Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Luật Tố tụng hình sự Việt Nam - pdf 25

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Luận văn ThS. Luật hình sự -- Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013
Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm, yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang. Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong Trách nhiệm hình sự qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong Trách nhiệm hình sự và đưa ra đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong thời gian qua. Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới
1
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các biện pháp cưỡng chế tố tụng hình sự (TTHS), các biện
pháp ngăn chặn (BPNC) chiếm vị trí đặc biệt quan trọng, vì nó giúp cơ quan tiến
hành tố tụng có điều kiện thuận lợi để giải quyết vụ án hình sự. Việc áp dụng
đúng đắn, chính xác các BPNC đảm bảo cho việc thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ của hoạt động TTHS để phát hiện nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp
thời nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm
oan người vô tội. Trong những BPNC thì biện pháp bắt người chiếm vị trí quan
trọng nhất và được áp dụng thường xuyên để đấu tranh và phòng chống tội
phạm. Việc bắt người luôn là vấn đề nhạy cảm trong đời sống chính trị - xã hội,
bắt người đúng hay không đúng quy định của pháp luật, bắt oan sai có ảnh
hưởng trực tiếp đến các quyền cơ bản của công dân, liên quan đến đường lối,
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Qua thực tiễn 9 năm thực hiện Bộ luật TTHS 2003 thì những quy định về
BPNC, trong đó có việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội, cho thấy có
nhiều vấn đề còn bất cập, đặc biệt là những quy định về việc áp dụng BPNC bắt
người trong trường hợp phạm tội quả tang. Bên cạnh đó còn có nhiều nguyên
nhân chủ quan, khách quan khác nhau cũng làm phát sinh các vi phạm, ảnh
hưởng đến hiệu quả của việc áp dụng biện pháp bắt người phạm tội quả tang.
Hiện nay, cải cách tư pháp đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm coi là nhân
tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa (XHCN) Việt Nam, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để tiếp tục thực hiện, đẩy mạnh hơn công
cuộc cải cách tư pháp, ngày 02-01-2002 Bộ Chính trị đã ra Nghị quyết số 08-
NQ/TƯ về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới và
Nghị quyết số 49-NQ/TƯ ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến
năm 2020. Các nghị quyết trên đã chỉ rõ nhiều vấn đề cụ thể của TTHS cần
được nghiên cứu một cách toàn diện để thể chế hóa vào quy định của Bộ luật TTHS, tạo cơ sở pháp lý nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử,
thi hành án hình sự.
Việc tiếp tục nghiên cứu sâu sắc hơn những vấn đề lý luận đối với quy định
của pháp luật về BPNC bắt người nói chung và quy định BPNC bắt người phạm
tội quả tang nói riêng nhằm đánh giá những mặt tích cực, hạn chế, xác định
những nguyên nhân tồn tại để đưa ra các kiến nghị giải pháp hoàn thiện về pháp
luật và thực tiễn áp dụng có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng mang tính
cấp thiết. Trong phạm vi tìm hiểu, nghiên cứu chúng tui xin trình bày đề tài:
“Biện pháp ngăn chặn bắt người phạm tội quả tang trong luật Tố Tụng hình sự
Việt Nam”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về
công tác bắt người đang phạm tội quả tang, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần
nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới.
Để đạt được mục đích trên, luận văn đặt ra và giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu những quy định lý luận về pháp lý để làm rõ khái niệm, đặc điểm,
yêu cầu, nguyên tắc và cơ sở pháp lý của công tác bắt người phạm tội quả tang;
- Phân tích thực trạng các quy định và thực trạng áp dụng các BPNC bắt
người phạm tội quả tang trong TTHS qua đó đưa ra những điểm khác biệt giữa
bắt người phạm tội quả tang với bắt người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người
đang bị truy nã cũng như các trường hợp bắt người khác trong TTHS và đưa ra
đánh giá có cần thiết phải tách riêng quy định rõ ràng và các nhận xét về ưu
điểm, những hạn chế của công tác bắt người phạm tội quả tang ở nước ta trong
thời gian qua;
- Trên cơ sở đó tổng hợp kết quả nghiên cứu, dự báo tình hình và đề xuất
một số kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bắt người phạm tội
quả tang trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm những nội dung sau: Những vấn đề lý luận về BPNC bắt người, bắt người phạm tội quả tang theo pháp luật TTHS
Việt Nam; cơ sở pháp lý quy định áp dụng biện pháp ngăn chặn bắt người phạm
tội quả tang trong luật TTHS; thực trạng áp dụng những quy định về biện pháp
bắt người phạm tội quả tang trong thời gian qua và một số kiến nghị giải pháp
nâng cao hiệu quả công tác áp dụng BPNC bắt người phạm tội quả tang trong
thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu: dựa trên nguồn văn bản pháp luật về TTHS và các văn
bản pháp luật khác từ những năm 1957 đến nay; dựa trên các báo cáo tổng kết về
công tác bắt, tạm giam, tạm giữ của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) Tối cao
từ năm 2008 đến 2012; báo cáo hoạt động trong công tác bắt giữ người phạm tội
của Bộ công an, Bộ Quốc Phòng trong năm 2010 và 2011; một số vụ bắt phạm
tội quả tang và xét xử trong những năm gần đây.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và các quy định của pháp luật
của Nhà nước về đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngoài ra, luận văn cũng dựa
trên các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Luật hình sự, TTHS và các phương
pháp nghiên cứu cụ thể khác như: sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp,
phương pháp đối chiếu so sánh, phương pháp thống kê và phương pháp lịch sử.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Đề tài phân tích những vấn đề lý luận, các quy định của pháp luật và những
đánh giá thực tiễn của công tác bắt người phạm tội quả tang để đưa ra những dự
báo về tình hình bắt người phạm tội quả tang trong thời gian tới. Từ đó, đưa ra
một số kiến nghị, giải pháp nâng cao hiệu quả cho công tác bắt người phạm tội
quả tang, phục vụ tốt hơn cho công cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm. Luận
văn góp phần làm phong phú và từng bước hoàn thiện lý luận chuyên ngành,
cung cấp các luận cứ để cán bộ thực tế tham khảo và vận dụng vào thực tiễn
công tác bắt người phạm tội quả tang. Với ý nghĩa như vậy, luận văn có thể được
dùng làm tài liệu tham khảo khi học tập, nghiên cứu về chuyên ngành luật hình sự, TTHS cho các cơ sở đào tạo của ngành công an và cơ sở đào tạo khác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề chung về biện pháp bắt người phạm tội quả tang
trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam
Chương 2: Những quy định về biện pháp bắt người phạm tội quả tang theo
Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và thực tiễn áp dụng
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp
luật tố tụng hình sự về biện pháp bắt người phạm tội quả tang và nâng cao hiệu
quả áp dụng.

38eW2WJzp54A0R4
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status