Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - pdf 25

Link tải miễn phí luận văn cho anh em
Những thành tựu to lớn đạt được sau hơn 20 năm đổi mới, với những bước tiến nhanh và dài để hội nhập với nền kinh tế Thế giới cho thấy sự chủ động chuyển mình và chủ động hội nhập của kinh tế Việt Nam. Nhưng để có thể tiến xa hơn nữa cần đòi hỏi sự nỗ lực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó đặc biệt phải kể đến các Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đó cũng là đường lối, chiến lược của Đảng và Nhà nước, nhưng không thể phủ nhận rằng chúng ta vẫn đang rất lúng túng trong việc triển khai nó bởi còn tồn tại rất nhiều khó khăn.Trong đó, khó khăn về vốn, về đổi mới công nghệ và tiếp cận các dịch vụ tài chính là đáng kể nhất.
Hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ là một trong những hoạt động cho vay chủ yếu của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. Đây là một đề tài cũ mà mới. Nó cũ về lý thuyết, nhưng mới về mặt giải pháp cụ thể trong từng điều kiện kinh tế- chính trị- xã hội của Đất nước.
Xuất phát từ quan điểm trên và từ thực trạng của các Doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay, qua thời gian thực tập tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam – Chi nhánh MSB Cầu Giấy, em đã chọn đề tài :
“ Phát triển hoạt động cho vay đối với Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Kết cấu chuyên đề gồm có 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay đối với các Doanh nghiệp vừa và nhỏ của NHTM
Chương 2 : Thực trạng hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh MSB Cầu Giấy
Chương 3: Giải pháp phát triển hoạt động cho vay các Doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam- Chi nhánh MSB Cầu Giấy
Do hạn chế về trình độ chuyên môn, cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài viết của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của thầy cô giáo.
Em xin chân thành Thank T/S : Lê Thị Hương Lan và các anh chị trong phòng tín dụng của chi nhánh Ngân hàng MSB Cầu Giấy đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA NHTM

