Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình phạt tử hình; Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới; Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH
5
1.1. Khái niệm và những đặc điểm của hình phạt tử hình 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Đặc điểm 7
1.2. Các căn cứ áp dụng hình phạt tử hình 8
1.2.1. Tính chất của hành vi phạm tội 8
1.2.2. Hậu quả của hành vi phạm tội 9
1.3. Bản chất và mục đích của việc áp dụng hình phạt
tử hình
9
1.3.1. Bản chất 9
1.3.2. Mục đích 11
Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG HÌNH
PHẠT TỬ HÌNH VỚI CÁC TỘI PHẠM
CÓ TÍNH CHẤT KINH TẾ Ở VIỆT NAM
VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
14
2.1. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm có
tính chất kinh tế
14
2.1.1. Khách thể của tội phạm 14
2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm 15
2.1.3. Chủ thể của tội phạm 16
2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm 16
2.1.5. Các hình phạt áp dụng 18
2.2. Việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có
tính chất kinh tế theo pháp luật Việt Nam và một số
nước trên thế giới
20
2.2.1. Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính
chất kinh tế thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1985 tại
Việt Nam
20
2.2.2. Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có
tính chất kinh tế thời kỳ từ năm 1985 đến nay tại
Việt Nam
23
2.2.3. Áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính
chất kinh tế tại một số nước trên thế giới
26
2.3. Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế tại Việt Nam hiện nay
29
2.3.1. Thực trạng 29
2.3.2. Nguyên nhân 34
Chương 3: CƠ SỞ VÀ GIẢI PHÁP THAY THẾ VIỆC
ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TỬ HÌNH VỚI
CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT KINH
TẾ Ở VIỆT NAM
36
3.1. Cơ sở của việc thay thế hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế
36
3.1.1. Cơ sở lý luận 36
3.1.2. Cơ sở thực tiễn 51
3.2. Giải pháp thay thế hình phạt tử hình với các tội
phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam
54
3.2.1. Hình phạt chính 54
3.2.2. Hình phạt bổ sung 55
KẾT LUẬN 64
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 66
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc áp dụng hình phạt tử hình trong các trong các tội phạm nói chung
và tội phạm có tính chất kinh tế nói riêng đã được tìm hiểu và nghiên cứu
trong nhiều thời kỳ và dưới những phương pháp tiếp cận khác nhau. Đối
với việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế, ở
mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau, pháp luật hình sự của chúng ta lại có những
thay đổi nhất định nhằm phù hợp với xu hướng phát triển của đời sống kinh
tế - xã hội.
Hiện nay, xu hướng chung của các nước trên thế giới, đặc biệt là các
nước Châu Âu đều muốn hạn chế và tiến tới việc xóa bỏ hình phạt tử hình đối
với mọi tội phạm. Ngoài ra, làn sóng đấu tranh của các tổ chức nhân đạo, dân
chủ có uy tín trên thế giới đòi hỏi tất cả các quốc gia phải xóa bỏ án tử hình
diễn ra ngày càng mạnh mẽ, buộc các quốc gia còn áp dụng hình phạt tử hình
tử phải thực sự nghiêm túc và khách quan trong việc đánh giá hiệu quả thực
sự của việc áp dụng hình phạt tử hình.
