Giá trị pháp lý của văn bản công chứng - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Làm rõ và có hệ thống hơn cơ sở lý luận về giá trị pháp lý của văn bản công chứng. Phân tích nội dung, đánh giá thực trạng pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, những bất cập, hạn chế, nhất là trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế còn nhiều vướng mắc, chưa phù hợp. Đưa ra những luận cứ khoa học, giải pháp mang tính trước mắt và lâu dài, cũng như hướng sửa đổi các quy định của pháp luật để hoàn thiện pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: Nâng cao nhận thức về công chứng; Hoàn thiện quy định của Luật Công chứng về giá trị văn bản công chứng; Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng ...
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨNG, VĂN
BẢN CÔNG CHỨNG
7
1.1. Nguồn gốc, khái niệm và đặc điểm của công chứng 7
1.1.1. Nguồn gốc và các hệ thống công chứng trên thế giới 7
1.1.2. Khái niệm công chứng 15
1.1.3. Đặc điểm công chứng 23
1.2. Khái niệm và đặc điểm của văn bản công chứng 27
1.2.1. Khái niệm văn bản công chứng 27
1.2.2. Đặc điểm của văn bản công chứng 31
Chương 2: GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG VÀ
THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
38
2.1. Một số vấn đề chung về giá trị pháp lý của văn bản công chứng 38
2.1.1. Giá trị chứng cứ không phải chứng minh của văn bản công chứng 38
2.1.2. Về giá trị thi hành của văn bản công chứng 43
2.2. Sự hình thành và phát triển của pháp luật Việt Nam về giá trị
pháp lý của văn bản công chứng
46
2.2.1. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong các văn bản
pháp luật ở giai đoạn trước khi Luật Công chứng được ban hành
46
2.2.2. Về giá trị pháp lý của văn bản công chứng trong Luật Công
chứng và các văn bản có liên quan
50
2.3. Một số hạn chế, bất cập trong quy định pháp luật và thực tiễn
bảo đảm giá trị pháp lý của bản công chứng
55
2.3.1. Nhận thức về công chứng 55
2.3.2. Về quy định pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng 56
2.3.3. Về cơ chế, thủ tục bảo đảm thực thi quy định về giá trị thi
hành của văn bản công chứng
61
2.3.4. Về một số quy định pháp luật có liên quan tác động tới giá trị
pháp lý của văn bản công chứng
64
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA
VĂN BẢN CÔNG CHỨNG
73
3.1. Định hướng chung 73
3.2. Về các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giá trị văn bản công chứng 78
3.2.1. Nâng cao nhận thức về công chứng 78
3.2.2. Về hoàn thiện quy định của Luật Công chứng về giá trị văn
bản công chứng
80
3.2.3. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bảo đảm giá trị thi hành của
văn bản công chứng
83
3.2.4. Về các vấn đề có liên quan, tác động đến giá trị pháp lý của
văn bản công chứng
85
KẾT LUẬN 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường, các giao dịch dân sự, kinh tế, thương
mại luôn có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính phức tạp. Cùng với đó,
do nhiều nguyên nhân khác nhau, nguy cơ xảy ra tranh chấp trong các giao
dịch này cũng ngày một gia tăng. Khi đã xảy ra tranh chấp, một loạt các vấn
đề phát sinh mà hậu quả của nó chính là việc làm mất thời gian, chi phí, gây
tổn hại đến uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân tham gia giao kết, đồng thời
gây mất ổn định trong xã hội. Chính vì thế, nhu cầu hình thành và phát triển
một thiết chế pháp luật tích cực để có thể phòng ngừa, ngăn chặn tranh chấp
phát sinh trong giao lưu dân sự, kinh tế và thương mại như đã nêu trên là một
đòi hỏi khách quan.