1.1 Khái niệm và vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền
kinh tế Thị trường.
1.1.1. Khái niệm Doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trong thời gian qua, các DN VVN phát triển cả về chất và lượng, nổi bật lên trong nền kinh tế như một hiện tượng. DN VVN là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động. Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DN VVN ở nước mình. Ở Việt Nam, không phân biệt lĩnh vực kinh doanh, các DN VVN là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký kinh doanh không quá 10 tỷ đồng hay số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. (Theo Nghị Định 90/2001/CP) . Theo định nghĩa đó, cả nước ta hiện nay có hơn 200.000 DN VVN, chiếm 96,81% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động, đóng góp 45% GDP cả nước và hàng năm thu hút hơn 90% lao động mới vào làm việc.
Để có được kết quả đó, trước hết là do chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần đã được Luật hóa từ văn bản Luật quan trọng nhất đó là Hiến pháp. Tiếp theo đó, năm 2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 90/2001/CP về trợ giúp các DN VVN như một luồng gió mới làm thức tỉnh hoạt động của các DN VVN. Cùng với nó, chủ trương đẩy nhanh hội nhập quốc tế, việc gia nhập vào Tổ chức thương mại Thế giới WTO, kết quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày một nhiều hơn (năm 2006 đạt mức kỷ lục trên 10,2 tỷ USD vốn FDI) và những cải cách hành chính, chống tham nhũng đã thực sự tạo đà cho sự phát triển của các doanh nghiệp này, từng vước khẳng định vai trò và vị trí của mình trong nền kinh tế đất nước.
1.1.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
Trong số các DN VVN đang hoạt động hiện nay, ta dễ dàng nhận thấy một số đặc điểm sau:
a) Vốn nhỏ
Đặc điểm nổi bật nhất của các DN VVN hiện nay là có vốn nhỏ. Qua điều tra cho thấy, ở nước ta hiện nay bình quân một Doanh nghiệp có vốn đạt 7 tỷ đồng, trong đó số Doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 41,8%, Doanh nghiệp có 1 - 5 tỷ đồng tiền vốn chiếm 37,03%. Đây là nguyên nhân rất đến các đặc điểm khác của DN VVN đồng thời cũng nguyên nhân chính dẫn đến khó khăn lớn nhất của các DN VVN là tình trạng thiếu vốn để sản xuất. Hiện nay trên 70% các DN VVN gặp khó khăn về tài chính.
b) Quy mô nhỏ
Dù giới hạn của DN VVN là có bình quân lao động trong năm là 300 người nhưng con số này của các DN VVN hiện nay chỉ có khoảng 32 người. Vì vậy có thể nói các DN VVN hiện nay có quy mô rất nhỏ, dẫn theo đó là cơ cấu tổ chức cũng rất đơn giản. Các nhân viên có thể phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc. Một thực tế khác nữa là trình độ cán bộ quản lý và lao động của các doanh nghiệp này còn rất hạn chế, khả năng quản trị điều hành thấp, số lượng chủ doanh nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học còn thấp. Hoạt động kinh doanh chủ yếu theo thương vụ, chạy theo phong trào mà không có chiến lược phát triển nên dễ bị đổ bể.
Quy mô nhỏ kết hợp với tình trạng thiếu vốn sản xuất trở thành một hạn chế rất lớn của các DN VVN Việt Nam. Hầu hết các Doanh nghiệp này có thời gian hoạt động chưa lâu, kinh nghiệm về sản xuất, về thị trường cũng như về quản lý còn rất hạn chế, trong khi đó công nghệ lại lạc hậu, năng lực cạnh tranh thấp, còn đội ngũ quản lý thì lại thiếu kinh nghiệm. Do đó hiệu quả hoạt động của các Doanh nghiệp này chưa cao, dẫn đến lợi nhuận thấp, không có vốn để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều này đã tạo thành cái vòng luẩn quẩn, hiện nay đang gây khó khăn rất lớn cho các DN VVN.
c) Các DN VVN đang hoạt động chiếm số lượng lớn
Được sự khuyến khích và hỗ trợ của Nhà nước, lại có lợi thế là chỉ cần một số vốn nhỏ cũng có thể thành lập công ty, xưởng sản xuất với chi phí thấp, chức năng động và linh hoạt cao, có khả năng thích ứng với nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng… nên số DN VVN trong thời gian qua phát triển rất nhanh. Hiện nay cả nước ta có hơn 200.000 DN VVN, chiếm 96,81% số lượng các doanh nghiệp đang hoạt động
d) Dám thay đổi và khai thác thị trường mới, thị trường ngách
Tuy nhiên đặc điểm nổi quan trọng nhất của các DN VVN chính là sự có mặt của các Doanh nghiệp này trong rất nhiều lĩnh vực từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, có thể nói là vô cùng đa dạng và phong phú. Trong đó, các Doanh nghiệp này thường tập trung khai thác những khoảng trống của thị trường hay những thị trường ngách. Đó là những thị trường nhỏ nhưng có nhu cầu riêng biệt hết sức đa dạng, hết sức phù hợp để các DN VVN khai thác được lợi thế của mình, tránh đụng độ với các đại gia, dành lấy miếng bánh lớn trong thị trường nhỏ, thay vì miếng bánh nhỏ từ thị trường lớn. Và đây mới chính là thế mạnh, là lợi thế so sánh của các Doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, DN VVN còn có thể linh hoạt trong việc đổi mới công nghệ và thiết bị vì yêu cầu bỏ vốn không nhiều và giảm được sự thiệt hại khi có sự cạnh tranh phải chuyển sang kinh doanh ngành khác. Đó cũng chính là lý do mà các DN VVN thường ưa mạo hiểm, dám chấp nhận rủi ro để mạnh dạn đầu tư vào những ngành mới.
e) Sự ra đời của các hiệp hội
Do có vốn nhỏ, quy mô nhỏ nên tiếng nói của các DN VVN hiện nay cũng hết sức yếu ớt và rời rạc. Vì vậy, các hiệp hội đã ra đời giúp các doanh nghiệp vừa hợp sức lại vừa tăng tính độc lập. Vai trò hết sức quan trọng của hiệp hội là có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp như giúp đỡ về đào tạo nghề; quảng bá giới thiệu doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường... trên các phương tiện thông tin đại chúng; huy động các nguồn tài trợ quốc tế; và hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng điều chỉnh chính sách, pháp luật … tạo điều kiện cho DN NVV phát triển.
1.1.3. Vai trò của Doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nền kinh tế thị trường
Chiếm số đông trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam, DN VVN đang vươn lên trong mọi lĩnh vực và ngày càng khẳng định được vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế:
a) DN VVN có vai trò to lớn trong việc thu hút nguồn vốn trong dân cư.
Với tính chất nhỏ bé, dễ đi sâu vào các cộng đồng dân cư và số lượng vốn cần ban đầu không nhiều, các DN VVN có vai trò rất lớn trong việc thu hút được nguồn vốn trong dân cư vốn đang nằm phân tán và rải rác, hạn chế số tiền nhàn rỗi, không sinh lời trong nền kinh tế, và đây thực sự là một nguồn tài chính dồi dào và tiềm năng.
b) DN VVN đáp ứng tích cực nhu cầu tiêu dùng xã hội
Thực tế tiêu dùng xã hội hiện nay có rất nhiều mặt hàng mà người tiêu dùng chỉ có nhu cầu ít hay cá biệt song chất lượng, mẫu mã, chủng loại, kiểu cách rất đa dạng và không ngừng thay đổi. Trong trường hợp này các DN VVN khi khai thác các thị trường ngách hoàn toàn có thể đáp ứng những nhu cầu nói trên của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Đặc biệt có những hàng hóa người tiêu dùng có nhu cầu không thể sản xuất ở các doanh nghiệp quy mô lớn, kỹ thuật hiện đại mà chỉ có thể sản xuất bằng lao động thủ công, phân tán đến từng cơ sở sản xuất nhỏ hay hộ gia đình.
Không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, các DN VVN cũng đã tích cực tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu, nhất là kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến nông sản, thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, qua đó góp phần tích cực tăng kim ngạch xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nước.
c) DN VVN góp phần tạo ra sự năng động cho nền kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.


l01hto5C1wyU378
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status