Vì những lý do trên và phù hợp với tinh thần cải cách tư pháp trong
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị, phù hợp với xu
hướng hội nhập và quốc tế hóa của Đảng và Nhà nước, việc nghiên cứu đề tài
"Vấn đề áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế"
trong thời điểm hiện nay là rất cần thiết và có giá trị thực tiễn cao.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Dưới góc độ khoa học pháp lý, trong thời gian qua đã có rất nhiều công
trình nghiên cứu về hình phạt tử hình, về áp dụng và thi hành hình phạt tử
hình đối với mọi tội phạm nói chung và một số tội phạm cụ thể nói riêng như:Đề tài khoa học cấp bộ năm 2003: Một số vấn đề về hình phạt tử hình và thi
hành hình phạt tử hình - thực trạng và giải pháp, (cơ quan chủ trì Bộ Tư pháp);
Luận án tiến sĩ Luật học: Hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của
Phạm Văn Beo; Luận văn thạc sĩ Luật học: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
về hình phạt tử hình trong luật hình sự Việt Nam, của Trần Thu Huyền…
Do sự phân chia về các loại tội phạm trong luật hình sự nên các đề tài,
công trình nghiên cứu khoa học, hội thảo… các tác giả chỉ thường tập trung
vào việc phân tích nguyên nhân, điều kiện, thực trạng, đề xuất… trong vấn đề
áp dụng hình phạt tử hình đối với các tội phạm nói chung hay các tội phạm
thuộc một nhóm tội nhất định theo tiêu chí phân loại của Bộ luật Hình sự. Vì
thế, ở một cách tiếp cận khác, luận văn này đề cập vấn đề áp dụng hình phạt
tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Các tội phạm "có tính chất
kinh tế" không chỉ nằm trong một loại tội phạm nhất định mà chúng còn được
qui định ở các loại tội phạm khác nhau. Việc nghiên cứu vấn đề này sẽ cho
chúng ta có một cách tiếp cận toàn diện hơn trong vấn đề áp dụng hình phạt tử
hình đối với các tội phạm có tính chất kinh tế, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về
lịch sử hình thành, nguyên nhân, thực trạng, xu hướng của việc áp dụng hình
phạt tử hình đối với loại tội phạm luôn có diễn biến hết sức phức tạp này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Việc nghiên cứu luận văn nhằm mục đích làm sáng tỏ nguyên nhân,
điều kiện hình thành, cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, xu hướng của việc áp
dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế. Từ sự phân
tích thực trạng và xu hướng, tác giả mạnh dạn đưa ra quan điểm của mình về
việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh tế.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ chủ yếu sau: - Phân tích và làm sảng tỏ những vấn đề lý luận về hình phạt tử hình
nói chung như khái niệm, bản chất, đặc điểm, ý nghĩa và bản chất của hình
phạt tử hình;
- Phân tích thực trạng và hiệu quả của việc áp dụng hình phạt tử hình với
các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới;
- Phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn của các giải pháp thay thế
việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là những vấn đề về lý
luận và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có
tính chất kinh tế. Những vấn đề này được nghiên cứu trên cơ sở những qui
định của Bộ luật Hình sự, các quan điểm về chính sách hình sự của Đảng và
Nhà nước và thực tiễn của việc áp dụng hình phạt này tại Việt Nam và một số
nước trên thế giới.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
Trên cơ sở lý luận của việc nghiên cứu và quán triệt chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
chính sách hình sự, so sánh đối chiếu với các quan điểm khác về chính sách
hình sự trên thế giới, luận văn đã sử dụng và kết hợp rất nhiều phương pháp
nghiên cứu khác nhau. Đó là các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh,
thống kê việc áp dụng hình phạt tử hình trong các tội phạm có tính chất kinh
tế ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trong bối cảnh của tình hình nghiên cứu và thực tiễn của việc áp dụng
hình phạt tử hình với các tội phạm nói chung và với các tội phạm có tính chất
kinh tế nói riêng, việc nghiên cứu đề tài này của luận văn rất có ý nghĩa trong
việc làm sáng tỏ những vấn đề liên quan đến thực trạng và hiệu quả thực sự
của việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế. Hơn
nữa, với xu hướng hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới của chúng
ta hiện nay, ý nghĩa quan trọng nhất của luận văn, chính là việc làm sáng tỏ
các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề thay thế việc áp dụng hình
phạt tử hình với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hình phạt tử hình.
Chương 2: Thực trạng việc áp dụng hình phạt tử hình với các tội phạm
có tính chất kinh tế ở Việt Nam và một số nước trên thế giới.
Chương 3: Cơ sở và giải pháp thay thế việc áp dụng hình phạt tử hình
với các tội phạm có tính chất kinh tế ở Việt Nam.



jPguFKtF9574G75

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status