Ở nhiều nước trên thế giới, nhất là những nước theo hệ thống dân luật,
từ lâu đã tồn tại một thiết chế pháp luật cho phép phòng ngừa các tranh chấp
một cách tích cực, chủ động và hiệu quả. Đó là thiết chế công chứng. Với
chức năng tham gia vào quá trình thỏa thuận, giao kết các hợp đồng, giao
dịch, công chứng viên có trách nhiệm giúp các bên tham gia giao kết thể hiện
ý chí của mình một cách vô tư, khách quan, đúng pháp luật, giải quyết các
xung đột về mặt lợi ích giữa các chủ thể này, qua đó loại bỏ những nguyên
nhân gây ra tranh chấp.
Việc tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng của công chứng viên
như đã nêu trên có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau
nhưng kết quả cuối cùng của quá trình đó được thể hiện dưới một hình thức
chung nhất là những hợp đồng, giao dịch đã được công chứng hay còn gọi là
văn bản công chứng.
Tùy theo truyền thống pháp lý và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia,
văn bản công chứng được thể hiện theo những kết cấu và nội dung khác nhau;

được pháp luật thừa nhận với những giá trị pháp lý cũng tương đối đa dạng.
Nhưng nhìn chung, việc quy định về văn bản công chứng và xác định giá trị
pháp lý của loại văn bản này luôn được coi là một trong những vấn đề mang
tính cốt lõi trong pháp luật về công chứng, bởi trước hết nó quyết định lý do
tồn tại của chính thiết chế công chứng trong đời sống xã hội, pháp lý của mỗi
nước và sau đó là quyết định các vấn đề khác có liên quan như trình tự, thủ
tục công chứng, tiêu chuẩn, trình độ công chứng viên...
Ở nước ta, mặc dù có thời gian hình thành và phát triển chưa dài
nhưng có thể thấy được vai trò của thiết chế công chứng được thể hiện ở
nhiều mặt, nhiều lĩnh vực. Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về công chứng,
các quy định của pháp luật về giá trị pháp lý của văn bản công chứng cũng
từng bước được bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp. Nếu như tại Nghị định số
45/HĐBT ngày 7/2/1991 (văn bản pháp lý đầu tiên quy định về công chứng)
mới chỉ quy định "các hợp đồng và giấy tờ được công chứng có giá trị chứng
cứ" thì đến Luật Công chứng năm 2006, các quy định về văn bản công chứng
và giá trị pháp lý của văn bản công chứng đã được quy định một cách tương
đối khái quát, rõ ràng và đầy đủ hơn, với hai giá trị cơ bản đó là giá trị chứng
cứ và hiệu lực thi hành. Có thể nói, với quy định này, Luật Công chứng đã đi
tiếp một bước trong việc đưa công chứng nước ta tiến gần hơn với thông lệ
của công chứng Latinh trên thế giới, thể hiện vai trò của công chứng với chức
năng bảo đảm an toàn pháp lý cho các bên tham gia hợp đồng, giao dịch,
phòng ngừa tranh chấp, đồng thời hạn chế nhiều vụ kiện tại tòa án. Bên cạnh
Luật Công chứng, nhiều văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng có
những quy định liên quan đến giá trị pháp lý của văn bản công chứng như Bộ
luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở...
Tuy nhiên, qua thực tiễn cho thấy quy định về giá trị pháp lý của văn
bản công chứng trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay còn chưa đầy
đủ, mang tính hình thức, chưa có cơ chế để thực hiện trên thực tế (nhất là vấn đề về hiệu lực thi hành). Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa rõ hay có
nội dung chồng chéo, thậm chí vô hiệu hóa nhau dẫn đến tình trạng nhiều cơ
quan, tổ chức và cá nhân chưa nhận thức đúng, đầy đủ và thực sự tôn trọng.
Chính điều này cũng làm ảnh hưởng đến vị trí, vai trò của công chứng trong
đời sống xã hội nhất là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách
hành chính phục vụ việc xây dựng nhà nước pháp quyền hiện nay. Do đó,
việc nghiên cứu về giá trị pháp lý của văn bản công chứng để từ đó làm cơ sở
tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này cũng như những
quy định của các quy định của pháp luật có liên quan là một nhu cầu cấp thiết.
