Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Phân tích, làm rõ khái niệm khủng bố, tội khủng bố. Phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới về tội khủng bố. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển những quy định về tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam, làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội khủng bố trong Bộ Luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố; cán bộ tư pháp phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị và đạo đức cách mạng; mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về lập pháp hình sự đối với tội khủng bố để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của pháp luật hình sự về loại tội phạm này
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề có tính toàn cầu,
khủng bố quốc tế là một trong những vấn nạn được đề cập từng ngày, từng
giờ trên các phương tiện thông tin đại chúng và được cả thế giới quan tâm.
Sau chiến tranh, không có hình thức bạo lực nào gây những tác hại khủng
khiếp như chủ nghĩa khủng bố quốc tế.
Tại Việt Nam, chưa xảy ra khủng bố quốc tế, nhưng đã phát hiện một
số đối tượng là người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam có nghi vấn liên
quan đến cá nhân, tổ chức khủng bố quốc tế. Các âm mưu, hoạt động phá
hoại, khủng bố của các tổ chức phản động lưu vong đã bị lực lượng an ninh
kịp thời phát hiện, ngăn chặn, vô hiệu hóa. Cơ quan an ninh đã bắt hàng chục
đối tượng phản động lưu vong xâm nhập vào nước ta âm mưu phá hoại,
khủng bố cùng nhiều phương tiện hoạt động. Các cơ quan bảo vệ pháp luật
của Việt Nam cũng đã phối hợp với cơ quan chức năng của nhiều nước trên thế
giới trong các hoạt động chống khủng bố quốc tế, bảo vệ thành công một số
Hội nghị quốc tế quan trọng như Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 14 diễn ra tại
Hà Nội…
Tuy nhiên, xét về mặt lý luận, việc nhận thức về khủng bố chưa có sự
thống nhất giữa các quốc gia. Ở Việt Nam, trong Bộ luật hình sự năm 1999, các
nhà lập pháp đã xếp tội khủng bố trong chương Các tội xâm phạm an ninh quốc
gia, dẫn đến việc nhận thức về tội khủng bố ở Việt Nam có điểm khác với nhận
thức về tội danh này ở một số nước trên thế giới và trong pháp luật quốc tế.
Tình hình đó đã và đang đặt ra yêu cầu vừa cấp thiết, vừa lâu dài, đòi
hỏi phải nghiên cứu nghiêm túc cả về lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội khủng bố, đặc biệt trong thời điểm Việt Nam đang tham gia ngày
càng sâu rộng vào tiến trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới. Vì vậy, việc
nghiên cứu đề tài: "Tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam", mang tính
cấp thiết, không những về mặt lý luận, mà còn là đòi hỏi của thực tiễn hiện
nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Tội khủng bố là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được
một số nhà luật học đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam, tập II của
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 1998; Giáo trình
luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia
Hà Nội.
Sau khi Bộ luật hình sự năm 1999 được ban hành, tội khủng bố được
tiếp tục đề cập trong Giáo trình luật hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2002; Giáo trình luật hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999
(Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, LS. ThS.
Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS. Nguyễn
Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001. Đáng chú ý, TS. Bạch Thành
Định có công trình: "Các tội xâm phạm an ninh quốc gia trong Luật hình sự
Việt Nam", trong đó có đề cập tội khủng bố (Luận án Tiến sĩ Luật học,
Trường Đại học Luật Hà Nội, 2001).
Ngoài ra, một số cán bộ làm công tác thực tiễn trong ngành Công an
đã có một số công trình nghiên cứu về tội khủng bố như TS. Hoàng Công Tư
có công trình "Những vấn đề đặt ra trong công tác phòng, chống khủng bố
hiện nay" (Tạp chí Công an nhân dân, số 7/2006) và công trình "Kết quả và
kinh nghiệm qua hai năm thực hiện công tác phòng, chống khủng bố góp
phần giữ vững an ninh trật tự " (Tạp chí Công an nhân dân, số 11/2006); tác
giả Lý Anh Quán có công trình: "Kinh nghiệm điều tra các vụ án hoạt động
khủng bố" (Tạp chí Công an nhân dân số 5/2007); ThS. Nguyễn Viết Sách có
công trình: "Tại sao yêu cầu dẫn độ Nguyễn Hữu Chánh về Việt Nam lại bị
phía Hàn Quốc từ chối "…
Các công trình nói trên đã đề cập tội khủng bố, nhưng chưa có công
trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống về tội khủng bố dưới
góc độ pháp lý hình sự.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận
văn
Mục đích của luận văn
Mục đích của luận văn là trên cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng
những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố, nêu ra những giải pháp
mang tính hệ thống, để nâng cao hiệu quả việc áp dụng những quy định của
pháp luật hình sự về tội phạm này.
Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn đã đặt ra và giải quyết các
nhiệm vụ sau:
- Phân tích, làm rõ khái niệm khủng bố, tội khủng bố.
- Phân tích, làm rõ lịch sự hình thành và phát triển những quy định về
tội khủng bố trong luật hình sự Việt Nam.
- Phân tích các quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế
giới về tội khủng bố.
- Làm sáng tỏ các dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội khủng bố
trong Bộ luật hình sự năm 1999 và thực tiễn áp dụng.
- Đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng
những quy định của pháp luật hình sự về tội khủng bố.
Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tội khủng bố.



UMsERG9326t1FL7
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status