Vị trí vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự (Trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh) - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Trình bày một số vấn đề chung về vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự. Nghiên cứu những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành về vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trình bày một số giải pháp nhằm hoàn thiện Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành và tăng cường vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện: nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp huyện; nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp huyện; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán Tòa án cấp huyện ...

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một xã hội có giai cấp, có Nhà nước thì tất yếu phải có những thiết chế để
bảo vệ. Hệ thống Tòa án Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam
không nằm ngoài các thiết chế đó. Tại Điều 126 của Hiến pháp Nước Cộng hòa
XHCN Việt Nam quy định: “Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài
sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do, danh dự và nhân
phẩm của công dân”.
Như vậy, Tòa án là cơ quan thực thi công lý của một chế độ nhà nước.
Chức năng của Tòa án là xét xử, giải quyết các quan hệ nảy sinh trong thực
tiễn xã hội, mà ở đó, các Thẩm phán chính là những người thay mặt cho Tòa
án để thực hiện các chức năng nêu trên.
Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ có nhiệm vụ cùng với
các cơ quan chức năng có liên quan góp phần làm cho xã hội hoạt động theo
các quy định của pháp luật. Ở Việt Nam, một đất nước có bề dầy lịch sử đấu
tranh dành và giữ nước, với mười bốn lần bị giặc ngoại ban xâm lấn và mười
bốn lần kiên cường chiến thắng. Người Việt Nam kiên cường, chịu thương,
chịu khó, thường sống theo lề lối phong tục tập quán, giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc, trọng tình hơn trọng lý. Chính vì vậy, việc hướng cho mọi người Việt
Nam sống và làm việc theo quy định của pháp luật là một việc làm khó khăn
cho hệ thống bộ máy nhà nước, trong đó có vai trò của Thẩm phán. Điều này
cho thấy người Thẩm phán Nước Cộng hòa XHCN Việt Nam muốn làm tốt
vai trò mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó là “Phụng công, thủ pháp,
chí công, vô tư” và “Gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, đòi hỏi họ phải có
nhận thức sâu sắc, kinh nghiệm sống, tinh thông về trình độ chuyên môn
nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị vững vàng, để nhận thức rõ vị trí vai trò của
mình đối với nhân dân và đất nước.
Chúng ta đang trên đường hội nhập quốc tế, tuy xã hội đang phát triển
với tốc độ cao, nhưng với những trình độ dân trí không đồng đều, điều đó đã
tạo nên những thách thức lớn trong khi Chúng ta đang xây dựng nhà nước
pháp quyền Xã hội chủ nghĩa. Việc xác định đúng vị trí vai trò của Thẩm
phán trong tố tụng tại Tòa án là một vấn đề quan trọng. Xây dựng được Nhà
nước pháp quyền XHCN đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ, trong đó việc làm
sao cho mọi người nhận thức một cách đúng đắn vị trí vai trò của Thẩm
phán, hoàn thiện hệ thống pháp luật, hoàn thiện những mô hình tố tụng, tổ
chức bộ máy, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, nhằm tạo
điều kiện cho đội ngũ Thẩm phán thực hiện tốt vai trò của mình là một
nhiệm vụ vô cùng cần thiết.
Ở nước ta do trình độ dân trí còn thấp, khái niệm Thẩm phán còn xa lạ
đối với một số tầng lớp nhân dân. Còn nhiều người hiểu nhầm Thẩm phán là
luật sư hay là một chức danh khác nào đó của cơ quan hành pháp trong bộ
máy nhà nước. Thậm chí kể cả trong nhận thức của những người đang là công
chức, viên chức nhà nước cũng nhận thức không rõ được hay không phân
biệt được Thẩm phán là ai, có nhiệm vụ gì và họ làm việc ở đâu? Thực tế cho
thấy, chỉ trong trường hợp cá nhân, cơ quan hay tổ chức nào có liên quan đến
một vụ án cụ thể nào đó, thì lúc này họ mới tìm hiểu một cách sơ lược về vị
trí vai trò của Thẩm phán. Điều này cho thấy xã hội còn chưa quan tâm đúng
mức đến vị trí, vai trò của Thẩm phán, ngay cả những người làm việc tại các
cơ quan công quyền cũng chưa hẳn đã nhận thức đúng và đủ về vấn đề này.
Thẩm phán với tư cách là người thay mặt cho Nhà nước, họ được pháp luật
quy định quyền ban hành các quyết định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết
định các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan

tổ chức. Tại phiên tòa, với vai trò là người điều khiển phiên tòa, hướng dẫn cho
những người tham gia tố tụng trong vụ án thực hiện quyền tranh tụng đúng pháp
luật. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể
hiện rõ nét nhất. Chính tại phiên tòa, nơi diễn ra tất cả các quy trình của sự tranh
tụng, Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng
diễn ra một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ
đó, các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại
phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp
dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định hợp
tình, hợp lý nhất. Với các quyết định của mình, cùng với các cơ quan liên quan,
Thẩm phán đã góp phần định hướng cho xã hội phát triển.
Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, đội ngủ Thẩm phán nước ta
đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, nổi bật nhất là trong xét
xử các vụ án hình sự. Họ đã góp phần xây dựng, ổn định trật tự chung của xã
hội, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XNCN. Bên cạnh đó, phải xác định rằng đội ngũ
Thẩm phán Tòa án nhân dân (TAND) cấp quận, huyện có ảnh hưởng rất lớn đến
nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nói riêng và của Bộ máy nhà nước nói
chung. Hiện nay, số lượng Thẩm phán TAND cấp quận, huyện là nhiều nhất so
với số lượng Thẩm phán cả nước và hàng năm, số lượng vụ án hình sự họ tham
gia làm chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Mặt khác, cấp sơ thẩm là nơi tiếp cận đầu
tiên của một quá trình tố tụng nên có ảnh hưởng quan trọng đến những giai đoạn
tố tụng tiếp theo của một vụ án. Do đó, vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp
huyện trong xét xử các vụ án hình sự cũng là một nội dung rất quan trọng không
thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay như Nghị quyết số 49 của
Bộ chính trị đã “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, vai trò của người tiến hành tố
tụng”. Do vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán cấp huyện trong
quá trình xét xử các vụ án hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện
thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta
Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị thì “Công tác tư pháp nước
ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu;
trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị của một bộ phận cán bộ còn yếu, thậm
chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
Vẫn còn tình trạng oan, sai trong điều tra, bắt, giam giữ, truy tố, xét xử. Cơ sở
vật chất, phương tiện làm việc của cơ quan tư pháp còn thiếu thốn, lạc hậu”.
Điều này đã cho thấy vẫn còn thiếu sự quan tâm của cả hệ thống chính trị đối với
công tác tư pháp. Đồng thời, bản thân người Thẩm phán cũng chưa nhận thức rõ
vị trí, vai trò của mình đối với xã hội, đối với đất nước và đối với nhân dân nên
thiếu tập trung học tập tu dưỡng rèn luyện để đủ tầm đủ sức đảm nhận công việc
nặng nề nhưng cao quý này.
Ngoài ra, cùng với những mặt hạn chế nêu trên, nhiệm vụ cải cách tư
pháp đang đứng trước nhiều thách thức. Tình hình tội phạm diễn biến phức
tạp, với tính chất và hậu quả ngày càng nghiêm trọng, đòi hỏi người Thẩm
phán phải không ngừng học tập, luôn linh hoạt trao dồi mọi kỹ năng cần
thiết để theo kịp và nắm bắt mọi diễn biến của sự phát triển của xã hội và
quốc tế, từ đó có đủ kiến thức và nhận thức phù hợp để áp dụng vào thực
tiễn xét xử của mình.
Vì các lý do trên và là một Thẩm phán công tác tại thành phố Hồ Chí
Minh, tác giả chọn đề tài “Vị trí, vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp
huyện trong hoạt động xét xử các vụ án hình sự- trên cơ sở các số địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn thạc sỹ chuyên ngành luật hình sự.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng và Nhà nước, Việt Nam đã có
một số công trình nghiên cứu đề tài về cải cách tư pháp và năng lực của đội
ngũ thẩm phán. Cụ thể có thể kể đến một số công trình khoa học như: Cải
cách hệ thống tư pháp ở Việt Nam, đề tài cấp nhà nước độc lập, mã số: 92-98-
353 do ông Nguyễn văn Yểu làm Chủ nhiệm đề tài,1993; Người thẩm phán
nhân dân của Thông tin Khoa học pháp lý Viện Khoa học pháp lý, Bộ tư
pháp, 2002; Chuyên đề Cải cách tư pháp của Tạp chí Nghiên cứu lập pháp;
Hệ thống tư pháp và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay do GS. TSKH
Đào Trí Úc chủ biên, Nhà xuá̂ t bản Khoa học xã hhi , 2002; Cải cách tư pháp
trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền do PGS.TSKH Lê Cảm, và
TS Nguyễn Ngọc Chí chủ biên, Nxb ĐHQGHN, 2004; Thể chế tư pháp trong
Nhà nước pháp quyền của tập thể tác giả do PGS.TS.Nguyễn Đăng Dung chủ
biên. Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2005; Đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ
quan tư pháp theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, luận án
tiến sỹ luật học, Đại học luật Hà Nội, 2003; Lê Thành Dương, Đổi mới tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân ở nước ta trong giai đoạn hiện nay,
luận án tiến sĩ luật học, Viện nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật, Hà Nội,
2002; Những vấn đề lý luận và thực tiễn về cải cách hệ thống Tòa án Việt Nam
theo định hướng xây dựng nhà nước pháp quyền, luận án tiến sỹ của Đỗ Thị
Ngọc Tuyết, đã bảo vệ năm 2006 tại khoa Luật, ĐHQGHN. Đặc biệt là tháng
7/2009 với sự hỗ trợ của Chính phủ Ôxtrâylia, TANDTC đã cho ra mắt “Sổ
tay thẩm phán”. Sổ tay thẩm phán sẽ đóng góp cho quá trình hình thành nên
một hệ thống tư pháp hiệu quả, công bằng và minh bạch, tăng cường năng lực
thể chế của hệ thống tòa án thông qua việc nâng cao tính chuyên nghiệp của
Thẩm phán khi thực hiện các hoạt động tư pháp của mình. Sổ tay thẩm phán
cũng đóng góp vào sự độc lập của ngành Tòa án Việt Nam.
Ngoài ra còn có các bài viết của nhiều tác giả liên quan đến đội ngũ
thẩm phán được công bố trên các tạp chí như: Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Nghiên cứu
lập pháp...Các nghiên cứu đã đánh giá năng lực của đội ngũ thẩm phán và đề
ra những khuyến nghị để nâng cao.

tY59Uck3xF7Rxvu
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status