Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật dân sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009
Tìm hiểu các khái niệm về chỉ dẫn địa lý (CDĐL), so sánh CDĐL với một số đối tượng sở hữu công nghiệp (SHCN) khác. Đưa ra khái niệm quyền SHCN, đặc điểm của quyền SHCN và khái niệm quyền SHCN đối với CDĐL. Nghiên cứu các quy định của hệ thống pháp luật quốc tế về CDĐL và các hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp đối với CDĐL theo hệ thống pháp luật riêng; theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa; và theo pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh. Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ CDĐL, việc xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL, nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL; bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với CDĐL. Khảo sát thực trạng của hoạt động bảo hộ CDĐL ở Việt Nam, qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo hộ CDĐL ở Việt Nam

1
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới hiện nay đang phát triển trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu
và hội nhập, nền kinh tế thế giới đang chuyển sang thời kỳ mới với trình độ
phát triển dựa trên nền tảng của tri thức. Yếu tố trí tuệ ngày càng được phát
triển mạnh mẽ và trở thành một trong các nhân tố quyết định khả năng cạnh
tranh của sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển
của nền kinh tế thế giới hiện nay phụ thuộc nhiều vào hiệu quả bảo hộ các sản
phẩm trí tuệ và đang có sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia trong các quan
hệ kinh tế quốc tế.
Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta với những cơ
hội và thách thức trong quá trình mở cửa, hội nhập đã và đang đòi hỏi chúng ta
phải có các cơ chế, chính sách thúc đẩy hoạt động sáng tạo, tạo môi trường cạnh
tranh lành mạnh cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và
sản xuất, kinh doanh. Cơ chế bảo hộ sở hữu trí tuệ với nội dung cơ bản coi kết
quả của hoạt động sáng tạo là tài sản trí tuệ và các quyền về tài sản này phải
được pháp luật thừa nhận và bảo vệ là đòi hỏi khách quan cho sự ra đời công cụ
pháp lý của nhà nước, góp phần tạo động lực cho hoạt động sáng tạo, thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho nhân
dân.
Bảo hộ sở hữu trí tuệ vừa xuất phát từ nhu cầu tự thân của nền kinh tế -
xã hội nước ta trong quá trình phát triển, vừa là một đòi hỏi trong quá trình hội
nhập. Việc xây dựng và duy trì hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hữu hiệu là một
trong những yếu tố quan trọng và cần thiết của Việt Nam trong thời kỳ hiện
nay.
Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, Nhà nước ta đã ban hành khá
nhiều văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực sở hữu trí tuệ như: Pháp lệnh Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (1989), Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả
(1994), Bộ luật Dân sự (1995), Bộ luật Hình sự (1999) và nhiều văn bản khác
để xử lý những vấn đề cơ bản trong giao dịch dân sự về sở hữu trí tuệ. Tuy
nhiên, quy định trong các văn bản pháp luật này chủ yếu là những quy định
mang tính nguyên tắc chung; các quy định cụ thể nằm rải rác ở nhiều văn bản
dưới luật nên thiếu tính đồng bộ và hiệu lực pháp lý, ảnh hưởng tới việc thực
thi quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Mặt khác, một số vấn đề mới xuất hiện do sự phát triển mạnh mẽ của khoa
học, công nghệ và yêu cầu của đời sống xã hội như bảo hộ thiết kế bố trí
mạch tích hợp, quyền chống cạnh tranh không lành mạnh, quyền đối với bí
mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại… chưa có chế định pháp lý
điều chỉnh trong các văn bản quy phạm pháp luật này.
Trong khi đó, là một nước nông nghiệp, Việt Nam có rất nhiều nông
sản có chất lượng và tính chất đặc thù như gạo Hải Hậu, nhãn lồng Hưng Yên,
vải thiều Thanh Hà, xoài cát Hòa Lộc, v.v... Ngoài nông sản, rất nhiều địa
phương của Việt Nam còn có các đặc sản nổi tiếng khác như nước mắm Phú
Quốc, bánh đậu xanh Hải Dương, bánh cuốn Thanh Trì, lụa Hà Đông, v.v...
Những thương hiệu này có một giá trị thương mại rất lớn, là công cụ marketing
hữu hiệu trong nền kinh tế toàn cầu. Bảo hộ pháp lý hiệu quả các thương hiệu
này không chỉ góp phần nâng cao giá trị thương mại của hàng hóa Việt Nam
trên thị trường thế giới mà còn góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa và tri thức
truyền thống của dân tộc kết tinh trong những hàng hóa này. Tuy nhiên, cho
đến nay mới chỉ có 16 chỉ dẫn địa lý/tên gọi xuất xứ được bảo hộ tại Việt
Nam. Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng đến mức không chỉ bị làm giả ở Việt
Nam mà cả ở nước ngoài. Nhiều đặc sản nổi tiếng của Việt Nam đang bị mai
một và biến mất dần khỏi trí nhớ của người tiêu dùng. Một trong những
nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng này là chúng ta chưa nhận thức được ý
nghĩa kinh tế, văn hóa của chỉ dẫn địa lý và chưa có một hệ thống bảo hộ
thích hợp loại thương hiệu đặc biệt này.


IdZ0j6TTdbCpfn7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status