dân sự vô hiệu 108
3.5. Vấn đề vi phạm hình thức hợp đồng và tương quan sự vô hiệu
hợp đồng
109
3.5.1. "Trường hợp pháp luật có quy định khác" tại đoạn 2 khoản 2
Điều 401 Bộ luật Dân sự năm 2005
109
3.5.2. Điều kiện không thực hiện khắc phục hình thức và vấn đề hợp
đồng vô hiệu do vi phạm hình thức
112
3.6. Cách tính thời hiệu yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vô hiệu
theo quy định tại khoản 1 điều 136 bộ luật dân sự
113
3.7. Xây dựng nguyên tắc "tự do hợp đồng" để duy trì hiệu lực hợp
đồng dân sự khi vô hiệu
115
3.8. Sử dụng án lệ khi giải quyết hợp đồng dân sự vô hiệu 117
KẾT LUẬN 119
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc xác lập hợp đồng dân sự là một trong những cách hiệu
quả đối với các chủ thể khi tham gia xác lập quan hệ pháp luật dân sự (PLDS)
nhằm hướng tới quyền, lợi ích muốn đạt được. Hơn thế, đặt trong tương quan
với pháp luật thế giới và sự phát sinh nhiều quan hệ dân sự mới thì hợp đồng
dân sự (HĐDS) lại có ý nghĩa quan trọng, vì hợp đồng ghi nhận và ràng buộc
quyền, nghĩa vụ của các bên trong quan hệ. Bởi thế PLDS Việt Nam quy định
khá chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện xã hội, hoàn cảnh cũng như pháp
luật thế giới về hợp đồng. Đây là cơ sở duy trì tính ổn định của các quan hệ
dân sự trong giao lưu dân sự. Để được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền,
lợi ích hợp pháp thì các bên trong hợp đồng phải tuân thủ một số điều kiện
nhất định - đó là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Việc vi phạm một trong
các điều kiện có hiệu lực sẽ dẫn tới hậu quả là hợp đồng bị vô hiệu. Tuy
nhiên, khi vận dụng quy định của PLDS về tính vô hiệu của hợp đồng vào
thực tế, người áp dụng pháp luật đã có những cách hiểu khác nhau, vận dụng
khác nhau dẫn tới đường lối xử lý chưa thống nhất, chưa rõ ràng. Ngay trong
nội tại chế định hợp đồng vô hiệu việc hiểu như thế nào là "nhầm lẫn" để
được coi là một trong những yếu tố tuyên bố hợp đồng vô hiệu khi điều này
xảy ra? Hay như việc xác lập HĐDS của người chưa thành niên đối với những
giao dịch giá trị không lớn có bị coi là vô hiệu hay không? Giá trị hợp đồng
như thế nào được coi là giá trị nhỏ và giá trị lớn; hay là hai bên mua bán tài
sản hình thành trong tương lai nhưng cuối cùng đối tượng của hợp đồng lại
không thể thực hiện được thì giải quyết theo hướng nào? … Ngoài ra, theo xu
hướng phát triển của nền kinh tế với quá trình phát triển một cách nhanh
chóng liên quan đến bất động sản và hàng loạt giao dịch bất động sản đang
hiện diện thực tế trong đời sống xã hội. Điều này kéo theo sự lách luật - nhất


XIVwP2bjUkeb8QV

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status