Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Vấn đề bạo lực gia đình, đặc biệt là hành vi bạo lực đối với trẻ em
trong giai đoạn hiện nay đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và đã trở thành
mối quan tâm lớn, không chỉ giới hạn trong phạm vi một quốc gia hay một
vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, tình hình trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực
vẫn còn xảy ra, thậm chí ngay trong chính môi trường thân thiết nhất của các
em là gia đình. Theo số liệu của Tổng Cục cảnh sát -Bộ Công an, từ năm
2002 đến nay số vụ xâm hại trẻ em, số đối tượng phạm tội và số trẻ em bị
xâm hại có chiều hướng gia tăng. Thông tin từ đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ
em cũng cho biết, trong 3 năm (2006-2008) trẻ em bị xâm hại, bị bạo lực
trong gia đình tăng gấp 3 lần so với mười năm trước đó. Một kết quả thống kê
khác cho thấy từ năm 2008 đến 2010, bình quân một năm cả nước có khoảng
3000-4000 vụ bạo lực trẻ em, một số vụ gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Nhiều trẻ bị chính cha mẹ, người thân thực hiện hành vi xâm hại, bạo lực. Cụ
thể trong năm 2008, số trẻ em bị xâm hại, bạo lực là 1.613 em; năm 2009 là
1.805 em. Trong năm 2010, theo báo cáo giám sát của Hội đồng nhân dân
46/63 tỉnh, thành phố, thì có 1.245 em bị bạo lực, xâm hại [44].
Trong thực tế, con số bạo hành trẻ em có lẽ còn cao hơn, nhưng vì
nhiều lý do khách quan nên chưa được phơi bày trước công luận. Điều đó cho
thấy sự gia tăng đến chóng mặt của hành vi bạo lực không chỉ là vấn đề của
từng gia đình mà nó đã trở thành vấn nạn của toàn xã hội. Khi quyền trẻ em bị
xâm phạm một cách nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển về tâm
sinh lí, tình cảm và nhân cách của trẻ em, gây cho các em sự mặc cảm, thù
hằn với xã hội. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy bạo lực gia đình đã gây ra
những hệ luỵ từ thế hệ này sang thế hệ khác, nếu như đứa trẻ chứng kiến bạo
lực trong gia đình hay là nạn nhân của bạo lực gia đình, thì sau này khi trưởng
thành có thể trở thành người gây ra bạo lực trong chính gia đình của mình.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta cũng đã có sự quan
tâm tới việc phòng, chống bạo lực gia đình thông qua việc ban hành nhiều đạo
luật trực tiếp và gián tiếp liên quan như: Hiến pháp năm 2013; Luật Hôn nhân
và gia đình năm 2000; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004;
Bộ luật Dân sự 2005; và đặc biệt là Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
2007. Những văn bản này đã góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực
về nhận thức trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình ở nước ta. Tuy
nhiên, tình trạng bạo lực gia đình ở Việt Nam vẫn chưa có nhiều thay đổi
mà lại có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm
trọng của vụ việc.
Bạo hành trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ thể chất của trẻ
hay nguy hại hơn, khiến trẻ có thể bị nguy hiểm đến tính mạng, trẻ không thể
phát triển về thể chất một cách bình thường. Ngoài ra, bạo lực gia đình đối
với trẻ em không chỉ gây đau đớn thể xác mà còn để lại di chứng khá nặng nề
và lâu dài về mặt tinh thần, tâm lý và sự phát triển nhân cách của trẻ. Trẻ em
là nạn nhân của bạo lực gia đình có thể có hành vi ứng xử lệch lạc như thiếu
tự tin, rụt rè, lo sợ,… hay trở lên hung dữ, thường sử dụng bạo lực trong việc
xử lý các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội, cả hiện tại và trong
tương lai.
Chính vì vậy mà việc nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình, tìm ra những khó khăn, vướng mắc
khi áp dụng những quy định này trên thực tế; từ đó đề xuất những giải pháp
để nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật với vấn đề bảo vệ quyền trẻ
em, nhằm bảo vệ quyền của trẻ trong gia đình trước các hành vi bạo lực là rất
cần thiết.
Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, tác giả chọn đề tài “Bảo vệ
quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam về phòng, chống bạo lực gia đình”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 ra đời, sự
quan tâm của các nhà nghiên cứu tới vấn đề này thường chỉ dừng ở những
nghiên cứu về mặt xã hội, những nghiên cứu về pháp luật phòng, chống bạo
lực gia đình thường chỉ được nhắc đến trong các nghiên cứu về hôn nhân gia
đình. Từ khi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ra đời, những nghiên cứu
pháp lý về vấn đề này đã xuất hiện trên nhiều báo, tạp chí bởi tính thời sự cấp
thiết của nó. Tuy nhiên, những nghiên cứu một cách hệ thống, có trọng tâm về
pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình chưa nhiều. Hiện tại có thể kể tới
một số Luận văn thạc sĩ luật học tại Trường Đại học Luật Hà Nội:"Luật
phòng chống bạo lực gia đình với việc hạn chế ly hôn do bạo lực gia đình"
của tác giả Nguyễn Thị Lệ (Hà Nội, 2010); Khóa luận tốt nghiệp "Tìm hiểu
hành vi bạo lực gia đình - nguyên nhân, giải pháp hạn chế" của tác giả
Nguyễn Thị Bình (Hà Nội, 2010); Luận văn thạc sỹ luật học: “Một số vấn đề
pháp lý về bạo lực gia đình ở Việt Nam hiện nay” của Đinh Thị Hồng Minh
(Hà Nội, 2011). Những công trình này đã nghiên cứu một số khía cạnh cụ thể
của việc phòng, chống bạo lực gia đình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách toàn diện và sâu về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em trong
Luật Phòng, chống bạo lực gia đình và đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng
cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật đối với vấn đề này.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài là nghiên cứu những vấn đề lý luận về bảo
vệ trẻ em là nạn nhân của bạo lực gia đình trong pháp luật phòng chống bạo
lực gia đình ở Việt Nam, xem xét đánh giá thực trạng bạo lực gia đình đối với
trẻ em để tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của trẻ em trước tình trạng bạo lực gia đình.
Từ mục đích nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau:


4WDHAS3fHn6N0De

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status