Thực tiễn công tác tại Bộ Tư pháp - cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ
quản lý nhà nước về công chứng cũng là lý do giúp tác giả lựa chọn đề tài
"Giá trị pháp lý của văn bản công chứng" làm đề tài nghiên cứu của luận
văn thạc sĩ Luật học.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Với tư cách là một thiết chế bổ trợ tư pháp, tuy có thời gian hình thành
và phát triển chưa dài song với vai trò và những đóng góp quan trọng của
công chứng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thời gian qua
đã có nhiều bài viết, đề tài nghiên cứu về thiết chế này như: "Cơ sở lý luận và
thực tiễn xây dựng và hoàn thiện tổ chức và hoạt động công chứng ở Việt
Nam", đề tài cấp Bộ, mã số 92-98-224, Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý,
1993; "Một số vấn đề về công chứng giao dịch tài sản ở Việt Nam", Luận văn
Thạc sĩ Luật học của Đỗ Xuân Hòa; "Công chứng nhà nước những vấn đề lý
luận và thực tiễn ở nước ta", Luận văn Thạc sĩ Luật học của Trần Ngọc Nga;
"Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc xác định phạm vi, nội dung
hành vi công chứng và giá trị pháp lý của văn bản công chứng ở nước ta hiện
nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của Đặng Văn Khanh; "Thẩm quyền của Ủy
ban nhân dân trong lĩnh vực thực hiện các việc công chứng", Luận văn Thạc
sĩ Luật học của Lê Thị Thúy; "Tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước ở môi trường, thuế) và các cá nhân có liên quan cũng phải công nhận và làm các
thủ tục liên quan (trước bạ, sang tên). Điều này cũng là xuất phát từ nguyên
tắc tôn trọng quyền tự do giao kết hợp đồng của chủ thể.
Đồng thời, Luật Công chứng đã đưa ra cách thức để các bên lựa chọn
để bảo đảm giá trị thi hành của văn bản công chứng. Cách thứ nhất là khởi
kiện ra Tòa án cấp có thẩm quyền và cách thứ hai là các bên tham gia giao kết
hợp đồng, giao dịch có thể tự thỏa thuận trong văn bản công chứng. Nếu như
cách thứ nhất mang tính nguyên tắc thì cách thứ hai là quy định hoàn toàn
mới thể hiện quan điểm mềm dẻo trong việc xác định cơ chế bảo đảm giá trị
thi hành cho văn bản công chứng. Như vậy, các bên tham gia giao kết có
quyền thỏa thuận cách thức xử lý khi xảy ra tranh chấp đối với hợp đồng, giao
dịch đã được công chứng. Theo đó, tùy thuộc vào ý chí của mình mà các bên
có thể lựa chọn cơ quan trọng tài để giải quyết tranh chấp hay cũng có thể tự
mình giải quyết thông qua các cách xử lý tài sản thế chấp, phạt vi
phạm, phạt tiền cọc... Quy định như vậy đã góp phần tạo hành lang pháp lý để
các bên giảm thiểu thời gian cũng như chi phí dành cho giải quyết tranh chấp,
đặc biệt là giảm áp lực công việc lên hệ thống Tòa án vốn đang quá tải.
Ngoài 2 giá trị pháp lý như đã nêu trên, một giá trị khác được coi là
giá trị phái sinh của văn bản công chứng đó là giá trị về điều kiện về hình
thức của hợp đồng, giao dịch. Giá trị này được thừa nhận một cách gián tiếp
thông qua các quy định của Luật đất đai (các điều từ 126 đến 131, theo đó các
hợp đồng chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế
chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có công chứng), Luật nhà ở (Điều
93, theo đó, Hợp đồng mua bán, cho thuê, thuê mua, tặng cho, đổi, thừa kế,
thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ và ủy quyền quản lý nhà ở phải có chứng nhận
của công chứng) và Nghị định số 17 về bán đấu giá tài sản (khoản 3 Điều 35,
theo đó đối với những tài sản mà pháp luật quy định hợp đồng mua bán phải
có công chứng hay phải được đăng ký, thì hợp đồng mua bán tài sản bán đấu
giá phải phù hợp với quy định đó).


lzdx9sLXBC2blO6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status